Ăn quả sung có tác dụng gì? Cách sử dụng quả sung đúng cách

Ăn quả sung có tác dụng gì? Cách sử dụng quả sung đúng cách

Quả sung là loại quả dân dã nhưng có khá nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng loại quả này đúng để phát huy được hết tác dụng của nó. Cùng VnAsk tìm hiểu rõ hơn về loại quả quen thuộc này qua bài viết dưới đây nhé.

Đôi nét về quả sung

1.

Trái sung là quả của cây sung, thuộc họ dâu tằm Moraceae. Nó có kích thước nhỏ tầm bằng ngón tay, hình dạng giống như giọt nước. Khi chín quả có vị ngọt nhẹ, mềm, dai và có hạt hơi giòn. Khi xanh thì vị của nó hơi chát.

Vì quả sung không bảo quản được lâu nên người ta thường sấy khô để có thể thưởng thức quanh năm. Cả quả sung và lá sung đều được đánh giá là có chứa nhiều dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Sau đây là các thành phần có trong trái sung:

  • Vitamin C, A, K
  • Chất đạm
  • Lipid
  • Chất xơ
  • Đường
  • Canxi
  • Magie
  • Phốt pho
  • Kali
  • Choline
  • Beta-carotene
  • Lutein và zeaxanthin...

Quả sung

Ăn quả sung có tác dụng gì?

2.

Dưới đây là những tác dụng của quả sung đối với sức khỏe:

  • Ngăn ngừa táo bón: Lượng chất xơ trong trái sung rất dồi dào nên có tác dụng tăng cường chức năng ruột và ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, quả sung còn có tác dụng cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa, viêm loét đại tràng...
  • Hỗ trợ làm giảm cholesterol: Hợp chất pectin và chất xơ hòa tan có trong quả sung sẽ giúp cho lượng cholesterol trong cơ thể giảm đi đáng kể. Không chỉ thế, pectin từ trái sung cũng giúp kích thích chuyển động ruột khỏe mạnh hơn.
  • Phòng ngừa nhồi máu cơ tim: Tác dụng của quả sung khô là gì? Dù là sung khô hay sung tươi thì đều có chứa omega - 3, omega - 6 và phenol. Những axit béo này có tác dụng tích cực trong việc giảm nguy cơ gây nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, lá sung cũng có tác dụng đáng kể đến mức triglycerides trong hệ thống tim mạch.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư đại tràng: Chất xơ trong sung có tác dụng kích thích loại bỏ cá gốc tự do và nhiều chất gây ung thư khác, đặc biệt là ở ruột già.
  • Hỗ trợ giảm đau: Sung được xem là phương thuốc giúp giảm đau, chống dị ứng truyền thống ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

Ngoài ra, trong Y học cổ truyền sung còn được biết đến với nhiều công dụng khác như: Giúp lợi sữa, tiêu thũng giải độc, chữa viêm họng, ho, chữ mụn nhọt, lở loét, phong thấp, chán ăn...

Quả sung

Ăn sung nhiều có tốt không? Những người không nên ăn quả sung

3.

Mặc dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, thế nhưng không vì vậy mà bạn lạm dụng trái sung, ăn trái sung quá nhiều. Khi ăn quá nhiều sung, bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Xuất huyết: Quả sung chín có tính nóng, nếu ăn nhiều có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo.
  • Hạ đường huyết: Ăn sung rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên những người có lượng đường huyết thấp thì không nên ăn nhiều sung bởi có thể làm hạ đường huyết.
  • Hại cho người bị bệnh về thận, túi mật: Trái sung có chứa oxalate, có thể gây hại cho người bị bệnh thận hoặc túi mật.

Nhìn chung những người gặp các vấn đề về sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang hay bị chứng huyết áp thấp thì không nên ăn nhiều sung.

Ăn sung nhiều có tốt không

Cách sử dụng quả sung đúng cách

4.
  • Với quả sung tươi, khi hái còn khá nhiều mủ, nhựa, vậy nên bạn cần rửa sạch hoặc ngâm qua nước muối rồi mới sử dụng.
  • Không nên dùng quá nhiều sung.
  • Nên chế biến sung thành trà (trà sung tươi hoặc trà từ quả sung khô) hay chế biến các món ăn từ sung chứ không nên ăn sống trực tiếp.

Nguồn tham khảo: laodong.vn, vinmec.com

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết được ăn quả sung có tác dụng gì và cách sử dụng quả sung đúng cách như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

>>> Tham khảo thêm: