Ăn rau ngót có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau ngót được không?
Rau ngót là một loại rau quen thuộc, thường xuất hiện trong bữa cơm hằng ngày. Mặc dù ăn rau ngót nhiều, nhưng không phải ai cũng biết được rau ngót có tác dụng gì. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của loại rau này, đồng thời giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu ăn rau ngót được không. Mời bạn cùng theo dõi nhé.
Đặc điểm của rau ngót. Thành phần dinh dưỡng của cây rau ngót
Rau ngót (còn được gọi là rau bồ ngót, bù ngót hay hắc diện thần) có tên khoa học là Sauropus androgynus(L) Merr, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây rau ngót thường nhỏ, cao từ 1,5 đến 2m.
Rau ngót được đánh giá là loại thực phẩm lành tính, có giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể, trong 100 gam rau ngót có các thành phần như:
Ăn rau ngót có tác dụng gì? Quả rau ngót có tác dụng gì?
Uống nước rau ngót sống có tác dụng gì? Nước ép rau ngót có tác dụng gì? Quả rau ngót có tác dụng gì? Dây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm hiện nay.
Theo y học cổ truyền, rau ngót là loại rau có tính mát, vị ngọt, rất lành tính. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ huyết, tiêu viêm, sát khuẩn, nhuận tràng... Rau ngót có thể ăn sống, giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và lọc lấy nước uống hay sử dụng làm nguyên liệu nấu canh rau ngót đều rất tốt.
Dưới đây là một số tác dụng của rau ngót mà bạn nên biết.
Hỗ trợ giảm cân
Thành phần vitamin C dồi dào trong rau ngót sẽ có tác dụng làm tăng quá trình trao đổi chất và vận chuyển năng lượng đều đặn nhằm đốt cháy mỡ một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, hàm lượng protein và chất xơ có trong rau sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn.
Để thực hiện giảm cân hiệu quả bằng rau ngót, bạn có thể uống nước ép rau ngót 3 đến 4 lần mỗi tuần.
Làm ổn định huyết áp
Rau ngót có chứa hợp chất papaverin, đây cũng chính là nguyên nhân giúp loại rau này có tác dụng giãn mạch, chống co thắt cơ trơn và cải thiện triệu chứng cao huyết áp.
Một số người bệnh gặp phải các vấn đề về tắc mạch, nghẽn mạch hay xơ vữa động mạch đều được khuyên dùng rau ngót trong quá trình điều trị để nhanh đạt hiệu quả, đặc biệt là với những người bị tai biến mạch máu não.
Làm đẹp da
Sử dụng rau ngót thường xuyên còn giúp làn da của bạn sáng mịn, tràn đầy sức sống. Lý do là bởi trong thành phần của loại rau này chứa nhiều vitamin C và A.
Vitamin C là một trong những thành phần quan trọng của quá trình sản xuất collagen, giúp ức chế sự hình thành sắc tố da, cải thiện vết thương. Trong khi đó, vitamin A lại cần thiết để duy trì làn da khỏe mạnh.
Để làm đẹp da với rau ngót, bạn có thể uống nước ép rau ngót trong khoảng 1 tháng với tần suất 1 lần/ngày.
Hỗ trợ điều trị táo bón
Trong rau ngót có chứa chất xơ dồi dào, chính vì thế, loại rau này thường được sử dụng để giúp cải thiện tình trạng táo bón ở cả trẻ em và người lớn.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát tốt lượng đường huyết trong cơ thể là việc làm cần thiết. Trong khi đó, rau ngót có chứa insulin, đây cũng chính là chất giúp kiểm soát lượng đường và có tác dụng trong việc điều trị tiểu đường cấp 1. Chính vì thế, bạn có thể bổ sung rau ngót vào bữa cơm hằng ngày để cải thiện đường huyết một cách hiệu quả nhé.
