Tết Trung Nguyên là gì? Tết Trung Nguyên diễn ra vào ngày nào?
Tết Trung Nguyên là gì? Tết Trung Nguyên diễn ra vào ngày nào? Để trả lời những câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Tết Trung Nguyên là gì? Tết Trung Nguyên diễn ra vào ngày nào?
Tết Trung Nguyên là một ngày tết của người Hán được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy (15/07) Âm lịch hằng năm. Ngày Tết Trung Nguyên còn trùng với ngày xá tội vong nhân và Lễ Vu Lan báo hiếu.
Tết Trung Nguyên có nguồn gốc từ Lễ Vu Lan Bồn, theo truyền thuyết của đạo Phật về sự tích bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ khỏi quỷ đói.
Tết Trung Nguyên năm 2024 sẽ rơi vào Chủ Nhật ngày 18/08 Dương lịch (tức ngày 15/7 Âm lịch năm Giáp Thìn). Bát tự là Giáp Dần, tháng Nhâm Thân, năm Giáp Thìn, là ngày Thiên Hình hắc đạo (xấu), thuộc tiết Lập thu, trực Phá, xung với các tuổi Mậu Thân và Bính Thân. Nếu muốn xuất hành, bạn nên đi hướng Đông Bắc để đón Hỷ Thần và đi hướng Đông Nam để đón Tài Thần.
- Giờ hoàng đạo: Tí (23:00-0:59), Sửu (1:00-2:59), Thìn (7:00-8:59), Tỵ (9:00-10:59), Mùi (13:00-14:59), Tuất (19:00-20:59)
- Giờ hắc đạo: Dần (3:00-4:59), Mão (5:00-6:59), Ngọ (11:00-12:59), Thân (15:00-16:59), Dậu (17:00-18:59), Hợi (21:00-22:59)
Sự tích của tết Trung Nguyên
Như đã nói ở trên, ngày tết Trung Nguyên có nguồn gốc gắn liền với truyền thuyết về ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ ruột khỏi ngã quỷ (quỷ đói).
Truyền thuyết kể lại rằng:
Mục Liên không phải tên thật mà chỉ là tên hiệu của ngài. Tên thật của ngài là La Bộc. La Bộc là con ông Phổ Tướng và bà Thanh Đề. Vì gia đình túng thiếu, nghèo khổ nên La Bộc phải đi buôn bán ở tỉnh Kiên Liên. Sau này, khi đã giàu có, La Bộc nhớ tới mẹ già liền cho người về quê biếu tiền mẹ. Bà mẹ ăn xài hết nhẵn số tiền đó rồi lại sai người giết chó làm nhân bánh biếu sư. Đến lúc La Bộc về thì bà mẹ lại chối và nói rằng bao nhiêu tiền con gửi về cho đã đem cúng cả vào đền chùa miếu vũ rồi. Chẳng bao lâu bà mẹ chết. Sau khi chịu tang mẹ 3 năm, La Bộc đi qua nước Ki Đô là nơi Phật ở, La Bộc xin ở lại tu luyện. Phật thương tình ưng thuận và sai thầy Kha Na cắt tóc, đặt tên cho ông là Đại Mục Khiên Liên (Mục Liên) và cho vào tu ở chùa Lã Bí trong rừng Quýt Sơn. Muốn đến rừng Quýt Sơn phải đi qua ngôi chùa Thiên Giai - đây là nơi có những âm hồn nghe kinh. Tuy nhiên, Mục Liên chỉ nhận ra người cha là Phổ Tướng còn mẹ là Thanh Đề thì không. Mục Liên ôm mặt khóc, Phật hiện lên bảo cho biết là bà Thanh Đề khi sống điêu ngoa, gian ác nên bị đày xuống ngục A Tỳ. Nghe vậy, Mục Liên liền lặn lội xuống ngục A Tỳ tìm mẹ. Tại đây, bà mẹ của Mục Liên phải chịu trăm ngàn cực hình, thấy con tới bà khóc lóc nhờ con tìm cách cứu. Mục Liên thấy mẹ bị như vậy liền lấy bình bát, đem cơm dâng mẹ. Thế nhưng, mẹ ngài được cơm chưa vào tới miệng thì cơm đã hóa ra than lửa đỏ hồng. Không đành lòng nhìn mẹ chịu cực khổ, ngài bèn cầu cứu tới Phật Tổ, Phật liền dạy rằng, dù thần thông quảng đại tới đâu thì ông cũng không thể đủ sức để cứu mẹ đâu. Cách duy nhất đó chính là nhờ sức mạnh của chư tăng mười phương. Và ngày rằm tháng 7 chính là ngày thích hợp nhất để thỉnh chư tăng, sắm sửa lễ vật cúng dường Tam Bảo nhằm cứu lấy phước cho mẹ. Phật cũng nói thêm, chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng có thể dùng cách này. Mục Liên làm đúng lời Phật dạy, quả nhiên mẹ ông được giải thoát. |
