Giật cô hồn là gì? Giựt cô hồn có xui không?
Giật cô hồn (hay giựt cô hồn) là một hoạt động thường diễn ra vào dịp rằm tháng 7 Âm lịch. Vậy giật cô hồn là gì, có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng VnAsk tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Giật cô hồn là gì?
Tháng 7 Âm lịch hằng năm còn được gọi là tháng cô hồn bởi theo quan niệm dân gian, đây là thời gian cánh cổng địa ngục được mở, các vong hồn sẽ được tự do đi lại trên trần thế. Để tránh bị ma quỷ quấy nhiễu, cũng như phát tâm công đức tạo phước thì các gia đình người Việt chúng ta thường tiến hành lễ xá tội vong nhân. Bên cạnh việc cúng lễ bình thường như các ngày rằm khác, người ta còn thực hiện thêm một lễ cúng gọi là cúng chúng sinh để cúng các loại thức ăn, tiền giấy cho các cô hồn, mong chúng được được siêu thoát và đầu thai làm người.
Giật cô hồn (hay giựt cô hồn) là một phong tục lâu đời của người Việt trong lễ cúng chúng sinh. Trước khi kết thúc buổi lễ, chúng ta thường thấy gia chủ bê ra một mâm lễ gồm có tiền lẻ, bỏng ngô, khoai luộc, bánh, kẹo... ra ngoài đường để trẻ con tranh cướp nhau. Người xưa quan niệm rằng cúng chúng sinh là để giúp đỡ, bố thí cho những linh hồn vất vưởng, đói khát, lang thang. Giật cô hồn sẽ giúp gia chủ lấy đi những điều xui xẻo, điều không may sẽ bị giựt theo, như vậy thì càng có nhiều người đến giựt thì sẽ càng có nhiều lộc, và đồ ăn giật được thì đều có thể ăn uống bình thường, không phải lo lắng điều gì cả.
Giựt cô hồn có xui không?
Nhiều người thường cho rằng không nên tham gia giựt cô hồn bởi như vậy là rước xui xẻo về mình, là giựt đồ của ma. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây chỉ là một quan niệm truyền miệng, không có căn cứ cụ thể nào. Giựt cô hồn cũng là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt với ý nghĩa nhân văn. Việc ăn đồ sau khi giựt cô hồn là chuyện hết sức bình thường, không có chuyện giựt cô hồn là giựt đồ của ma. Bởi thực chất khi cúng là những hồn ma đã nhận có nhiều nơi còn gọi đồ lễ cô hồn là lộc. Chính vì vậy, việc giựt cô hồn không có gì cần phải tránh, hãy coi đó là một nét đẹp của văn hóa người Việt.
Tuy nhiên hiện nay, do đời sống ngày càng được nâng cao nên lễ cúng chúng sinh, giựt cô hồn ngày càng ít người tham gia. Vì vậy, nhiều gia đình sau khi cúng không biết phải xử lý đồ lễ như thế nào. Trong trường hợp không có người giựt cô hồn gia chủ tuyệt đối không nên mang đồ cúng về nhà tốt nhất là nên gói thành gói và mang chia cho những người ăn mày, khất thực.
Những lưu ý khi tổ chức giật cô hồn
Chúng chúng sinh, giật cô hồn là những phong tục đẹp trong văn hóa của người Việt cổ được lưu truyền đến ngày nay. Hiện nay, người ta không chỉ tổ chức giật cô hồn ngoài đời thực mà còn tổ chức giật cô hồn online trên các trang thương mại điện tử như một hình thức kích cầu mua sắm, quảng bá thương hiệu của sàn thương mại. Tuy nhiên, giật cô hồn trong đời thực vẫn luôn là hoạt động được nhiều người yêu thích, quan tâm hơn cả.
Mặc dù đây là một hoạt động thú vị nhưng khi tổ chức và tham gia giật cô hồn, bạn cần lưu ý:
- Với gia chủ: Nên thực hiện cúng cô hồn vào buổi chiều tối bởi ban ngày ánh sáng và khí dương quá thịnh. Và dù bận rộn đến đâu thì gia chủ cũng nên sắp xếp cúng xong trước 12h đêm rằm tháng 7 Âm lịch. Bên cạnh đó thì đồ lễ cúng cô hồn chỉ nên dùng hoa quả bánh trái, cháo trắng... tránh dùng đồ mặn như xôi, gà, lợn, bò... Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 - 5 - 7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã.
- Với người giựt cô hồn: Chỉ nên giựt cô hồn sau khi gia chủ đã làm lễ xong. Nếu khi người khác đã lấy được đồ thì mình không được cướp lại. Và nếu đồ của mình mà bị người khác giật thì không nên kháng cự lại bởi đó rất có thể là một con quỷ đói đang đòi lại đồ của mình, chúng ta không nên giành giật với nó.
Hy vọng quá bài viết này, bạn đã hiểu được phong tục giật cô hồn là gì, có ý nghĩa như thế nào và cần lưu ý gì khi tham gia. Để tham khảo thêm những thông tin thú vị khác, hãy truy cập chuyên mục Kinh nghiệm hay trên thường xuyên nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
Xem thêm
Tháng 7 cô hồn có nên mua vàng không?
50+ Stt tháng 7 cô hồn, câu nói hay về tháng cô hồn
Mâm cúng, bài cúng cô hồn mùng 2 và 16 hàng tháng
Bài cúng các bác ngoài sân và mâm cúng các bác chuẩn nghi thức
Cách cúng rằm tháng 7 tại nhà đúng nghi thức
Có nên tổ chức đám cưới vào tháng 7 âm lịch không?
Thiệp Vu Lan báo hiếu đẹp, ý nghĩa mừng mùa hiếu hạnh
Tháng cô hồn kiêng ăn những món gì? Nên ăn món gì?
Cách nấu xôi ba màu hấp dẫn cho Rằm tháng 7