Rằm tháng 7 là ngày gì? Sự tích và ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7

Cập nhật: 02/08/2024

Rằm tháng 7 là ngày gì? Sự tích và ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7 là như thế nào? Bạn đã thực sự hiểu rõ? Hãy cùng VnAsk.com tìm hiểu kỹ hơn về ngày quan trọng trong năm này qua bài viết dưới đây nhé!

Rằm tháng 7 là ngày gì?

1.

Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu và ngày Xá Tội Vong Nhân. Ngày Rằm tháng 7 còn được gọi với nhiều cái tên khác như ngày Cúng cô hồn, ngày Tết Trung Nguyên (theo văn hóa của người Hoa) ... Năm 2024, ngày rằm tháng 7 (15/7 Âm lịch) nhằm ngày 18 tháng 8 Dương lịch. Bát tự là ngày Giáp Dần, tháng Nhâm Thân, năm Giáp Thìn, thuộc tiết Lập thu, trực Phá, xung khắc với các tuổi Mậu Thân, Bính Thân, Canh Ngọ, Canh Tý.

  • Nếu xuất hành thì nên đi hướng Đông Bắc để đón Hỷ Thần, xuất hành hướng Đông Nam để đón Tài Thần, tránh hướng Đông Bắc gặp Hạc Thần (xấu).
  • Giờ hoàng đạo: Tý (23h - 1h), Sửu (1h - 3h), Thìn (7h - 9h), Tỵ (9h - 11h), Mùi (13h - 15h), Tuất (19h - 21h)
  • Giờ hắc đạo: Dần (3h - 5h), Mão (5h - 7h), Ngọ (11h - 13h), Thân (15h - 17h), Dậu (17h - 19h), Hợi (21h - 23h)

Lịch tháng 7 - Rằm tháng 7

Sự tích rằm tháng 7

2.

Nguồn gốc Lễ Vu Lan Báo Hiếu

Nguồn gốc của ngày lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ của mình khỏi kiếp ngạ quỷ nơi địa ngục. Mẹ của Mục Kiền Liên là một người sống rất xa hoa, tham lam, độc ác và không tin vào Tam Bảo. Thường ngày, bà nấu rất nhiều thức ăn và làm vương vãi khắp nơi trên mặt đất. Còn cậu bé Mục Kiền Liên - con trai của bà có tính tình hiền lành, chịu khó, trái ngược hoàn toàn với mẹ cậu. Cậu bé luôn nhặt lại những hạt cơm của mẹ làm rơi xuống, rửa sạch đi rồi ăn lại chúng. Vì vậy, tất cả mọi người xung quanh và quen biết đều rất yêu mến, khen ngợi cậu hết lời. Sau khi bà Thanh Đề qua đời, Mục Kiền Liên đã xin xuất gia theo học Phật và trở thành đệ tử của Đức Phật. Khi có được phép thuật, Mục Kiền Liên liền dùng tuệ nhãn để tìm mẹ khắp nơi trong trời đất, cuối cùng cậu đã thấy mẹ nơi đại địa ngục.

Mục Kiền Liên trông thấy mẹ tóc tai rối xù, thân hình chỉ còn da bọc xương, đói khát, úp mặt xuống đất không thể ngưỡng nổi đầu lên. Mục Kiền Lên đau xót vô cùng, ôm mẹ bật khóc rồi dâng cho mẹ một bát cơm ăn cho đỡ đói. Thế nhưng, bà Thanh Đề vẫn còn quá sân tham, vì vậy khi đưa cơm đến miệng thì cơm đã hóa thành lửa đỏ, không thể ăn được. Mục Kiền Liên đã bất lực khi nhìn thấy cảnh này, cậu càng đau xót khi không thể cứu được mẹ mình và quay về tìm sự giúp đỡ của Đức Thế Tôn.

Đức Phật nói nếu muốn cứu mẹ thoát khỏi kiếp đọa đày, được sanh về cõi lành thì ngày 15 tháng 7 Âm lịch tức là ngày Tự Tứ của chư Tăng, cậu hãy mời tất cả các nhà sư lại và sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo để lấy phước cứu mẹ. Từ đó, ngày rằm tháng Bảy Âm lịch hằng năm trở thành ngày tri ân, báo hiếu trong Phật giáo.

Do vậy, ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan chính là ngày để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ và tổ tiên nhiều đời nhiều kiếp của mỗi con người chúng ta. Hay có thể hiểu đơn giản, Vu Lan chính là báo hiếu và không chỉ với cha mẹ ở kiếp này mà còn là đối với cha mẹ nhiều kiếp trước nữa, đồng thời cũng là dịp để bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn và đền đáp công ơn nuôi dạy của cha mẹ. Đây là truyền thống nhắc nhở mỗi con người "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Sự tích và ý nghĩa của ngày rằm tháng 7

Nguồn gốc lễ xá tội vong nhân

Ngày xá tội vong nhân bắt nguồn từ Phật giáo. Theo sự tích, Phật A Nan Đà trong một lần ngồi ở tịnh thất thì bất ngờ gặp một con quỷ miệng lửa. Bất ngờ, con quỷ hiện lên và nói với Đức Phật rằng chỉ ba ngày sau thì Ngài sẽ chết và biến thành một con quỷ đói. Nếu muốn sống sót thì Ngài chỉ còn cách duy nhất là cúng cho bọn quỷ đói thật nhiều thức ăn. Khi đó, Ngài sẽ thoát kiếp nạn. Sau đó, Đức Phật đã làm theo cách đó và kết hợp tụng kinh, nhờ thế mà Diệm Khẩu Quỷ đã được siêu thoát. Sau này, nghi thức cúng của Đức Phật được truyền bá rộng rãi trên trần gian và trở thành ngày lễ quen thuộc với đại đa số người Việt. Thay vì chỉ cúng cho quỷ đói thì người trần còn cầu siêu cho các vong hồn vất vưởng, lang thang nơi dương thế. Từ đó, ngày xá tội vong nhân ra đời.

Nguồn gốc lễ xá tội vong nhân

Ý nghĩa ngày rằm tháng 7

3.

Ý nghĩa lễ Vu Lan Báo Hiếu

Ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu là dịp lễ để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến các bậc sinh thành, đến ông bà tổ tiên. Đây là dịp lễ vô cùng ý nghĩa, nó thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn đến cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

Ý nghĩa lễ xá tội vong nhân

Ngày xá tội vong nhân là ngày mà Diêm Vương mở cửa địa ngục để ân xá cho những vong hồn không có nhà cửa, không nơi nương tựa, chết oan hay chết bất đắc kỳ tử mà không có người thờ cúng... được lên dương thế thụ hưởng sự ban phát cúng tế của người trần. Ngày này cũng là dịp để người ở dương gian tưởng nhớ và cầu siêu cho những linh hồn đã khuất, nhất là những linh hồn không có nơi thờ cúng hoặc có cuộc sống bất hạnh.

>> Xem thêm:

Trên đây là một số thông tin về ngày rằm tháng 7 là gì và sự tích về ngày lễ Vu Lan báo hiếu mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn, mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày quan trọng này. Đồng thời, bạn hãy gửi lời yêu thương, thể hiện tình cảm của mình dành cho ba mẹ - những người thân yêu nhất trong những ngày này nhé!

Đừng quên truy cập chuyên mục Rằm tháng 7, lễ Vu Lan trên VnAsk.com để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!