Cách nấu cháo sò huyết thơm ngon, bổ dưỡng cho bé yêu tăng cân nhanh
Sò huyết là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao lại rất dễ ăn nên thường được dùng để làm nguyên liệu nấu cháo ăn dặm cho trẻ nhỏ. Vậy cụ thế cháo sò huyết có tác dụng gì? Cách nấu cháo sò huyết cho bé như thế nào? Hãy cùng VnAsk vào bếp thực hành ngay các mẹ nhé!
Cách nấu cháo sò huyết cho bé ăn dặm
Cháo sò huyết có tác dụng gì cho bé?
Sò huyết là một loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ nhỏ. Các mẹ có thể dùng sò huyết để nấu cháo ăn dặm cho các bé bởi cháo sò huyết có tác dụng:
- Tăng cường hệ miễn dịch: Sò huyết là một trong những thực phẩm giàu retinol, tốt cho trẻ nhỏ. Trong 100gr sò huyết có chứa tới 30mcg retinol giúp bé đáp ứng được nhu cầu vitamin A trong nhiều giai đoạn. Vitamin A tham gia vào sự phát triển của hệ miễn dịch, điều tiết các phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Bổ sung đủ vitamin A được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ.
- Giảm tình trạng biếng ăn: Theo số liệu tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có tới 70% trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam bị thiếu kẽm. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng hàng đầu khiến trẻ biếng ăn và suy dinh dưỡng. Thiếu kẽm ảnh hưởng tới vị giác và khứu giác của trẻ khiến bé không cảm nhận được vị ngon của các loại thực phẩm, làm gia tăng tình trạng biếng ăn. Cháo sò huyết chính là một nguồn bổ sung kẽm dồi dào cho các bé đang bị biếng ăn, hơn nữa, mùi vị của cháo cũng rất hấp dẫn nên có thể giúp kích thích vị giác, khứu giác của trẻ.
- Phòng chống thiếu máu: Ngoài vitamin A và kẽm, sò huyết cũng rất giàu sắt, vitamin B12, axit folic… Đây đều là các thành phần không thể thiếu đối với quá trình sản sinh hồng cầu, giúp phòng chống thiếu máu ở trẻ nhỏ, giúp da dẻ của các bé luôn trắng trẻo, hồng hào.
Tuy nhiên, vì sò huyết là một loài thủy sinh nên thường có rất nhiều loại ký sinh trùng bám vào. Trong khi đó, trẻ em là những đối tượng có hệ tiêu hóa yếu ớt do chưa phát triển hoàn toàn, nếu ăn phải sò huyết chế biến không cẩn thận sẽ rất dễ bị bệnh đường ruột. Vì vậy, đối với trẻ em, tuy sò huyết có giá trị dinh dưỡng cao nhưng các mẹ không nên cho các bé ăn quá thường xuyên và khi nấu cho các bé thì phải chế biến thật kỹ để loại bỏ hết bùn đất, ký sinh trùng.
>>> Tham khảo thêm: Cách nấu cháo yến mạch bí đỏ thơm ngon cho bé ăn dặm
Vậy cách nấu cháo sò huyết cho bé ăn dặm như thế nào? Các chị em hãy tham khảo ngay hướng dẫn dưới đây của chúng tôi nhé!
Cách nấu cháo sò huyết cho bé ăn dặm
Nguyên liệu
- Gạo tẻ: 20gr.
- Gạo nếp: 20gr.
- Sò huyết: 50gr.
- Thịt bò: 150gr.
- Nấm rơm: 150gr.
- Tôm sú: 3 - 4 con.
- Gừng: 1 nhánh.
- Hành lá.
- Hành khô.
- Rau cải non.
- Chanh.
- Ớt.
- Gia vị: Bột ngọt, hạt nêm, hạt tiêu.
Cách nấu cháo sò huyết
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gạo nếp, gạo tẻ vo qua nước khoảng 2 - 3 lần cho sạch.
- Hành khô cùng tỏi bóc vỏ, đập dập rồi băm nhỏ.
- Gừng cạo vỏ, đập dập, băm nhuyễn.
- Chanh vắt lấy nước cốt.
- Hành lá và rau thơm nhặt, rửa sạch rồi cắt nhỏ.