Bên cạnh đó, xuất phát từ tư tưởng “nhân- hiếu- trung- tín” của Nho giáo và Đạo giáo của Trung Quốc, ngày rằm tháng 7 còn có tục tế lễ tổ tiên. Đạo giáo còn cho rằng Trung Nguyên chính là một trong ba “nhật kỳ” của tam cung thần cai quản họa phúc của con người. Theo tín ngưỡng dân gian thì ngày này ở âm phủ khảo chiếu sổ sách để đại xá cho các linh hồn ma quỷ đói khát.
Do đó vào ngày này cùng với lễ cúng tổ tiên, người dân còn nấu cháo hoa, bày biện lễ vật gồm bỏng ngô, tiền giấy, quần áo giấy cúng chúng sinh... mong cho họ được siêu thoát và cũng là để tích công đức cho bản thân, gia đình.
Dựa vào tích ấy, vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hằng năm, các nhà chùa đều làm lễ chay phá ngục cho các tội nhân. Các gia đình cũng theo đó thành tâm làm lễ bởi họ tin rằng ngày đó dưới âm phủ vong nhân xá tội cho những người quá cố. Ngoài ra, để noi gương hiếu thuận của Mục Liên, ngày rằm tháng 7 còn trở thành ngày Vu Lan để cho con cái báo hiếu với cha mẹ.
Ý nghĩa tết Trung Nguyên ở Việt Nam
Lễ Vu Lan chính là dịp để con cháu trong gia đình thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo, đền đáp lại công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà và thể hiện lòng thành với tổ tiên. Đây là ngày lễ đặc biệt, nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Lễ Vu Lan cũng kêu gọi ý thức xã hội về tinh thần đền ơn đáp nghĩa của Đức Phật, khuyến khích con người đền ơn 4 nguồn ân đức gồm tri ân, đền ơn cha mẹ đã sinh thành; tri ân những người thầy cô đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức; tri ân các bậc tiền bối đã hi sinh xây dựng đất nước mang lại cuộc sống ấm no, chủ quyền cho dân tộc và cuối cùng là tri ân chính đồng loại.
Ở Việt Nam, ngày lễ Vu Lan còn có nghi thức bông hồng cài áo. Nghi thức này do thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng vào năm 1962, những ai may mắn còn cha mẹ sẽ cài bông hoa đỏ, và những ai không còn cha mẹ bên mình thì cài bông hồng trắng. Bông hồng cài trên ngực áo vào ngày lễ Vu Lan thể hiện những tình cảm tốt đẹp, thiêng liêng, cao quý nhất, khiến cho mỗi người may mắn còn cha mẹ sẽ càng thêm yêu mến, kính trọng cha mẹ mì
Lễ cúng tết Trung Nguyên
Sắm lễ tết Trung Nguyên sẽ bao gồm một mâm lễ phật, một mâm lễ Thần linh và gia tiên trong nhà:
- Lễ cúng Phật: Theo giáo lý của nhà Phật, mâm cúng không cần thiết phải mâm cao, cỗ đầy mà quan trọng nhất là ở tấm lòng của gia chủ. Vào ngày rằm tháng 7, bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc có thể chuẩn bị hoa quả tươi để dâng lên cúng Phật nhằm thể hiện lòng thành kính của mình là được. Ngoài ra, khi làm lễ cúng Phật vào ngày rằm tháng 7, bạn nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hồi hướng công đức đến đấng sinh thành và thể hiện đạo hiếu làm con. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý rằng lễ cúng Phật nên được thực hiện vào ban ngày, tốt nhất là vào buổi sáng bạn nhé.
