Rằm tháng 7 cúng gì? Đồ cúng rằm tháng 7 đầy đủ
Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của nhiều gia đình người Việt. Trong ngày lễ này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7 đơn giản hay thịnh soạn là tùy tâm của mỗi nhà. Thế nhưng, để chuẩn bị sao cho đầy đủ và trang nghiêm nhất thì sắm đồ cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì? VnAsk.com mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
Mâm cơm cúng rằm tháng 7 cho từng ban thờ
Theo quan niệm dân gian, ngày rằm tháng 7 các gia đình cần chuẩn bị lễ cúng gồm:
- Lễ cúng Phật
- Lễ cúng gia tiên
- Lễ cúng cô hồn
Để nắm rõ hơn lễ vật cúng rằm tháng 7 như thế nào, mời bạn tham khảo tiếp phần dưới đây của chúng tôi.
>> Xem thêm: Tại sao phải làm lễ cúng rằm tháng 7 trước ngày 15?
Đồ lễ cúng Phật rằm tháng 7
Khi cúng bàn Phật, bạn cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản. Lễ cúng Phật nên thực hiện vào ban ngày, tốt nhất là vào buổi sáng. Sau khi cúng Phật xong, gia đình sẽ thụ lộc ngay tại nhà. Mâm cỗ cúng Phật rằm tháng 7 cần chuẩn bị như sau:
- 1 đĩa xôi đỗ, xôi lạc...
- 1 đĩa giò chay/chả chay
- 1 đĩa rau xào thập cẩm
- 1 đĩa nem chay
- 1 bát canh rau củ chay...
Đồ lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 tại nhà
Đối với lễ vật cúng rằm tháng 7 tại nhà, cúng gia tiên, bạn cần chuẩn bị mâm cỗ mặn, tươm tất với các món ăn đa dạng, tươi sạch để thể hiện lòng thành kính, biết ơn với tổ tiên. Bạn có thể tham khảo các lễ vật cúng rằm tháng 7 mà chúng tôi chia sẻ sau đây:
- Xôi (xôi đỗ xanh, xôi gấc…)
- Gà luộc
- Món xào
- Món nộm
- Cơm
- Canh
- Mâm ngũ quả
- Hoa cúng
- Rượu
- Nước
- Nến
- Vàng mã (quần áo, giày dép, trang sức…)
Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7
Cúng rằm tháng 7 ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh, cúng cô hồn, thường được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 Âm lịch do quan niệm đây là khoảng thời gian Diêm Vương mở cửa Ngũ môn cho các linh hồn trở về Dương thế. Vì vậy, đây chính là khoảng thời gian tốt nhất để cúng.
Đồ cúng chúng sinh rằm tháng 7 cần chuẩn bị:
- 1 đĩa muối
- 1 đĩa gạo
- 12 bát cháo trắng nhỏ
- 5 loại quả với 5 màu khác nhau
- Các loại bỏng, bánh, kẹo…
- 12 cục đường thẻ
- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh, vàng, hồng…)
- Tiền lẻ
- Vàng mã
- 3 ly nước
- Nhang và nến
Đồ cúng Thần Tài rằm tháng 7
Để chuẩn bị cho nghi lễ cúng Thần Tài rằm tháng 7 sao cho đầy đủ và trang trọng nhất, bạn cần chuẩn bị các lễ vật như sau:
- Gạo tẻ, tiền vàng mã, muối hạt sạch, thuốc lá
- Bộ tam sên gồm thịt lợn ba chỉ luộc, 3 quả trứng luộc và 3 con tôm
- Hoa tươi (hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa hồng…)
- Tiền lẻ, 1 đĩa bánh kẹo, đèn cầy (nến), hương thắp (nhang)
- 3 chén nước và 3 chén rượu
- Trái cây: Mua đủ 5 loại quả (ngũ quả)
- Trầu cau: 1 quả cau và 1 lá trầu
- Xôi đỗ xanh
- Sắm lễ cúng Thần tài có thể có cá lóc nướng, lợn quay, bánh hỏi hoặc không cần (tùy vào từng văn hóa của mỗi vùng miền và điều kiện của gia đình).
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 miền Bắc, Trung, Nam có gì khác nhau?
Nhìn chung, mâm cỗ cúng rằm tháng 7 ở ba miền không có quá nhiều khác biệt, mâm cúng Phật thường sử dụng cỗ chay, mâm cúng thần linh gia tiên thì dùng cỗ mặn, các món ăn có thể gia giảm, thay đổi tùy theo sở thích và khả năng tài chính của mỗi gia đình. Duy chỉ có mâm cúng chúng sinh là có nhiều sự khác biệt nhất.