Hỗ trợ cải thiện đời sống tình dục
Phytochemical trong rau ngót chính là một loại dược liệu có tác dụng khơi dậy khả năng ham muốn tình dục ở cả nam và nữ giới. Bên cạnh đó, lá rau ngót còn có chứa hợp chất sterol giúp tăng chất lượng và số lượng tinh trùng cho nam giới. Vitamin C trong loại rau này cũng có tác dụng tăng cường lưu thông máu đến dương vật, làm kích thích ham muốn.
Một số tác dụng khác của rau ngót
Bên cạnh những công dụng kể trên thì rau ngót còn có tác dụng:
- Chữa sót nhau thai cho phụ nữ mới sinh.
- Chữ tưa lưỡi, bẩn lưỡi cho trẻ em.
- Bồi bổ cơ thể cho sản phụ.
- Hỗ trợ chữa chứng nhức xương hiệu quả.
- Chữa chảy máu cam.
- Giải độc rượu.
- Trị đái dầm ở trẻ nhỏ.
- Trị chứng mất ngủ ở người lớn tuổi.
- Chữa nám da...
Bà bầu ăn rau ngót được không? Ăn rau ngót có tốt cho bà bầu không?
Bà bầu ăn rau ngót được không? Ăn rau ngót có tốt cho bà bầu không? Chắc hẳn những mẹ bầu sẽ rất quan tâm đến vấn đề này. Rau ngót có rất nhiều tác dụng, tuy nhiên nó có thật sự tốt cho mẹ bầu?
Câu trả lời là với các mẹ bầu có tiền sử sinh non, dọa sảy thai, thụ thai trong ống nghiệm... thì tốt nhất nên thận trọng hoặc hạn chế tối đa ăn loại rau này. Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu cũng cần cân nhắc khi ăn rau ngót. Lý do là bởi trong thành phần của rau ngót có chứa hợp chất papaverin. Theo Dược thư Việt Nam 2002 khuyến cáo thì không nên sử dụng hợp chất này cho người mang thai bởi nó là chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt.
Tuy nhiên, nếu phụ nữ có thai có sức khỏe tốt, muốn bổ sung đa dạng thực phẩm thì cũng có thể sử dụng rau ngót với lượng vừa phải. Và đặc biệt cần lựa chọn rau ngót sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, rau ngót cần được nấu chín chứ không nên ăn/uống sống.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được ăn rau ngót có tác dụng gì, bà bầu ăn rau ngót được không. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
>> Tham khảo thêm:
- Bà bầu ăn vải được không? Bà bầu có nên ăn vải?
- Bà bầu ăn ốc được không? Có nên cho bà bầu ăn ốc hay không?
- 3 Cách chưng yến cho bà bầu giúp bổ máu, đẹp da, ngủ ngon giấc
- Rau bina là rau gì? Sinh tố rau bina có tác dụng gì?
- Tác dụng của rau bí là gì? Bà bầu ăn rau bí có tốt không?
- Rau kinh giới là rau gì? Rau kinh giới có tác dụng gì với sức khỏe?
- Rau chùm ngây có tác dụng gì? Tác dụng của rau chùm ngây
- Rau tần ô (rau cải cúc): Tác dụng, cách nhặt, cách nấu canh
Xem thêm
Táo đỏ có tác dụng gì? Tác dụng của táo đỏ và cách sử dụng
Mận Hà Nội có tác dụng gì? Giá mận Hà Nội bao nhiêu?
Ăn nhãn có nóng không? Ăn nhãn nóng hay mát?
Cải kale là cải gì? 16 Tác dụng của cải xoăn kale với sức khỏe và sắc đẹp
Củ dền có tác dụng gì? Ăn củ dền có tốt không, có bổ máu không?
Rau kinh giới là rau gì? Rau kinh giới có tác dụng gì với sức khỏe?
Cây rau mương có tác dụng gì? Hình ảnh cây rau mương
Nước ép lựu có tác dụng gì? Cách làm nước ép lựu tại nhà
Bà bầu ăn na có tốt không? Bà bầu có được ăn quả na không?