Cỏ ngọt có tác dụng gì? Cách pha trà cỏ ngọt

Cập nhật: 28/03/2024

Cỏ ngọt được biết đến là loại cây có nhiều công dụng chữa bệnh, làm thuốc. Vậy nhưng cụ thể cỏ ngọt có tác dụng gì, chữa bệnh gì thì không phải ai cũng nắm được. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá điều đó nhé.

Cỏ ngọt là gì

Cây cỏ ngọt là gì?

1.

Cây cỏ ngọt (hay cúc ngọt) có tên khoa học là Stevia rebaudiana và có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Hiện nay, loại cây này được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và nhiều nhất là ở Trung Quốc. Cây cỏ ngọt khá nhỏ, cây chỉ cao khoảng 100cm, lá cây có hình mũi mác mọc đối xứng nhau. Ngoài ra lá của nó có răng cưa ở nửa phần trên.

Đúng như tên gọi, toàn thân của loại cây này có vị ngọt, đặc biệt nhiều nhất ở lá. Lá của cây tập trung khá nhiều glycoside - một hoạt chất tạo độ ngọt tự nhiên và được đánh giá là có độ ngọt cao gấp 300 lần so với đường mía.

Cỏ ngọt có tác dụng gì?

2.

Uống trà cỏ ngọt có tốt không? Từ lâu, cỏ ngọt đã được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, cụ thể, tác dụng của cỏ ngọt như sau:

  • Giúp kiểm soát lượng đường tiêu thụ ở trẻ em: Đây là đối tượng tiêu thụ đồ ngọt rất nhiều. Chính vì vậy việc làm cân bằng lượng đường ở trẻ luôn được quan tâm. Và thật bất ngờ, cây cỏ ngọt lại có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Vậy nên nhiều bậc phụ huynh thường được khuyên dùng các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ ngọt để ngăn ngừa một số vấn đề thừa cân cho trẻ.
  • Phù hợp cung cấp đường cho phụ nữ mang thai: Cỏ ngọt có chứa hợp chất Glycoside steviol - đây là chất được chứng minh là an toàn với phụ nữ mang thai. Vậy nên trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu có thể lựa chọn những thực phẩm từ cỏ ngọt nhé.
  • Hỗ trợ người bị bệnh tiểu đường: Cỏ ngọt được đánh giá là có tác dụng tích cực trong việc kiểm soát lượng đường huyết của những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Cỏ ngọt có tác dụng gì

Cách pha trà cỏ ngọt

3.

Dưới đây là chia sẻ về cách pha trà cỏ ngọt thích hợp nhất cho những bệnh nhân tiểu đường để bạn tham khảo.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 10 - 15g hoa cúc khô
  • 5 - 10g cỏ ngọt
  • 1 - 1,5 lít nước sôi

Cách pha

  • Hoa cúc rửa sạch với nước lạnh, ngâm trong nước ấm khoảng 5 phút.
  • Cỏ ngọt rửa sạch.
  • Sau đó, bạn cho hoa cúc và cỏ ngọt vào ấm, rót nước sôi vào và hãm giống như hãm trà xanh.
  • Bạn có thể uống lúc ấm nóng hoặc để nguội uống đều được nhé.

Nếu không muốn pha cùng hoa cúc, bạn có thể chỉ dùng nguyên cỏ ngọt khô. Mỗi lần bạn dùng 2,5g cỏ ngọt khô sắc với 200ml nước rồi uống.

Cách pha trà cỏ ngọt

Cỏ ngọt có tác dụng phụ không?

4.

Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, thế nhưng cỏ ngọt vẫn có một vài tác dụng phụ như sau:

  • Cây cỏ ngọt có thể làm giảm lượng vi khuẩn có lợi trong ruột.
  • Ngoài ra, vì cây cỏ ngọt có chứa ít calo nên lượng đường trong loại cây này có thể gây nên tình trạng tiêu thụ nhiều calo hơn, từ đó làm tăng cân.
  • Cây cỏ ngọt cũng có thể gây nên một vài bất lợi với thuốc điều trị của bệnh nhân tiểu đường. Vậy nên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại cỏ này.
  • Các sản phẩm từ cây cỏ ngọt cũng chứa cồn đường nên có thể gây ra triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi cho những người nhạy cảm với rượu đường.

Lưu ý khi sử dụng cây cỏ ngọt

5.

Để an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý một vài điểm sau đây khi sử dụng cây cỏ ngọt:

  • Không tùy tiện kết hợp cỏ ngọt với các loại thuốc tây hay dược liệu khác.
  • Không nên lạm dụng, chỉ nên sử dụng liều lượng vừa phải.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Nên sử dụng vật dụng bằng sứ để đun cỏ ngọt.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về cây cỏ ngọt, biết được cỏ ngọt có tác dụng gì cũng như cách pha cỏ ngọt chuẩn nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

>>> Có thể bạn quan tâm: