Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Cho bé ăn dặm kiểu Nhật có ưu điểm gì?

Cập nhật: 28/03/2024

Trong những năm đầu đời, để trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện thì vấn đề dinh dưỡng trong thời gian ăn dặm là điều mà các ông bố bà mẹ đặc biệt quan tâm. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì? Vì sao phương pháp ăn dặm kiểu Nhật lại đang được nhiều bậc phụ huynh yêu thích áp dụng?

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

1.

Nhật Bản luôn được thế giới biết đến và ngưỡng mộ không chỉ vì nền giáo dục tiên tiến mà còn ở cách nuôi dạy con trẻ thông thái. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hiện nay là một chủ đề được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm, tìm hiểu. Vậy, ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thực chất là sự phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhờ đó, bố mẹ sẽ kích thích được trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể trong giai đoạn này.

"Chìa khóa" của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nằm ở việc tôn trọng hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm. Các loại thức ăn của trẻ sẽ được để riêng rẽ, không trộn lẫn với nhau, nhờ vậy trẻ sẽ cảm nhận được mùi vị đặc trưng của từng loại thức ăn thông qua đó phát triển vị giác cho trẻ.

Vậy phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có gì khác so với phương pháp truyền thống? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé!

>> Xem thêm:

Ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật khác nhau thế nào?

2.

Sự khác biệt của ăn dặm kiểu Nhật

Chế độ ăn

  • Ăn dặm kiểu Nhật: Trong giai đoạn đầu, mỗi ngày bé được cho ăn 5 bữa, gồm 4 bữa sữa và 1 bữa mặn, mỗi bữa cách nhau 4 tiếng. Sang giai đoạn sau, mỗi ngày bé ăn 2 - 3 bữa mặn cùng thời gian với người lớn và 2 bữa sữa phụ xen kẽ 3 bữa chính.
  • Ăn dặm truyền thống: Mỗi ngày bé ăn từ 7 đến 9 bữa bao gồm cả sữa và bột, cháo trong suốt giai đoạn từ 6 đến 24 tháng tuổi. Như vậy, nếu chia đều khoảng cách giữa các bữa thì mỗi bữa cách nhau chưa đến 2 tiếng. Khoảng thời gian ngắn này chưa đủ để bé tiêu hóa hết thức ăn, dễ dẫn đến tình trạng chán ăn.

Cách chế biến

  • Ăn dặm kiểu Nhật: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thường sử dụng nước hầm rau củ chứa rất nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, do lợi thế có nguồn cá hồi dồi dào, chứa nhiều DHA nên các mẹ Nhật thường sử dụng loại thực phẩm này để chế biến đồ ăn dặm cho con. Các món ăn trong cách ăn dặm kiểu Nhật luôn được chế biến riêng để bé có thể cảm nhận được mùi vị nguyên thủy của thực phẩm. Từ tháng thứ 7, bé bắt đầu có phản xạ nhai nên thức ăn không cần nghiền quá nhuyễn. Sau đó, thức ăn của bé được cắt to và ít nghiền nhuyễn dần, cụ thể là vào tháng thứ 9 thức ăn sẽ được nấu nhừ và cắt dày khoảng 0,5 cm, dài khoảng 2 - 3 cm, tháng thứ 12 bắt đầu ăn cơm nát rồi chuyển dần đến cơm. Phương pháp này sẽ giúp bé phát triển kỹ năng nhai và nuốt thức ăn được hoàn thiện hơn.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khác biệt rất lớn với ăn dặm kiểu truyền thống

  • Ăn dặm kiểu truyền thống: Với cách ăn dặm truyền thống, mẹ Việt lại hay sử dụng nước xương hầm vì nghĩ rằng có chứa nhiều canxi và đạm tuy nhiên hai dưỡng chất này rất khó hòa tan trong nước nên vẫn ở lại trong phần xương và thịt. Thay vì cá hồi, phương pháp ăn truyền thống yêu thích sử dụng kết hợp nhiều loại thực phẩm bản địa như thịt, tôm, cua, cá... hơn. Chế biến theo kiểu truyền thống, các mẹ Việt sẽ nấu cháo bao gồm bột, rau, thịt… lẫn với nhau cho bé ăn suốt cả bữa, như vậy thường sẽ khiến bé cảm thấy ngấy, chán ăn. Hơn nữa, việc ăn bột và cháo xay nhuyễn cùng các loại thực phẩm khác cho đến 2 tuổi sẽ vô tình làm mất phản xạ nhai của bé từ khi 7 tháng tuổi.