- Lễ cúng gia tiên: Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình mà lễ cúng gia tiên có thể được cúng chay hoặc cúng mặn, tuy nhiên đa số người dân sẽ làm cỗ mặn vào ngày này. Bên cạnh mâm cơm cúng gồm các món ăn quen thuộc như gà luộc, nem, heo qua, nộm, xôi... bạn cũng cần chuẩn bị các lễ vật khác như trầu cau, hương, trà, rượu, vàng mã, trái cây... để tiến hành lễ cúng gia tiên.
- Lễ cúng chúng sinh: Bên cạnh lễ cúng Phật, lễ cúng gia tiên thì lễ cúng cô hồn (cúng chúng sinh) ngày rằm tháng 7 cũng rất quan trọng. Lễ cúng này thể hiện cho tính nhân văn của người Việt đối với những vong hồn vất vưởng, không có người thờ cúng. Lễ cúng chúng sinh thường được diễn ra vào buổi chiều và được thực hiện ở ngoài sân, ngoài ngõ chứ không được cúng ở trong nhà. Các lễ vật đều là hoa quả, đồ ngọt như cháo trắng, bỏng, oản, xôi, bim bim, bánh kẹo... chứ không có đồ cúng mặn.
>> Xem thêm: Gợi ý mâm cỗ cúng rằm tháng 7 miền Bắc, Trung, Nam
Văn khấn cũng tết Trung Nguyên
Bài văn cùng tết Trung Nguyên gia tiên, thần linh số 1
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương. - Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh Tín chủ (chúng) con là:.................................... Ngụ tại:......................................................... Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm .............nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương. Thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ............., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! |
Bài văn cùng tết Trung Nguyên gia tiên, thần linh số 2
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Kính lạy: - Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát - Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm……………………. Tín chủ con là……………………………………………… Ngụ tại……………………………………………………….. Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát; Ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần; Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương; Ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa; Ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong khu vực này. Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám. Nay gặp tiết Vu lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo Phật trời phù hộ, Thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết lấy gì đến báo. Do vậy, kính dâng lễ bạc, giãi tỏ lòng thành nguyện mong nạp thụ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình, người người mạnh khỏe, già trẻ bình an hướng về chính đạo. Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Cứu giải thoát oan khiên thưa trước, lại cúng chiếu đế để tìm điều tốt đẹp cho đời sau. Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Cẩn cáo! |
Bài văn cùng tết Trung Nguyên ngoài trời (cúng chúng sinh)
Nam mô A Di Đà Phật! |
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được tết Trung Nguyên là gì và tết Trung Nguyên diễn ra vào ngày nào rồi. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên truy cập chuyên mục Rằm tháng 7, lễ Vu Lan trên VnAsk.com để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
Rằm tháng 7 là ngày gì? Sự tích và ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7
Bài văn khấn gia tiên ngày rằm tháng 7 chuẩn nhất
Rằm tháng 7 cúng gì? Đồ cúng rằm tháng 7 đầy đủ
Rằm tháng 7 năm 2024 là ngày nào Dương lịch? Vào thứ mấy?
Thiệp Vu Lan báo hiếu đẹp, ý nghĩa mừng mùa hiếu hạnh
Sự tích Mục Kiền Liên Bồ Tát cứu mẹ, kinh đại hiếu Mục Kiền Liên
Không cúng cô hồn vào dịp Rằm tháng Bảy có được không?
Bài văn khấn & Cách cúng cô hồn tháng 7
Hình ảnh Vu Lan báo hiếu đẹp mùa hiếu hạnh