- Sò huyết mua về bạn đem ngâm khoảng 2 - 3 giờ trong nước vo gạo, thả thêm vào vài nhánh ớt cho sò nhả hết bùn đất rồi dùng bàn chải cọ sạch vỏ ngoài, sau đó đem rửa sạch một lần nữa rồi để cho ráo nước.
- Tôm rửa sạch, bóc vỏ, thịt bò rửa sạch rồi băm nhỏ.
- Nấm cắt bỏ chân rồi rửa sạch.
- Rau cải non rửa sạch rồi đem xay nhuyễn.
>>> Xem thêm: Sò huyết làm gì ngon? Cách làm sạch và chế biến sò huyết tại nhà
Bước 2: Chế biến sò huyết
- Cho sò huyết vào nồi luộc chín, sau đó tách vỏ, lấy thịt bên trong. Phần nước luộc sò huyết bạn giữ lại để làm nước cốt nấu cháo cho bé.
Bước 3: Chế biến tôm và thịt bò
- Tương tự như sò huyết, tôm bạn cũng luộc chín.
- Tôm luộc xong bạn đem ướp với chút tỏi, hành cùng với 1/2 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu trong khoảng 15 phút để tôm ngấm đều các gia vị.
- Cho thịt bò vào tô nhỏ rồi ướp cùng với gừng, tỏi, 1 thìa cà phê hạt tiêu cùng với 1 thìa cà phê hạt nêm, ướp khoảng 10 phút.
- Khi tôm đã ngấm gia vị, bạn tiến hành cho phi thơm tỏi rồi cho tôm vào, đảo đều tay với lửa lớn khoảng 3 phút thì tắt bếp.
Bước 4: Nấu cháo
- Cho một ít dầu ăn vào chảo, đun nóng thì cho tỏi vào, phi thơm rồi cho gạo vào đảo qua khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Sau đó, bạn cho gạo vào nước luộc sò huyết cùng với 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê dầu ăn, chút gừng băm nhuyễn, cho thêm một lượng nước vừa đủ vào rồi ninh cho đến khi các hạt gạo nở ra thì bạn cho sò huyết, nấm, tôm vào.
- Tiếp tục nêm thêm 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu sao cho cháo vừa ăn là được.
- Tiếp nữa, bạn cho thịt bò băm nhỏ và rau cải non xay nhuyễn vào cháo, dùng muỗng đảo đều rồi đun khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Lưu ý: Bạn không nên đun cháo quá lâu sau khi cho thịt bò vào vì như vậy thịt bò sẽ dai và cháo không được ngon.
Bước 5: Hoàn thành món cháo sò huyết
Sau khi cháo nhừ, bạn để cháo bớt nóng đi một chút rồi cho ra bát, thêm chút hành lá và rau thơm vào là đã có ngay món cháo sò huyết với rau cải non vừa ngon vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bé rồi.
>>> Xem thêm:
- Cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng, không tanh
- 3 cách nấu cháo gà ác thơm ngon, bổ dưỡng cho bé yêu
Hy vọng rằng, sau bài viết này, các mẹ đã có thể biết được các tác dụng tuyệt vời tới sức khỏe và cách nấu món cháo sò huyết thơm ngon, bổ dưỡng này cho bé. Bên cạnh đó, để làm phong phú thêm bữa ăn hằng ngày, giúp trẻ nạp đủ các vi chất cần thiết cho sự phát triển, các mẹ cũng đừng quên thường xuyên ghé thăm để học tập thêm nhiều công thức nấu đồ ăn dặm cho bé nhé! Chúc các mẹ thành công.
Tham khảo thêm
Xem thêm
Cách nướng bánh tráng bằng bếp ga thơm ngon tại nhà
Cách nấu chè đậu xanh bột năng đơn giản mà ngon
Cách làm ngan om sấu ngon đổi vị cho bữa ăn cuối tuần
Cách làm sa tế chay từ ớt khô, tỏi tây và sả
Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất cực ngon đơn giản
2 Cách làm chả giò chay giòn ngon, đơn giản tại nhà
2 Cách luộc chân gà ngon, giòn, không bị hôi
Cách nấu nui thịt bằm ngon, đơn giản cho gia đình
Cách làm ốc móng tay xào me chua ngọt hấp dẫn