Cây rau mương có tác dụng gì? Hình ảnh cây rau mương

Cập nhật: 28/03/2024

Thời gian gần đây, không ít người truyền tai nhau về tác dụng chữa bệnh của một cây thuốc có tên là cây rau mương. Vậy thực chất cây rau mương có tác dụng gì? Cây rau mương trị bệnh gì? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.

Cây rau mương là cây gì?

1.

Cây rau mương (còn được gọi là cây rau mương thon, cây rau lục) có tên tiếng Anh là là Ludwigia hyssopifolia(G.don) Exell (Jussiaea linifoliaVahl). Đây là loại cây thuộc họ rau dừa nước có danh pháp khoa học là Onagraceae.

Cây rau mương là cây thân thảo, có chiều cao tương đối thấp chỉ từ 25 đến 50cm. Thân cây phân nhánh, mọc thẳng đứng, cành có 4 góc tù. Lá cây thường mọc thành hình dải, phiến lá thuôn dài, mũi lá nhọn. Loại cây này chủ yếu sinh trưởng ở nơi ẩm ướt, có nhiều sông ngòi.

Ở Việt Nam, cây rau mương phân bố ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam nhưng nhiều nhất ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện nay rất nhiều người thường sử dụng cây rau mương để chữa bệnh hoặc làm nguyên liệu nấu nước giải nhiệt

Vậy thực chất cây rau mương trị bệnh gì, cây rau mương có tác dụng gì? Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có được lời giải đáp bạn nhé.

Tác dụng dược lý của cây rau mương

2.

Theo Y học cổ truyền, cây rau mương có vị nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, trừ thấp, mát mát tiêu sưng, hỗ trợ cầm tiêu chảy, kiết lỵ. Ngoài ra, loại cây thảo mộc tự nhiên này còn có công dụng giúp hỗ trợ cải thiện một số triệu chứng bệnh như:

Cây rau mương

Cây rau mương có tác dụng gì? Công dụng của cây rau mương là gì?

3.

Cây rau mương chủ yếu được sử dụng như một vị thuốc và hiệu quả của bài thuốc chỉ giới hạn ở một số tác dụng nhất định. Dưới đây là một số tác dụng của cây rau mương được Đông y ghi nhận:

  • Hỗ trợ điều trị HP dạ dày: Các nhà nghiên cứu Đài Loan đã có kết quả chứng minh về công dụng của phương thuốc này trong việc khống chế vi khuẩn HP, giúp hỗ trợ điều trị HP dạ dày. Đây cũng là một trong những công dụng chính, được biết đến nhiều nhất của loại cây này.
  • Hỗ trợ kiểm soát ung thư: Các nghiên cứu bằng phương pháp quang phổ cho thấy, hoạt chất triterpen có trong cây rau mương chiếm thành phần đáng kể. Đặc biệt, loại hoạt chất này được chứng minh là có tác dụng chống lại 2 dòng tế bào khối u ở người, chủ yếu là ung thư tại vị trí tế bào miệng và ung thư biểu mô đại trực tràng.
  • Điều trị mụn nhọt: Cây rau mương có tính mát tương tự như rau má. Chính vì thế, nhiều người thường sử dụng loại cây này để cải thiện tình trạng mụn nhọt. Bạn chỉ cần giã nát cây rau mương rồi đắp vào vị trí mụn mọc là mụn sẽ nhanh chóng tiêu biến, không còn sưng tấy, đau nhức nữa.
  • Hỗ trợ chữa viêm ruột: Trong dân gian, cây rau mương được sử dụng nhiều để chữa viêm ruột. Bên cạnh đó, loại cây này cũng mang đến hiệu quả nhất định trong việc hỗ trợ điều trị viêm ruột thừa cấp, viêm nhiễm gan hoàng đản cấp...
  • Hỗ trợ chữa ho gà, viêm họng: Cây rau mương có hoạt tính giảm đau, kháng viêm và thải độc, đồng thời có tác dụng cải thiện cơn đau rát do viêm họng gây ra. Bên cạnh đó, trong y học cổ truyền, người ta cũng dùng hạt cây rau mương để điều trị chứng ho gà cho cả trẻ em và người lớn.
  • Tác dụng thanh nhiệt giải độc: Một trong những công dụng của cây rau mương đó chính là thanh nhiệt, giải độc. Những người bị nóng trong, mụn nhọt, táo bón... có thể sử dụng loại cây này để cải thiện tình hình.
  • Chữa kiết lỵ: Tác dụng chữa kiết lỵ của cây rau mương được nhiều người biết đến. Thông thường, bài thuốc này sẽ được điều chế từ rễ cây rau mương. Chỉ cần kiên trì uống vài lần là bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
  • Chữa cảm mạo, phát sốt: Cây rau mương chữa bệnh gì? Trên thực tế có nhiều bài thuốc dân gian từ cây rau mương dùng để chữa cảm mạo, sốt. Bạn có thể dùng ngọn rau mương non nấu canh hoặc nấu nước uống để cải thiện cảm mạo, cũng như tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Cây rau mương

Một số bài thuốc từ cây rau mương

4.

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây rau mương được ứng dụng rộng rãi trong dân gian:

  • Bài thuốc trị đầy bụng, tiêu chảy: Dùng lá rau mương tươi rửa sạch, sau đó đem đi giã nát rồi vắt lấy nước uống hàng ngày.
  • Bài thuốc trị bệnh tiểu đường: Lấy 15 gram rau mương, 1 nắm lục bình, chuối hột, bông dừa nước, dây mây, cam thảo, 20 gram khổ qua sắc cùng với 3 chén nước. Sau đó, chia thành 2 lần và uống trong ngày.
  • Bài thuốc trị viêm amidan và viêm họng: Bạn dùng lá rau mương tươi, sau đó đem đi rửa sạch và nhai trực tiếp rồi nuốt phần nước và bỏ bã.
  • Bài thuốc trị ung nhọt, chín mẻ, áp xe: Bạn dùng lá rau mương tươi rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó, bạn đem rau mương đi giã nát và đắp lên da. Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể kết hợp dùng  30 đên 40 gram rau mương sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng cây rau mương chữa bệnh

5.

Những công dụng của cây rau mương là không thể phủ nhận, tuy nhiên, để cải thiện các bệnh lý một cách hiệu quả nhất mà không gây ra các phản ứng phụ thì bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau đây:

  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng cây rau mương để điều trị chứng bệnh nào đó.
  • Hiện nay chưa có khuyến cáo về tác dụng phụ của cây rau mương, thế nhưng khi sử dụng bạn cũng không nên dùng quá nhiều, quá lạm dụng loại cây này.
  • Công dụng, hiệu quả của bài thuốc từ cây rau mương còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc đang điều trị với thuốc đông máu tuyệt đối không nên tùy tiện sử dụng cây rau mương.
  • Rau mương thường phát triển ở vùng sông ngòi, có nguy cơ ô nhiễm cao nên bạn cần thận trọng khi lấy cây để sử dụng.
  • Nếu dùng cây rau mương một thời gian mà không thấy hiệu quả, bạn nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị thích hợp nhất.

(Nguồn tham khảo: https://www.thuocdantoc.org/ và https://drbacsi.com/)