Cách làm mâm cơm cúng rằm tháng 7 đơn giản, đúng nghi thức
Chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7 sao cho chu đáo, tươm tất là một trong những điều mà các gia đình đang rất quan tâm. Vậy, làm cơm cúng rằm tháng 7 như thế nào vừa đơn giản lại vừa đúng nghi thức? Hãy cùng VnAsk tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Cách làm một số món trong mâm cúng rằm tháng 7
Mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Rằm tháng 7 là một ngày lễ truyền thống của người Việt Nam, nó không chỉ là một ngày rằm thông thường mà còn là ngày lễ Vu Lan - ngày con cháu tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cũng là ngày Xá tội vong nhân (hay còn gọi là lễ cúng cô hồn). Vì vậy, trong ngày này, hầu hết các gia đình đều chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7 thật tươm tất để dâng lên thần linh, tổ tiên... cũng như chuẩn bị riêng một lễ cúng cô hồn để xua đi những điều xui xẻo, tiễn những vong hồn trên trần thế về Âm phủ để được siêu thoát.
>> Xem thêm: Tại sao phải làm lễ cúng rằm tháng 7 trước ngày 15?
Thông thường, trong lễ cúng rằm tháng 7 thường có mâm cơm cúng thần linh, gia tiên ở trong nhà và mâm lễ cúng cô hồn ở ngoài trời. Tuy nhiên, một số gia đình thờ Phật thì còn có thêm cả mâm cỗ chay nữa. Cụ thể, mâm cơm cúng rằm tháng 7 gồm:
Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7
Mâm lễ cúng rằm tháng 7 trong nhà hay còn gọi là cúng thần linh và gia tiên, thường sẽ là mâm cúng mặn. Để tỏ lòng thành kính thì bạn nên chuẩn bị mâm cúng tươm tất, các món ăn đa dạng cùng những thực phẩm bổ dưỡng, tươi sạch nhất. Mâm cúng thần linh, gia tiên thường gồm các món ăn quen thuộc như xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho, món xào, món nộm... kèm theo là trái cây, hoa cúng, nước, rượu, nhang, nến, vàng mã...
Mâm lễ cúng Phật rằm tháng 7
Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích Đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Vì vậy, các gia đình thờ Phật thường chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản để cúng Phật, và thường nên cúng vào ban ngày. Sau khi cúng, mâm cúng Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.
>>> Tham khảo: Cách làm các món chay, mâm cơm chay cúng rằm tháng 7
Mâm lễ cúng cô hồn rằm tháng 7
Cúng ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, không nhà cửa hay nơi nương tựa. Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7 thường có:
- Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
- Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
- Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
- Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).
Trên đây chỉ là gợi ý mâm cơm cúng rằm tháng 7 cơ bản nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo cách làm một số món trong mâm cơm cúng rằm tháng 7 đơn giản trong phần tiếp theo của bài viết.
Cách làm một số món trong mâm cúng rằm tháng 7
Cách làm gà luộc cúng rằm tháng 7
Trong những dịp lễ Tết thì món thịt gà là món ăn bổ dưỡng, không thể thiếu trong mâm cỗ của mọi gia đình. Đặc biệt, thịt gà luộc là món ăn phổ biến bởi giữ được hương vị thơm ngon, độ ngọt của thịt một cách tốt nhất. Muốn luộc được con gà ngon thì trước tiên và quan trọng không kém là khâu chọn gà. Chị em lưu ý, khi chọn gà lông (gà còn sống), thì chỉ nên chọn những con mắt sáng, mào đỏ tươi, diều nhỏ, không bị nhồi căng cứng, ức nhỏ, thịt chắc, da mỏng, bóp phần đùi gà thấy rắn chắc, chân thẳng không trầy xước và sứt móng.
Sau khi làm lông xong, toàn bộ da gà không hề có đốm, nốt màu lạ. Để gà luộc xong đem chặt miếng thịt được đầy đặn và đẹp mắt, bạn nên nhờ người bán hàng mổ moi. Rửa gà với muối để da gà được sạch. Đặc biệt, khi rửa, cần rửa sạch tiết để làm nước luộc không bị đục và tiết bám đen vào da gà.
