Organic là gì? Thực phẩm hữu cơ là gì?
Thực phẩm organic (thực phẩm hữu cơ) từ lâu đã là một loại thực phẩm được biết đến với độ an toàn cao nhất cho sức khỏe con người. Vậy organic là gì, thực phẩm hữu cơ là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những khái niệm này và cách để nhận diện đâu là một sản phẩm hữu cơ nhé.
Organic là gì? Thực phẩm hữu cơ là gì?
Có thể nói sử dụng organic food là một xu hướng của xã hội trong khoảng 5 năm trở lại đây ở nước ta. Tuy nhiều người Việt còn khá xa lạ với khái niệm này nhưng ở phương Tây, khái niệm thực phẩm organic vô cùng quen thuộc, là định hướng nông nghiệp mà họ hướng tới trong tương lai.
Organic là gì? Organic (hữu cơ) chỉ quá trình trồng, nuôi hoặc sản xuất một số loại thực phẩm nhất định đảm bảo các tiêu chí sau:
- Không sử dụng hóa chất nhân tạo (thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản, chất tạo màu, chất làm ngọt nhân tạo, MSG…).
- Không sử dụng các hormone kích thích tăng trưởng.
- Không sử dụng các chất kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi gen (GMO).
Để được dán nhãn là thực phẩm hữu cơ hay sản phẩm hữu cơ, chúng phải đảm bảo không chứa các chất trên và tuân thủ theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.
Thực phẩm organic bao gồm những loại gì?
Thực phẩm organic không chỉ có rau củ quả. Thực phẩm organic đa dạng từ thực phẩm tươi có nguồn gốc từ động vật và thực vật như rau, thịt, cá, trứng... cho đến các sản phẩm qua chế biến như ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa...
Điểm chung của thực phẩm hữu cơ là quá trình chăm sóc cẩn thận một cách tự nhiên hóa. Nghĩa là chỉ sử dụng các chất tự nhiên, không sử dụng các hóa chất nhân tạo, chất kích thích, hormone tăng trưởng, sinh vật biến đổi gen. Như vậy, giá thành sản phẩm hữu cơ chắc chắn sẽ cao hơn sản phẩm thông thường do giá nguyên liệu đầu vào cao và công sức chăm sóc tỉ mỉ ở mọi công đoạn.
Thực phẩm hữu cơ organic tốt cho sức khỏe như thế nào?
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, các sản phẩm hữu cơ còn giúp bảo vệ môi trường rất hữu hiệu. Sau đây là tổng hợp những lợi ích của organic food.
An toàn với cơ thể, giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh
- Với yêu cầu riêng trong sản xuất và chế biến, thực phẩm hữu cơ organic food không chứa các hóa chất có hại cho sức khỏe.
- Nồng độ nitrat trong thực phẩm hữu cơ thấp hơn khoảng 30% so với trong cây trồng thông thường. Trong đó nồng độ nitrat cao trong thực phẩm chính là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.
- Thực phẩm hữu cơ chứa chất chống oxy hóa nhiều hơn 40% so với các sản phẩm thông thường, giúp tăng khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh phổ biến như bệnh tim, mỡ máu, ung thư... Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn cho thấy, việc sử dụng thực phẩm hữu cơ có thể làm tăng cường hệ miễn dịch ở các vật nuôi, giảm nguy cơ dị ứng và bệnh chàm da ở trẻ sơ sinh.
Bổ dưỡng
Có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng, hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm hữu cơ cao hơn so với trong thực phẩm phi hữu cơ. Cụ thể, sữa và các sản phẩm từ sữa có gắn nhãn hữu cơ chứa lượng axit béo không no omega - 3 dồi dào hơn, lượng vitamin E, sắt và một số carotenoids cũng cao hơn, giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Hương vị thơm ngon
Đây là một trong những lý do khiến ngày càng nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng các sản phẩm organic. Do được ươm trồng theo phương thức hoàn toàn tự nhiên, không chứa hóa chất, rau củ trái cây và thịt cá hữu cơ luôn giữ được hương vị riêng đặc trưng của từng nguyên liệu, từ đó tạo nên những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.