Mâm cỗ cúng cô hồn kiểu miền Bắc
- 7 Bát cháo trắng loãng
- 1 Bát con muối trắng
- 1 Bát chè
- 1 Cây nến
- 3 Cây nhang
- Mâm ngũ quả
- 2 Chén trà
- 1 Bình hoa nhỏ
- Tiền lẻ
- Tiền vàng mã (không cần nhiều)
Mâm cỗ kiểu miền Trung
Đối với người miền Trung thì mâm cỗ cúng cô hồn tương tự người miền Bắc, bao gồm: Bát cháo trắng loãng, hoa quả, ngô khoai luộc, bỏng chay, trầu cau, thẻ hương, tiền vàng mã, bát nước.
Mâm cỗ kiểu miền Nam
- 1 Đĩa muối
- 1 Đĩa gạo
- 12 Chén nhỏ cháo trắng nấu lỏng
- 5 Bát cơm vắt
- 12 Cục đường thẻ
- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc
- Mía (để nguyên vỏ hoặc chặt từng khúc nhỏ có độ tầm 15cm)
- Bánh, kẹo
- Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá nhỏ)
- 3 Ly nước
- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc
- 3 Cây nhang
- 2 Ngọn nến nhỏ 2 bên
- Hoa đĩa tươi, trầu cau
- Ngũ quả: Dừa, xoài, sung, đu đủ, cam...
Rằm tháng 7 cúng hoa quả được không?
Rằm tháng 7 nên cúng hoa quả bởi trong truyền thống tâm linh của người Việt, tháng 7 Âm lịch là tháng Vu Lan, tháng của các linh hồn bất an - nhất là linh hồn của người đã khuất. Vì thế, người ta thường cúng các loại trái cây, đồ ăn nhẹ để giúp các linh hồn được an lạc, nghỉ ngơi sau khi trải qua những ngày tháng đầy gian khổ.
Khi cúng rằm tháng 7 bằng trái cây, bạn nên lựa chọn những loại quả mang ý nghĩa may mắn để đảm bảo tiền tài, sức khỏe và gia đạo an yên. Một số loại quả bạn có thể dùng để cúng rằm tháng 7 như quả bưởi, quả táo, quả dứa, quả lựu, quả dưa hấu, quả đào...
Mâm cúng rằm tháng 7 sẽ chia ra làm nhiều loại gồm có cúng gia tiên, Thần Linh, cúng Phật (nếu có ban thờ Phật), cúng chúng sinh. Mâm cúng ở những ban thờ gia tiên, Thần Linh, cúng Phật và cả cúng chúng sinh sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều cần có trái cây, hoa quả bên cạnh các vật phẩm khác. Nhưng nếu vì hoàn cảnh, điều kiện không thể chuẩn bị mâm cúng tươm tất thì bạn cũng có thể chỉ cúng hoa quả. Quan trọng nhất vẫn là ở sự thành tâm mà bạn hướng đến gia tiên, Thần Phật và chúng sinh.
Mẫu mâm cúng rằm tháng 7 đơn giản
Sau đây là một số mẫu mâm cúng rằm tháng 7 đơn giản để bạn cùng tham khảo:
>> Xem thêm: Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt? Ngày đẹp cúng rằm tháng 7 năm 2024
Lưu ý khi chuẩn bị lễ vật và cúng rằm tháng 7
Khi chuẩn bị các lễ vật và cúng rằm tháng 7, bạn cần lưu ý những điều như sau:
- Không cần chuẩn bị đồ lễ quá cầu kỳ.
- Khi cúng, bạn nên ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần áo ngắn, hở hang.
- Không nói chuyện to, cười đùa trong khi làm lễ.
- Mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên nên làm trong nhà.
- Mâm cúng chúng sinh phải đặt ở ngoài trời, tránh các bậu cửa, cửa chính của ngôi nhà.
- Mâm cúng Phật phải đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ, tiếp đến là mâm cúng thần linh và cuối cùng là mâm cúng gia tiên.
Trên đây là mâm cơm cúng rằm tháng 7 đầy đủ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập chuyên mục Rằm tháng 7, lễ Vu Lan trên VnAsk.com để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
Văn khấn Thổ Công rằm tháng 7 và mâm cúng chuẩn nhất
4 Bài văn khấn đốt vàng mã và quần áo tháng 7
Rằm tháng 7 là ngày gì? Sự tích và ý nghĩa lễ Vu Lan báo hiếu rằm tháng 7
Bài văn khấn cúng Phật rằm tháng 7 tại nhà
Tết Trung Nguyên là gì? Tết Trung Nguyên diễn ra vào ngày nào?
Những bài thơ Vu Lan báo hiếu cha mẹ hay nhất
Rằm tháng 7 cúng gì cho Ông Địa Thần Tài chuẩn nhất?
Tại sao phải làm lễ cúng rằm tháng 7 trước ngày 15?
Bài văn khấn & Cách cúng cô hồn tháng 7