4 Bài văn khấn đốt vàng mã và quần áo tháng 7

Cập nhật: 03/08/2024

Vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm, sau khi cúng gia tiên với bài văn khấn rằm tháng 7 xong thì nhiều gia đình sẽ tiến hành hóa vàng mã. Trong bài viết hôm nay, VnAsk.com xin chia sẻ đến các bạn bài cúng đốt quần áo tháng 7, văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7. Các bạn tham khảo nhé!

Bài cúng đốt quần áo tháng 7 cho chúng sinh

1.

Dưới đây bài cúng đốt quần áo tháng 7, văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 mà VnAsk.com muốn chia sẻ đến bạn. Mời các bạn tham khảo nhé!

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáng trần.
Con lạy Bồ Tát Quan Âm, con lạy Táo phủ Thần quân chính thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân, ngày rằm xá tội vong nhân hải hà, âm cung mở cửa không nhà bơ vơ.
Đại Thánh Khảo giáo, A nan Đà Tôn giả. Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương.
Gốc cây xó chợ đầu đường, không nơi nương tựa đêm ngày lang thang.
Quanh năm đói rét cơ hàn, không manh áo mỏng, che làn heo may.
Cô hồn Nam Bắc Đông Tây, trẻ già trai gái về đây hợp đoàn.
Dù rằng chết uổng, chết oan.
Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu.
Chết tai nạn, chết ốm đau.
Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình.
Chết bom đạn, chết đao binh.
Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi.
Chết vì sét đánh giữa trời.
Nay nghe tín chủ thỉnh mời, lai lầm nhận hưởng mọi lời trước sau.
Cơm canh cháo nẻ trầu cau, tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh, gạo muối quả thực hoa đăng.
Mang theo một chút để dành ngày mai, phù hộ tín chủ lộc tài, an khang thịnh vượng hài hòa gia trung.
Nhớ ngày xá tội vong nhân, lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời.
Bây giờ nhận hưởng xong rồi, dắt nhau già trẻ về nơi âm phần.
Tín chủ thiêu hóa kim ngân cùng với áo quần đã được phân chia.
Kính cáo Tôn thần, chứng minh công đức cho tín chủ con.
Tên là... (ông, bà, vợ, chồng, con trai, con gái...)
Ngụ tại số nhà…, đường…, quận/huyện…, xã…, tỉnh/thành phố...
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần)

Lưu ý: Khi đốt tiền vàng mã, quần áo thì gia chủ đứng vãi gạo và muối ra 5 phương, 4 hướng.

>> Xem thêm: 

Bài cúng đốt quần áo tháng 7, văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7

Bài cúng đốt quần áo tháng 7 cho gia tiên

2.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần
Thần Vũ Lâm sứ giả.
Hôm nay là ngày:...
Tín chủ con là:...
Ngụ tại số nhà:...
Nay nhân tiết (nhân ngày gì thì đổi lại)... âm dương cách trở, ngày tháng vắng tăm. Lòng con cháu tưởng nhớ khôn nguôi, đã sắm sang quần áo, dụng cụ, tiện nghi khác chi lúc sống, nhưng xin theo lối đường âm, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Xin được kính dâng Hương Linh gia tiên chúng con là:
1. Hương linh:...
Mộ phần táng tại:...
Đồ mã gồm...
2. Hương linh:...
Mộ phần táng tại:...
Đồ mã gồm...
Mọi thứ được kê tên rành rõ trong giấy vong nhận không lo ngại quỷ, chứng kiến chúng con trình lên trên xét, hội trí nhờ Đức Vũ Lâm. Kính ngài cho phép vong linh được nhận.
Cẩn cáo!

Văn khấn đốt vàng mã tháng 7

Âm dương nhất lý
Lễ phật hoàn thành
Phần hoá kim ngân
Cúng giàng lễ tất.

Hoặc bạn có thể tham khảo thêm bài văn khấn hóa vàng tháng 7 như sau:

Dương sao âm vậy
Lễ Phật đã xong
Phần hoá vàng bạc
Cúng dàng đã xong.

Rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không?

Người Việt Nam xưa luôn quan niệm rằng, vào các ngày lễ Tết, đặc biệt là ngày rằm tháng 7 Âm lịch thì trên mâm cúng không thể thiếu quần áo vàng mã được. Phong tục này bắt nguồn từ việc cho rằng con người sau khi chết đi sẽ tồn tại ở một thế giới khác. Người Việt thường có câu “trần sao, âm vậy”, vì vậy mà mọi người thường sắm vàng mã với mong muốn để người thân của mình khi mất đi cũng sẽ được sống một cuộc sống không thiếu thốn và đầy đủ như người ở trên trần gian.

Trước đây, vàng mã chủ yếu chỉ là vài món đồ nhỏ như tiền giấy, quần áo, mũ, giày dép thì ngày nay, vàng mã cúng rằm tháng 7 có nhiều món khác nhau rất đa dạng từ nhà lầu, xe hơi hay điện thoại đời mới. Việc sắm vàng mã cúng ngày rằm tháng 7 Âm lịch cũng tiêu tốn khá nhiều chi phí.

Việc đốt vàng mã vào ngày rằm tháng 7 là phong tục có từ lâu, vì vậy mà việc đốt vàng mã vào ngày này là không thể thiếu. Tuy nhiên, các gia đình nên chú ý chỉ mua vàng mã với số lượng vừa đủ và nên ưu tiên mua các loại vàng mã có kinh văn siêu độ vong linh. Các gia đình cần tránh mua quá nhiều vàng mã, vừa làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng lại vừa gây ra sự lãng phí.

Đốt vàng mã cúng rằm tháng 7 như thế nào cho đúng?

Khi đốt vàng mã và ngày rằm tháng 7, các gia đình cần chú ý khi đốt nên chậm rãi và từ tốn, vừa đốt vừa gọi tên những người đã khuất. Bạn không nên gom tất cả vàng mã cho vào lửa đốt một lần và bỏ đấy, vì hành động này được cho là không thành tâm.

>> Xem thêm: Cách ghi gửi quần áo cho người âm

Về giờ cúng và thực hiện đốt vàng mã vào ngày rằm tháng 7, các gia đình có thể cúng trước 11h30 trưa ngày 15/7 Âm lịch. Tuy nhiên, nếu bận rộn và không thu xếp được thời gian thì các gia đình có thể cúng vào giờ nào đó sao cho phù hợp, miễn là đừng để quá 11h30 tối ngày 15/7 Âm lịch là được.

Việc cúng và hoá vàng mã nên được thực hiện ở sân hoặc ở một góc vườn sạch sẽ. Khi gần hết một tuần hương thì các gia đình có thể bắt đầu hóa tiền vàng. Khi hóa vàng, các gia đình lưu ý mỗi lễ vàng tiền nên được hóa riêng, từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước rồi tới gia tiên, chúng sinh. Trước khi hạ mỗi lễ, các bạn đều vái ba vái và khấn “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân... thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo Tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.

Việc đốt vàng mã là tấm lòng người trên trần gian muốn gửi tới người cõi âm, vì vậy hãy đốt vàng mã một cách văn minh, sạch sẽ, vừa phải và đúng mực sao cho phù hợp với phong tục tập quán của người Việt các bạn nhé!

Đốt vàng mã rằm tháng 7 như thế nào cho đúng?

Trên đây là văn khấn đốt vàng mã rằm tháng 7 mà VnAsk.com muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

Đừng quên truy cập chuyên mục Rằm tháng 7, lễ Vu Lan trên VnAsk.com để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!