Gà làm sạch rồi thì bạn có thể tham khảo một số cách tạo hình cũng như bí quyết luộc gà ngon, vàng da dưới đây:
- Tuyệt chiêu luộc gà vàng ươm, da căng bóng
- Cách luộc gà không cần nước mà thịt vẫn thơm ngon, da vẫn vàng ươm
- [Hướng dẫn] 4 cách buộc gà cúng đẹp, đơn giản để bày mâm cỗ ngày lễ, Tết
Cách nấu xôi cho mâm cơm cúng rằm tháng 7
Tương tự với thịt gà thì xôi cũng là một món ăn không thể thiếu trên mâm lễ cúng rằm của các gia đình. Có rất nhiều loại xôi mà bạn có thể lựa chọn để bày lên mâm cơm cúng rằm tháng 7, bao gồm cả xôi chay được làm từ gạo nếp và các loại đậu, đỗ... quen thuộc như: Xôi đỗ xanh, xôi gấc, xôi trắng hạt sen... đến các loại xôi mặn như: Xôi chim, xôi lạp xưởng, xôi thập cẩm... Cách làm xôi tuy không khó nhưng để có được món xôi ngon, dẻo, thơm hương nếp thì cũng không phải là một điều dễ dàng. Hãy cùng tham khảo một số cách nấu xôi cho mâm cơm cúng rằm tháng 7 dưới đây nhé!
- Cách đồ xôi gấc truyền thống ngon, màu đỏ tươi tự nhiên
- Cách nấu xôi hoa đậu biếc dẻo, ngon, màu sắc bắt mắt
- Cách làm xôi xéo dẻo ngon tại nhà bằng nồi cơm điện
- 3 Cách nấu xôi mặn ngon bằng nồi cơm điện tại nhà
- Cách làm xôi chim đơn giản ngon khó cưỡng
Tổng hợp cách làm nem rán cúng rằm tháng 7
Nem rán là món ăn truyền thống trong bữa cơm cũng như trong mâm cỗ của các gia đình Việt Nam vào những dịp lễ, Tết đặc biệt. Đây là món ăn hòa quyện giữa nhiều hương vị, giàu dinh dưỡng và rất đưa cơm. Để làm được món nem rán ngon, hợp khẩu vị của mọi thành viên trong gia đình không phải là điều đơn giản nên nếu bạn đang cần tham khảo cách làm nem rán cúng rằm tháng 7 thì hãy tham khảo một số hướng dẫn dưới đây của chúng tôi nhé!
- 6 tuyệt chiêu cho món nem rán vàng ươm, giòn rụm không thể cưỡng nổi
- Tự tay chuẩn bị nem rán truyền thống cho ngày Tết sum vầy
- 2 Cách làm chả giò chay giòn ngon, đơn giản tại nhà
- Cách làm bì chay, bì cuốn chay ngon đơn giản tại nhà
Tổng hợp một số món cho mâm cơm cúng rằm tháng 7
Ngoài những món ăn truyền thống thường thấy trên mâm cỗ cúng như gà luộc, xôi, giò, chả... thì bạn cũng có thể tham khảo thêm một số món ăn mới lạ dưới đây:
- Gà chay
- Mực chay nướng sa tế
- Cá chẽm sốt chua ngọt
- Chả bách hoa chay
- Bò lụi chay, bắp bò chay
- Chả cá rô phi
- Dưa chuột bao tử muối
- Nộm đu đủ
- Nộm ngó sen
- Bắp cải cuộn thịt
- Canh măng khô móng giò
- Thịt heo ba chỉ ngâm chua ngọt
- Đậu hũ sốt sa tế
- Chả giò hải sản
- Mực nhồi thịt
- Sườn xào chua ngọt
- Tôm nướng muối ớt
- Canh cải cá rô
- Canh mướp đắng nhồi thịt
- Bò kho
Ngoài những món ăn mà chúng tôi đã gợi ý, bạn có thể truy cập vào chuyên mục Ẩm thực của để tham khảo thêm nhiều món ngon khác cho mâm cỗ cúng rằm tháng 7 của gia đình thêm tươm tất. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn bị được một lễ cúng rằm tháng 7 đầy đủ, thành kính nhất dâng lên thần linh, gia tiên. Cảm ơn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
Xem thêm
Văn khấn Thổ Công rằm tháng 7 và mâm cúng chuẩn nhất
Tháng cô hồn có nên mua quần áo không? Qua rằm tháng 7 mua quần áo được không?
Rằm tháng 7 là ngày gì? Sự tích và ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7
Tháng cô hồn là gì, vào tháng nào? Ý nghĩa của tháng cô hồn
Văn khấn Thổ Công rằm tháng 7 và mâm cúng chuẩn nhất
Tại sao phải làm lễ cúng rằm tháng 7 trước ngày 15?
Tết Trung Nguyên là gì? Tết Trung Nguyên diễn ra vào ngày nào?
Có nên tổ chức đám cưới vào tháng 7 âm lịch không?
Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 trong nhà, ngoài trời chuẩn nhất