Cách cho bé ăn

  • Ăn dặm kiểu Nhật: Dù bẩn và thường hay rơi thức ăn tung tóe nhưng bố mẹ Nhật sẽ bắt đầu cho con ngồi ăn chung với gia đình và tự sử dụng muỗng xúc thức ăn từ rất sớm, điều này khuyến khích tính tự lập ở trẻ. Nếu bé không hứng thú với một loại đồ ăn nào đó các mẹ cũng sẽ không ép bé phải ăn bằng được.
  • Ăn dặm kiểu truyền thống: Trong giai đoạn ăn dặm, bố mẹ Việt không yên tâm để con tự xúc ăn nên vừa bón vừa dỗ trẻ bằng các món đồ chơi hay cho bé xem tivi… Điều này đã được nhiều nghiên cứu khẳng định là làm phân tán sự chú ý của bé khỏi việc ăn uống và rất có hại cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, ăn dặm theo kiểu truyền thống, bố mẹ có thói quen ép con ăn thật nhiều một loại đồ ăn vì nghĩ rằng nó có lợi cho sự phát triển của bé.

Có thể thấy phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có khác biệt rất lớn so với cách ăn dặm kiểu truyền thống của người Việt. Vậy cho con ăn dặm kiểu Nhật có ưu điểm gì để có thể khiến các bậc cha mẹ thay đổi thói quen chăm sóc trẻ của mình?

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Cách ăn dặm kiểu Nhật có nhiều ưu điểm, đặc biệt là giúp bố mẹ biết được trẻ dị ứng với món nào

  • Ưu điểm tuyệt vời nhất mà phương pháp ăn dặm kiểu Nhật mang lại đó là trẻ có thể làm quen với mùi vị của từng loại thức ăn riêng biệt, thông qua đó bố mẹ có thể biết được con bị dị ứng với loại thức ăn nào.
  • Bé được tập ăn thô sớm qua đó học được phản xạ nhai và nuốt một cách tốt nhất. Tránh tình trạng trẻ chỉ biết nuốt chửng, ăn một cách thụ động khi ăn bất cứ thứ gì, điều này khiến trẻ dễ bị nôn trớ, hóc nghẹn rất nguy hiểm.
  • Khẩu phần và loại thức ăn được thay đổi phù hợp với giai đoạn phát triển của bé, đảm bảo đa dạng, đầy đủ nhóm chất.
  • Mẹ có thể chế biến thức ăn và trữ đông mà vẫn đảm bảo được mùi vị và chất lượng thức ăn, giúp mẹ rảnh tay và chủ động hơn trong việc chuẩn bị bữa ăn cho bé.
  • Với kiểu ăn dặm này, bé sẽ được ngồi ăn trên ghế ăn dặm, không đi rong, không bật ti vi, không điện thoại, máy tính… từ đó hình thành thói quen ăn nghiêm túc ngay từ khi còn nhỏ, không khóc, không ngậm.

>>> Xem thêm: Nên mua ghế ăn dặm loại nào tốt cho bé tập ăn dặm?

Nhược điểm của cách ăn dặm kiểu Nhật

  • Thức ăn trữ đông, không thể thơm ngon như thức ăn chế biến ngay được.
  • Lượng ăn của trẻ không nhiều như ăn truyền thống nên có thể không tăng cân mạnh như phương pháp truyền thống ở giai đoạn đầu.
  • Không phải gia đình nào cũng ủng hộ các mẹ chăm con theo phương pháp này.

Trẻ mấy tháng nên bắt đầu ăn dặm?

Nên cho bé ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ tháng thứ 5

Thời điểm thích hợp để bắt đầu giai đoạn 1 trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là mốc 5 - 6 tháng. Bạn không nên cho trẻ ăn dặm trước tháng thứ 5 hay ăn dặm sau tháng thứ 7, bởi vì trước tháng thứ 5 hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện để bắt đầu ăn dặm, còn sau tháng thứ 7 thì bé đã qua mất thời điểm vàng lí tưởng để khám phá mùi vị. Thời điểm tháng thứ 5 cũng rất phù hợp cho một số mẹ phải đi làm lại sau 6 tháng nghỉ thai sản.

