Rau chùm ngây có tác dụng gì? Tác dụng của rau chùm ngây
Rau chùm ngây có tác dụng gì? Tác dụng của rau chùm ngây như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
Cây chùm ngây còn gọi là cây gì? Rau chùm ngây là cây gì?
Cây chùm ngây còn được gọi là cây cải ngựa, cây dùi trống, cây dầu bel hay cây bồn bồn. Nó có tên khoa học là Moringa oleifera Lamk, tên tiếng Anh là Drumstick tree/Horseradish tree/Bel-oil tree.
Chùm ngây là một loai thảo dược thuộc họ Moringaceae, có nguồn gốc từ vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pakistan. Loại cây này thường cao khoảng 5 đến 10m. Vỏ cây dày, có khía rãnh, thân non có lông, lá kép mọc so le nhau dài khoảng 30 đến 60cm.
Ở Việt Nam, cây chùm ngây được trồng rải rác ở các tỉnh phía Nam, từ Quảng Nam trở vào. Cây ưa sáng và ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.
Thành phần có trong cây chùm ngây
Chùm ngây chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất. Loại cây này được xem như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương. Bên cạnh đó, các bộ phận của cây chùm ngây còn chứa nhiều thành phần hóa học có hoạt tính đa dạng như pterygospermin, alcaloid... mang tới nhiều tác dụng tỏng y học.
Rau chùm ngây có tác dụng gì?
Lá chùm ngây trị bệnh gì? Tác dụng của rau chùm ngây trong y học dân gian
Lá chùm ngây có tác dụng gì? Lá chùm ngây trị bệnh gì? Lá và quả của cây chùm ngây được sử dụng như một loại rau xanh. Loại rau này có thể được sử dụng để điều trị tình trạng thiếu máu, viêm khớp, hen suyễn, hỗ trợ điều trị ung thư, táo bón, tiêu chảy, rối loạn tuyến giáp, nhiễn nấm, nhiễm khuẩn...
Dưới đây là một số công dụng của lá chùm ngây trong dân gian:
- Kích thích tiêu hóa: Cành non, lá non hay quả của cây chùm ngây có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Nếu cảm thấy hệ tiêu hóa kém, bạn có thể luộc lá rau chùm ngây và ăn nhé.
- Lợi tiểu: Bạn có thể sử dụng lá chùm ngây già phơi khô rồi sắc lấy nước uống để cải thiện chứng bí tiểu, tiểu khó.
- Lợi sữa: Sử dụng lá non của cây chùm ngây hoặc kết hợp lá chùm ngây với một số thảo dược khác có thể giúp bạn cải thiện lượng sữa đấy nhé.
- Chữa bệnh scorbut và các bệnh viêm xổ: Lá cây chùm ngây có chứa nhiều vitamin A và C được xem là có tác dụng chữa bệnh scorbut và các bệnh viêm xổ.
Bên cạnh đó, hạt của cây chùm ngây còn hỗ trợ hạ sốt, cao vỏ chùm ngây được người Ấn Độ dùng làm chất giải độc trị sâu bọ hay rắn cắn.
Rau chùm ngây có tác dụng gì trong y học hiện đại?
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra các tác dụng của cây chùm ngây cụ thể như sau:
- Bảo vệ gan: Nghiên cứu của Das N, Sikder K cùng cộng sự vào năm 2012 cho thấy rằng rau chùm ngây có chứa sillymarin có tác dụng làm tăng chức năng men gan, bảo vệ gan khỏi những tổn thương có thể gây ra từ việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo.
- Giảm huyết áp cao: Rau chùm ngây có chứa niaziminin và isothiocyanate. Đây là những hợp chất có tác dụng giúp ngăn chặn tình trạng động mạch bị dày lên - một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp.
- Ngăn ngừa thiếu máu: Cứ 100 gam bột chùm ngây có chứa khoảng 28mg sắt. Con số này thậm chí còn cao hơn ở thịt bò cùng nhiều loại thịt động vật khác. Chính vì vậy, rau chùm ngây rất lý tưởng dành cho những bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt.
- Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Nhờ đặc tính lợi tiểu mà rau chùm ngây có thể được dùng đẻ phá hủy sỏi thận và loại bỏ các tinh thể hình thành sỏi.
- Hỗ trợ giảm cân: Trường Đại học Rugers (Mỹ) đã chứng minh được rằng hoạt chất isothiocyanate có trong rau chùm ngây có thể ngăn chặn cơ thể hấp thu chất béo hoặc cholesterol, nhờ đó giúp cho việc giảm cân hiệu quả hơn.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng, lá cây chùm ngây có tác dụng hạ cholesterol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa mạnh trong chiết xuất lá có thể ngăn ngừa tổn thương tim.
- Giảm lượng đường trong máu: Nghiên cứu của Gupta R và cộng sự vào năm 2002 được công bố trên tạp chí Đái tháo đường (Ấn Độ) đã đề cập rằng lá chùm ngây có các chất có thể làm giảm lượng đường trong máu, cũng như đường và protein trong nước tiểu. Chính vì thế, rau chùm ngây được xem là thảo dược rất tốt cho các bệnh nhân đái tháo đường. Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng tin rằng những tác động này là do các hợp chất thực vật như isothiocyanates tác động.