Tốt cho môi trường
Việc tránh sử dụng các hóa chất nhân tạo giúp cho đất, nước, không khí sạch sẽ, không bị ô nhiễm, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái của trái đất.
Thực phẩm hữu cơ organic và thực phẩm sạch có phải là một?
Nhiều người thường bị nhầm lẫn thực phẩm hữu cơ là thực phẩm sạch hay thực phẩm được nuôi trồng tại nhà. Đây là các khái niệm khác nhau.
Thực phẩm sạch hiện nay là những thực phẩm đảm bảo một số tiêu chuẩn nhất định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ví dụ như thực phẩm sạch gắn nhãn VietGAP là những thực phẩm được nuôi trồng theo chuẩn VietGAP. Tuy nhiên, khác với thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch vẫn được cho phép sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học nhưng ở ngưỡng an toàn.
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần phân biệt organic food và thực phẩm “nhà trồng” nghĩa là rau tự trồng, vật nuôi tự nuôi tại nhà. Bởi thực phẩm nhà trồng có thể không sử dụng thuốc trừ sâu, nhưng có bón phân hóa học, hoặc chất lượng đất không được kiểm nghiệm, hoặc tưới nước ao có nhiều chất thải sinh hoạt. Trong khi thực phẩm hữu cơ yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng đất và nguồn nước.
Làm thế nào để nhận biết một sản phẩm hữu cơ?
Hiện nay, một số nước trên thế giới sẽ có chứng nhận hữu cơ riêng. Ngoài ra còn có những chứng nhận sản phẩm organic quốc tế như chứng nhận USDA/Organic cho các nước châu Mỹ, BIO của EU được áp dụng cho châu Âu, JAS chứng nhận hữu cơ của Nhật.
Trong đó chuẩn thực phẩm hữu cơ phổ biến nhất hiện nay là chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Các thông số trên nhãn thực phẩm chuẩn USDA được hiểu như sau:
- 100% hữu cơ: Sản phẩm được làm hoàn toàn từ các thành phần hữu cơ.
- Hữu cơ: Sản phẩm chứa ít nhất 95% thành phần là organic.
- Được làm bằng hữu cơ: Ít nhất 70% thành phần sản phẩm là hữu cơ.
>> Xem thêm:
- Các thực phẩm bổ sung kẽm tốt cho cơ thể bạn
- Những thực phẩm tốt cho người đau dạ dày (bao tử)
- 12 thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể trước mùa dịch bệnh
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thực phẩm hữu cơ (organic food), từ đó có thêm thông tin để lựa chọn những sản phẩm thực sự an toàn và tốt cho sức khỏe của cả gia đình. Hiện tại, đang cung cấp các sản phẩm máy làm giá đỗ, rau mầm chất lượng, giá tốt nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rau sạch tại nhà cho khách hàng. Nếu có nhu cầu đặt mua những sản phẩm này, bạn vui lòng truy cập vào website hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ:
Xem thêm
Cách làm sò huyết xào tỏi thơm ngon, hấp dẫn
5 Cách rang tôm ngon, không tanh ăn cực đưa cơm
Cách làm cốm xào ngon, dẻo thơm, hấp dẫn
Cách làm kim chi củ cải trắng Hàn Quốc đơn giản mà ngon
Thịt heo (thịt lợn) làm món gì ngon nhất?
Cách làm bánh trôi nhiều màu (7 màu) vừa ngon vừa đẹp
4 Cách làm dưa chuột muối ngon giòn đơn giản nhất
8 Cách làm cá lóc nướng ngon, thơm phưng phức tại nhà
Cách nấu phở gà chuẩn Hà Nội ngon nhất tại nhà