Cúng rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không? Đốt vàng mã rằm tháng 7 vào ngày nào?
Có nên đốt vàng mã ngày rằm tháng 7 không? Đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 vào ngày nào? Để trả lời cho những thắc mắc này, VnAsk mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi!
Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không?
Rằm tháng 7 (hay còn gọi là Tết Trung Nguyên, lễ Vu lan báo hiếu, ngày xá tội vong nhân) là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của người Việt Nam. Trong ngày rằm tháng 7, các gia đình sẽ làm lễ cúng cô hồn cho vong linh người thân hoặc các vong không nhà cửa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.
Có nhiều người thắc mắc “Cúng rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không?”. Với quan niệm “trần sao âm vậy” và họ tin rằng tháng 7 Âm lịch là dịp mở cửa ngũ môn, nên nhiều người có thói quen đốt tiền, vàng mã với mong muốn người đã khuất cũng có cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia.
Việc đốt vàng mã vào ngày rằm tháng Bảy là phong tục từ bao đời nay nên các gia đình vẫn luôn muốn làm đầy đủ thủ tục. Tuy nhiên, bạn cũng nên hạn chế việc mua vàng mã, không nên mua quá nhiều, chỉ sắm vừa đủ, nên ưu tiên các loại vàng mã có kinh văn siêu độ vong linh, tránh mua nhiều vừa lãng phí lại vừa làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng.
Đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?
Thông thường, ngày rằm sẽ rơi vào ngày 15 Âm lịch hàng tháng và mọi người sẽ cúng rằm trong ngày 15 này. Tuy nhiên, thực tế thì lễ cúng rằm tháng 7 sẽ không được cúng đúng vào ngày 15 mà sẽ được cúng trong khoảng thời gian từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch. Lễ cúng sẽ phụ thuộc tùy vào thời gian mà các gia đình có thể sắp xếp.
Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Bởi người xưa thường quan niệm, từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch sẽ là thời gian mà Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan để các vong hồn người đã khuất quay về Dương giới và thọ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế. Còn ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày giới hạn của kỳ “mở cửa” đó, nên người âm sẽ khó có thể trở về hoặc không thể nhận được đồ thờ cúng.
Do đó, ngày cúng rằm tháng 7 sẽ rơi vào khoảng thời gian từ mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 Âm lịch.
Đốt vàng mã rằm tháng 7 gồm những gì?
Cúng rằm tháng 7 là một nghi lễ quan trọng của mỗi gia đình Việt Nam. Hằng năm cứ đến ngày này, người người, nhà nhà lại sửa soạn những mâm cỗ cúng rằm tháng 7 đủ đầy cúng Phật, chứ vị thân linh để cầu an và báo hiếu tổ tiên. Vậy lễ vật chuẩn bị cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Hãy tham khảo những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Vàng mã cúng rằm tháng 7
Theo quan niệm "trần sao âm vậy" nên nhiều người đã mua thật nhiều những đồ vàng mã với mong muốn những người thân đã khuất của mình có một cuộc sống đủ đầy, thoải mái như người dương gian. Trước kia, các gia đình cúng rằm tháng 7 thường sắm sửa các lễ gồm có tiền vàng, tiền giấy, đồ trang sức, xe máy... Còn ngày nay, vàng mã trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc dùng giấy tiền mô phỏng các vật dụng hiện đại sẽ làm mất đi sự thiêng liêng của ngày lễ quan trọng này. Vì vậy, các gia đình chỉ cần mua vàng mã với số lượng vừa đủ, tránh mua quá nhiều làm lãng phí, chỉ nên ưu tiên vàng mã có kinh văn siêu độ vong linh.
>> Xem thêm: Cách ghi gửi quần áo cho người âm
Nhìn chung, cúng rằm tháng 7 nên chuẩn bị:
Mâm cỗ cúng thần linh rằm tháng 7
- Gà trống nguyên con
- Xôi
- Rượu
- Hoa quả
- Hoa tươi
Mâm cỗ cúng gia tiên rằm tháng 7
Vì mỗi vùng miền sẽ có nét văn hóa ẩm thực khác nhau nên mâm cơm cúng gia tiên ngày rằm tháng 7 cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số món ăn thường xuất hiện trong mâm cơm cúng rằm tháng 7 như sau:
- 1 đĩa gà luộc
- 1 đĩa xôi gấc/xôi đậu xanh
- 1 đĩa nem rán
- 1 đĩa giò/chả
- 1 bát canh
- 1 đĩa thịt gà
- 1 đĩa rau xào thập cẩm
- 1 đĩa thịt lợn quay
Sắm lễ cúng cô hồn rằm tháng 7
Bên cạnh lễ cúng Phật và cúng gia tiên thì lễ cúng cô hồn (cúng chúng sinh) ngày rằm tháng 7 cũng rất quan trọng. Bạn nên chuẩn bị như sau:
- Mâm ngũ quả
- Hoa tươi
- Bánh kẹo
- Tô cháo trắng, mâm gạo muối (mỗi mâm có 5 bát, 5 đôi đũa)
- Rượu, nước trắng (mỗi thứ là 3 chén nhỏ)
- Hai cây nến, hương thẻ
- Bỏng ngô, ngô luộc, sắn luộc và khoai luộc
- Mía chặt thành từng khúc nhỏ
- Mười hai cục đường thẻ
Ngoài ra, bạn có thể sắm thêm các vật dụng vàng mã như lược, gương, đồ trang sức...
Trên đây là một số thông tin về vàng mã cúng rằm tháng 7 mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập chuyên mục Kinh nghiệm hay trên để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Bài cúng đốt quần áo tháng 7, văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7
- Rằm tháng 7 cúng gì? Lễ cúng rằm tháng 7 gồm có những gì?
- Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào? Mâm lễ cúng rằm tháng 7 có những gì?
- Rằm tháng 7 là ngày gì? Sự tích và ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7
- Nên thắp hương cúng rằm tháng 7 vào giờ nào tốt?
Xem thêm
Tháng 7 cô hồn có nên mua vàng không?
50+ Stt tháng 7 cô hồn, câu nói hay về tháng cô hồn
Bài văn khấn gia tiên ngày rằm tháng 7 chuẩn nhất
50+ Stt tháng 7 cô hồn, câu nói hay về tháng cô hồn
Tháng cô hồn có nên mua quần áo không? Qua rằm tháng 7 mua quần áo được không?
Văn khấn Thổ Công rằm tháng 7 và mâm cúng chuẩn nhất
Tháng cô hồn có nên cắt móng tay không?
Người tuổi gì cấm kỵ đi đêm trong tháng cô hồn?
Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 tại cơ quan, cửa hàng