- Chữa táo bón hiệu quả: Rau chùm ngây có chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị táo bón hiệu quả. Chính vì thế, nếu gặp phải vấn đề này, bạn có thể sử dụng rau chùm ngây để ăn hằng ngày nhé.
- Hỗ trợ sức khỏe não bộ: Rau chùm ngây chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm và các chất chống oxy hóa… nên nó có thể bảo vệ tế bào não khỏi những tổn thương gây ra bởi các hoạt động gốc tự do nào trong cơ thể.
- Nuôi dưỡng làn da và mái tóc khỏe mạnh: Dầu chiết xuất từ hạt chùm ngây rất hữu ích trong việc bảo vệ tóc chống lại các gốc tự do, giữ tóc luôn khỏe và suôn mượt. Không chỉ chứa sitokinin (một loại hormone có thể giữ làn da khỏe mạnh), dầu chùm ngây còn chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ da tránh khỏi vấn đề lão hóa.
- Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể: Một nghiên cứu của Yu Yang và cộng sự được thực hiện vào năm 2012 đã chỉ ra rằng các hoạt chất chống oxy hóa, vitamin C và kẽm có trong rau chùm ngây có thể giúp cải thiện các hoạt động tế bào miễn dịch. Nhờ vậy mà hệ miễn dịch của bạn làm tốt vai trò là rào cản ngăn virus, vi khuẩn hoặc các gốc tự do đi vào cơ thể.
- Giảm viêm: Các nhà khoa học tin rằng hợp chất isothiocyanates có trong lá, vỏ và hạt cây chùm ngây là các hợp chất chống viêm hiệu quả.
- Tăng cường khả năng hồi phục của cơ thể: Rau chùm ngây là nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì thế, nếu muốn cơ thể của mình có khả năng chống lại sự tấn công của các bệnh như cúm, sốt cỏ khô hoặc dị ứng thì bạn nên thường xuyên sử dụng loại rau này nhé.
Lưu ý khi sử dụng chùm ngây. Tác hại của chùm ngây là gì?
Liều lượng sử dụng chùm ngây còn phụ thuộc vào độ tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Vậy nên, bạn hãy hỏi ý kiến thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra các tác dụng phụ của cây chùm ngây. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn thông tin thì loại cây này có thể làm tổn thương gan và thận, tê liệt, gây tiêu chảy nhẹ nếu không được sử dụng đúng cách. Để tránh những tác hại không mong muốn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Rau chùm ngây có thể tương tác với những gì?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rau chùm ngây có thể tương tác với một vài loại thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Một số nguy cơ mà chùm ngây có thể gây ra khi dùng cùng các thuốc trị bệnh như:
- Levothyroxine: Thuốc được sử dụng để điều trị suy tuyến giáp. Hợp chất trong lá có thể hỗ trợ chức năng tuyến giáp, nhưng không nên dùng nó kết hợp với thuốc tuyến giáp khác.
- Thuốc trị bệnh đái tháo đường: Thuốc điều trị đái tháo đường được sử dụng nhằm hạ đường huyết. Song chùm ngây cũng có tác dụng tương tự nên bạn không nên sử dụng cùng nhau để tránh mức đường huyết xuống quá thấp.
- Thuốc điều trị bệnh cao huyết áp: Cây chùm ngây còn có hiệu quả trong việc hạ huyết áp. Do đó, bạn tránh dùng cùng các loại thuốc làm hạ huyết áp khác.
Chính vì thế, bạn không nên tùy tiện sử dụng rau chùm ngây nếu đang dùng một trong những loại thuốc trên. Để an toàn cho sức khỏe, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được rau chùm ngây có tác dụng gì, tác dụng của rau chùm ngây là gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
Tham khảo thêm:
- Rau kinh giới là rau gì? Rau kinh giới có tác dụng gì với sức khỏe?
- Uống nước rau má có tác dụng gì? Uống rau má nhiều có tốt không?
- Tác dụng của rau bí là gì? Bà bầu ăn rau bí có tốt không?
- Rau dền có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau dền được không?
- Ăn rau ngót có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau ngót được không?
- Cỏ ngọt có tác dụng gì? Cách pha trà cỏ ngọt
Xem thêm
Vitamin D có trong trái cây nào? Trái cây giàu vitamin D
2 Cách làm vải sấy khô tại nhà thơm ngon, đơn giản
Ăn quả bơ có tác dụng gì? Ăn bơ nhiều có tốt không?
Rau bó xôi là rau gì? 11 tác dụng tuyệt vời của cải bó xôi
Ăn măng cụt có tác dụng gì, có nóng không? Bà bầu ăn măng cụt có tốt không?
Ăn rau ngót có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau ngót được không?
Cách bảo quản vải thiều tươi lâu để bán, để ăn
Ăn chuối nhiều có tốt không? Một ngày nên ăn mấy quả chuối?
Rau tần ô (rau cải cúc): Tác dụng, cách nhặt, cách nấu canh