>>> Xem thêm: Nên cho bé ăn dặm lúc mấy tháng tuổi? Ăn dặm có lợi ích gì?

Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nhấn mạnh vào việc chia thời gian ăn dặm thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những khẩu phần ăn phù hợp. Các giai đoạn đó cụ thể là:

  • Giai đoạn 1 (từ 5 - 6 tháng tuổi): Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm. Thức ăn của bé được nấu theo dạng bột và sánh để bé dễ nuốt. Trong giai đoạn này, các mẹ nên cho bé làm quen với các món như: Khoai luộc, rau luộc, cháo, cá trắng, thịt nạc, đậu hũ non, cà rốt, bí đỏ, chuối, táo… nghiền nhuyễn và để riêng từng loại để bé làm quen với từng vị riêng biệt. Nên tăng dần độ đặc từ rất loãng đến loãng và sánh dần lại để tập cho bé phản xạ nhai nuốt.
  • Giai đoạn 2 (từ 7 - 8 tháng tuổi): Bước sang giai đoạn 2, bé sẽ bắt đầu tập dùng lưỡi để lấy thức ăn và tập nhai vì vậy, thức ăn nên ninh nhừ, nghiền sơ. Giai đoạn này, ngoài các món như giai đoạn trước, bố mẹ có thể bổ sung thêm trứng (lúc này đã có thể ăn), thịt lườn gà, cá thịt đỏ, dưa chuột, nấm… Nếu bé thích nghi được có thể chuyển sang băm nhuyễn thức ăn thay vì nghiền.

Phương pháp cho con ăn dặm kiểu Nhật thường chia làm 4 giai đoạn

  • Giai đoạn 3 (từ 9 - 11 tháng tuổi): Từ giai đoạn này trở đi, mẹ có thể tăng dần độ cứng của thức ăn để bé có thể nhai bằng lợi. Sau đó, đến cuối giai đoạn này có thể tăng dần lên thành cháo sệt nguyên hạt, cháo đặc nguyên hạt và có thể thêm tôm đồng, thịt heo, bò, gà, bún, miến, giá đỗ… cho bé.
  • Giai đoạn 4 (từ 1 tuổi trở lên): Giai đoạn này bé đã có nhiều răng hơn nên có thể nhai thức ăn được nấu mềm vừa phải, mực, cua, hầu như tất cả các loại rau và chuyển dần sang cơm nát.

>>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 - 6 tháng tuổi

Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật 

3.

Bạn nên mua dụng cụ ăn dặm kiểu Nhật riêng cho bé

Để đảm bảo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đem lại hiệu quả tốt, bố mẹ cần phải tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây khi chuẩn bị đồ ăn cho bé:

  • Không nên thêm gia vị vào thức ăn của trẻ, nếu muốn mùi vị đậm đà hơn bạn cũng chỉ nên cho một chút muối.
  • Cân bằng dinh dưỡng 3 nhóm thực phẩm tinh bột - đạm - vitamin.
  • Cân bằng dinh dưỡng giữa thực phẩm với lượng sữa.
  • Cho bé ăn theo nhu cầu, không nên ép bé ăn cố.
  • Không đi rong, không xem tivi hay chơi đồ chơi, nghịch điện thoại, Ipad… trong khi ăn. Khi bé đã ngồi được thì cần cho bé ngồi ghế ăn nghiêm túc.
  • Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn.
  • Bố mẹ cần thống nhất về quan điểm lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con, tránh so sánh khả năng ăn của trẻ so với những bé khác.
  • Lựa chọn nguồn thực phẩm phù hợp, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Căn cứ vào sự phát triển của từng trẻ mà bố mẹ cân nhắc cho trẻ ăn thô sớm hay muộn. Mức ăn thô của mỗi trẻ cũng khác nhau, nên cần có sự điều chỉnh để hợp lý với từng trẻ.
  • Nếu có điều kiện nên chuẩn bị bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật và dụng cụ ăn dặm kiểu Nhật riêng cho trẻ. Những sản phẩm phục vụ quá trình ăn dặm của trẻ bạn có thể tìm mua tại hoặc liên hệ hotline bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì và ưu nhược điểm của phương pháp này ra sao rồi phải không? Hy vọng với những thông tin này, các bố mẹ sẽ có thể xây dựng được một chế độ ăn hợp lý cho trẻ, giúp các bé phát triển khỏe mạnh toàn diện!

Tham khảo thêm