Hoa đậu biếc có tác dụng gì? 5 tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe
Nhiều người Việt thích trồng cây đậu biếc làm cảnh bởi hoa của chúng mang vẻ đẹp thanh lịch và tao nhã. Không chỉ đẹp, loài hoa này còn được đánh giá là tốt cho sức khỏe con người. Vậy hoa đậu biếc có thể đem lại những tác dụng gì cho người sử dụng? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau.
Giới thiệu về cây đậu biếc
Cây đậu biếc thuộc chi đậu biếc, họ đậu và có tên khoa học là Clitoria Ternatea.
Chúng là loài loài cây thân thảo sống lâu năm, cành mảnh và có lông. Chiều cao của cây trưởng thành có thể lên đến 10m. Lá cây đậu biếc có hình bầu dục và nổi gân khá rõ. Khi còn non, lá có màu xanh và đổi thành màu nâu lúc về già. Hoa đậu biếc thường mọc thành từng chùm và mang màu xanh tím đặc trưng.
Cây đậu biếc sinh trưởng tốt ở những nơi có khí hậu nhiệt đới như tại các quốc gia Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây đậu biếc thường được trồng để làm cảnh. Bởi theo dân gian, hoa đậu biếc là biểu tượng của sự thanh lịch, tao nhã.
Hình ảnh cây hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc có tác dụng gì?
Các chế phẩm của hoa đậu biếc như hoa đậu biếc tươi, hoa đậu biếc khô, bột hoa đậu biếc được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày vì chúng đem lại nhiều lợi ích cho con người. Các công dụng nổi bật của hoa đậu biếc là:
Đối với sức khỏe
- Hỗ trợ điều trị ung thư: Theo nghiên cứu, hoa đậu biếc có chứa các hoạt chất giúp kích thích bạch cầu phát hiện các tế bào ung thư để ngăn chặn sự phát triển của chúng. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, chất cliotide trong hoa đậu biếc có khả năng ức chế quá trình nhân đôi tế bào ung thư.
- Bổ não: Hoa đậu biếc được đánh giá là tốt cho não bộ bởi nó có chứa chất proanthocyanidin. Chất này hỗ trợ lưu thông máu và giúp cải thiện trí nhớ nên thường được dùng để điều chế thực phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến não.
- Tốt cho tim mạch: Trong hoa đậu biếc có chứa các chất chống oxy hóa giúp hạ cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim.
- Phòng tránh bệnh tiểu đường: Sử dụng hoa đậu biếc có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn, giúp ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
- Cải thiện hệ miễn dịch: Hoạt chất anthocyanin có trong hoa đậu biếc có tác dụng ngăn ngừa tổn thương ADN và lipid peroxidation, đồng thời thúc đẩy quá trình sản sinh cytokine tốt cho hệ miễn dịch.
Hoa đậu biếc có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
Làm đẹp
- Làm đẹp da: Các chất chống oxy hóa trong hoa đậu biếc giúp hạn chế sản sinh gốc tự do, chống lão hóa, đem lại cho bạn làn da trẻ trung hơn.
- Hỗ trợ giảm cân: Hợp chất catechin EGCG (epigallocatechin gallate) có trong hoa đậu biếc giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, giúp thúc đẩy việc đốt cháy calo trong cơ thể.
Chế biến các món ăn
Hoa đậu biếc được nhiều người sử dụng để chế biến các món ăn hoặc thức uống bởi hương vị thơm ngon và lợi ích mà nó đem lại cho sức khỏe người dùng. Bạn có thể sử dụng hoa đậu biếc tươi hoặc làm hoa đậu biếc khô để chế biến thực phẩm bổ dưỡng này thành các thức quà như xôi hoa đậu biếc, bánh trôi hoa đậu biếc, thạch rau câu hoa đậu biếc, sữa chua hoa đậu biếc, trân châu hoa đậu biếc... hay làm nước giải nhiệt từ hoa đậu biếc, pha trà hoa đậu biếc...
Món xôi hoa đậu biếc
>> Có thể bạn quan tâm:
- 15 phút nấu xôi ngon chỉ bằng lò vi sóng
- Hướng dẫn làm sữa chua ngon mịn như ngoài hàng bằng máy làm sữa chua
Dưới đây, VnAsk xin giới thiệu bạn một số đồ dùng nhà bếp cũng như thiết bị gia dụng để bạn sử dụng trong quá trình chế biến các loại món ăn, thức uống được làm từ hoa đậu biếc:
Một số lưu ý khi dùng hoa đậu biếc
Bạn lưu ý sử dụng hoa đậu biếc với liều lượng hợp lý để tránh gặp phải các tác dụng phụ đối với cơ thể. Trong hoa đậu biếc có chứa một chất độc nhẹ có tên gọi anthocyanin. Lời khuyên của VnAsk dành cho bạn là: Không nên sử dụng quá 640mg anthocyanin (tương đường với liều lượng có trong 20 bông hoa đậu biếc).
Những đối tượng sau không nên sử dụng hoa đậu biếc:
- Người đang dùng thuốc chống đông máu: Hoa đậu biếc sẽ kích thích máu chảy vượt quá cường độ cho phép.
- Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt: Dùng hoa đậu biếc sẽ dẫn đến hiện tượng rong kinh, chu kỳ kéo dài.
- Người trong thời gian chờ phẫu thuật: Các hoạt chất trong hoa đậu biếc có thể làm máu khó đông, vết thương lâu lành.
Hy vọng những thông tin trên đây của VnAsk sẽ giúp hiểu thêm về loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe này. Để tìm mua các sản phẩm đồ gia dụng, đồ dùng nhà bếp như ấm siêu tốc, nồi hấp, máy làm sữa chua hay các bộ nồi nấu ăn, bạn có thể truy cập vào website hoặc liên hệ qua địa chỉ và hotline sau. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
>> Tìm hiểu thêm:
- 10+ Công thức làm sữa hạt bằng máy thơm ngon, tốt cho sức khỏe
- Uống sữa đậu nành mỗi ngày có tốt cho sức khỏe không?
- Hạt đười ươi là gì? Có tác dụng gì? Sử dụng như thế nào tốt cho sức khỏe?
- Bồ công anh là cây gì? Có mấy loại? Tác dụng của cây bồ công anh là gì?
- Cây lược vàng có tác dụng gì trong chữa bệnh và làm đẹp?
Xem thêm
5 Cách nấu cháo đậu xanh thơm ngon, bổ dưỡng tốt cho sức khỏe
Lòng se điếu là gì? Có phải dồi trường không? Cách luộc lòng se điếu
2 Cách nấu trà bí đao hạt chia thanh nhiệt, giảm cân cực thơm ngon
3 Cách làm xôi mít lá dứa đơn giản mà cực kỳ thơm ngon
Cách nấu chè dưỡng nhan theo set chi tiết từ A-Z
Uống nhiều nước có giảm cân không? Cách uống nước giảm cân có hiệu quả?
Tác dụng của cacao là gì? Cách pha cacao lạnh ngon, cacao nóng ấm lòng ngày đông
2 Cách làm cơm gà xối mỡ ngon, da giòn đơn giản tại nhà
Tự tay chuẩn bị nem rán truyền thống cho ngày Tết sum vầy