Rau mồng tơi có tác dụng, tác hại gì? Ai không nên ăn rau mồng tơi?
Rau mồng tơi là một loại rau quen thuộc, gần gũi, có thể chế biến nhiều món canh ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên tác dụng của loại rau này ra sao thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loại rau này bạn nhé.
Đôi nét về rau mồng tơi
Cây mồng tơi hay mùng tơi là loại cây dây leo quấn, khá mập và nhớt. Hiện nay có 2 loại mồng tơi là dây trắng và tía, tuy nhiên loại tía được đánh giá là tốt hơn.
Cây mồng tơi thường được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi. Toàn thân cây mồng tơi đều có thể sử dụng làm thức ăn hoặc làm thuốc trị bệnh trong y học cổ truyền.
Rau mồng tơi có tác dụng?
Thành phần của rau mồng tơi có chứa nhiều chất như vitamin C, A, PP, B1, B2, canxi, sắt, nước, chất đạm, folate nên cũng mang tới khá nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cụ thể, các tác dụng của rau mồng tơi gồm:
- Hỗ trợ chữa yếu sinh lý: Mồng tơi có thể kết hợp với rau má, rau ngót, lòng gà nấu lên để tăng cường "bản lĩnh" cho phái mạnh.
- Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Sử dụng rau mồng tơi có thể giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc và cải thiện chứng táo bón hiệu quả.
- Giúp da tươi trẻ: Lá cây mồng tơi có tác dụng dưỡng da, giúp lưu thông khí huyết, từ đó giúp làn da tươi trẻ mịn màng hơn.
- Ngăn ngừa loãng xương: Thành phần của loại rau này có khá nhiều canxi nên có thể ngăn ngừa nguy cơ loãng xương hiệu quả.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Trong 100g lá mồng tơi có chứa tới 102mg vitamin C. Đây chính là thành phần rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể phòng chống được một số bệnh thông thường cũng như giảm thời gian mắc bệnh.
- Tốt cho phụ nữ có thai: Trong rau mồng tơi có chứa axit folic. Đây là thành phần quan trọng với bà bầu và thai nhi. Nó có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh bẩm sinh cho trẻ và cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch hiệu quả cho mẹ bầu.
Ăn rau mồng tơi có tác hại gì?
Ăn rau mồng tơi có tác hại gì, ăn nhiều có tốt không? Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe thế nhưng nếu lạm dụng loại rau này cũng sẽ gây ra một số hệ lụy cho cơ thể. Nếu sử dụng quá nhiều rau mồng tơi thì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể cũng sẽ giảm hơn do thành phần của rau có chứa axit oxalic khá cao. Hợp chất này sẽ kết hợp với sắt và canxi khiến cho cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng, từ đó làm thiếu chất, suy nhược cơ thể.
Ai không nên ăn rau mồng tơi?
Mồng tơi khá ngon, có nhiều lợi ích, thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại rau này. Có một số trường hợp "chống chỉ định" với rau mồng tơi, ví dụ như:
- Người bị sỏi thận: Loại rau này có chứa nhiều purin, sau khi ăn vào sẽ biến thành axit uric, làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Vậy nên những người bị sỏi thận nên tránh xa rau mồng tơi.
- Người bị tiêu chảy, đau dạ dày: Nếu ăn nhiều rau mồng tơi thì có thể làm ảnh hưởng không tốt cho dạ dày. Ngoài ra, những người bị tiêu chảy, đại tiện lỏng cũng không nên ăn mồng tơi bởi nó có tính hàn, khi ăn vào sẽ khiến các triệu chứng đi ngoài tăng nặng.
- Người mới lấy cao răng: Mồng tơi có thể làm tăng các mảng ố vàng trên răng, vậy nên nếu mới lấy cao răng thì bạn nên để 1 - 2 tuần mới ăn rau mồng tơi nhé.
Lưu ý khi sử dụng rau mồng tơi
Bên cạnh việc sử dụng hàm lượng điều độ, không lạm dụng cùng một số trường hợp tránh ăn rau mồng tơi thì bạn cũng cần lưu ý một vài vấn đề sau đây:
- Không nên ăn rau mồng tơi với thịt bò bởi kết hợp 2 thực phẩm này sẽ khiến tính nhuận tràng mất đi, từ đó khiến tiêu hóa kém hơn. Đặc biệt người bị táo bón thì càng không nên ăn 2 thực phẩm này bởi có thể làm trầm trọng chứng táo bón hơn.
- Không được ăn sống rau mồng tơi bởi có thể gây khó tiêu, khó chịu.
- Không để canh, rau mồng tơi qua đêm bởi có thể làm lượng nitrat trong rau chuyển thành nitrit gây ung thư...
Nguồn: Vinmec & soytenamdinh
Vậy là trong bài viết này bạn và chúng tôi đã tìm hiểu kỹ hơn về rau mồng tơi. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn sử dụng loại rau này hiệu quả hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Tham khảo thêm:
- Cách làm rau mồng tơi xào tỏi ngon giòn, có màu xanh đẹp mắt
- Cách trồng mồng tơi bằng cành (thân, gốc) đơn giản tại nhà
- 2 Cách nấu canh cua rau đay không bị nhớt, tanh
- 2 Cách làm canh bầu nấu tôm khô, tôm tươi ngon, ngọt nước
- 13 Cách nấu canh bầu ngon, thanh mát, bổ dưỡng cho cả gia đình
- Rau đay là rau gì? Tác dụng, hình ảnh và các loại rau đay
Xem thêm
Cách làm bánh khoai mỡ chiên ngon, giòn lâu
Bã đậu nành làm gì ngon? Cách sử dụng bã đậu nành
Cách làm bánh trứng gà non vị thơm ngon, vỏ giòn
Cách trồng nấm bào ngư tại nhà đúng kỹ thuật, năng suất cao
Cách pha sữa Ensure đúng cách và những điều cần lưu ý khi sử dụng
Mầm đậu nành có tác dụng gì? Uống mầm đậu nành có tăng vòng 1?
Cách làm bánh yến mạch giữ dáng không cần lò nướng
Nước ép trái cây để được bao lâu? Để qua đêm có được không?
Cách nướng mực bằng bếp ga nhanh chóng