Bà bầu ăn na có tốt không? Bà bầu có được ăn quả na không?
Bà bầu ăn na có tốt không? Bà bầu ăn na có tác dụng gì? Để trả lời cho những thắc mắc này, VnAsk mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi!
Thành phần dinh dưỡng của quả na
1 khẩu phần = 120g thịt na (1/2 quả vừa) có chứa:
- 38% vitamin C
- 22% magiê
- 15% vitamin B6
- 6% sắt
>> Xem thêm: Ăn na có tác dụng gì? Tác dụng của quả na
Bà bầu ăn na có tốt không? Tác dụng của na với mẹ bầu
Bà bầu ăn na có tốt không? Đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu hiện nay. Với thành phần dinh dưỡng và các chất dinh dưỡng có trong quả na và lời khuyên của các chuyên gia viện dinh dưỡng cho thấy quả na mang lại những tác dụng cho bà bầu như sau:
- Hỗ trợ cải thiện hệ tim mạch: Lượng natri và kali trong na có thể góp phần điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim. Hơn nữa, hàm lượng chất chống oxy hoá và vitamin C dồi dào trong quả na có thể hỗ trợ việc ngăn ngừa các gốc tự do tấn công cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giúp tác động tích cực và cải thiện chức năng tim mạch.
- Phòng chống táo bón khi mang thai: Nguồn chất xơ dồi dào trong quả na giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn rất nhiều. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ cao trong quả na còn có thể giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự hấp thụ cholesterol xấu trong ruột. Xem thêm: Dấu hiệu và cách trị táo bón cho bà bầu nhanh, hiệu quả nhất.
- Tốt cho não bộ: Lượng vitamin B6 trong quả na rất có lợi cho hoạt động não bộ của cả mẹ và bé. Loại vitamin này có thể giúp kiểm soát mức độ hóa học thần kinh GABA, hỗ trợ loại bỏ sự căng thẳng và làm ổn định hệ thần kinh nhạy cảm trong thời kỳ thai nghén.
- Hỗ trợ lợi sữa sau sinh: Na là một trong những thực phẩm được xếp vào hàng lợi sữa sau sinh mà mẹ bầu có thể dùng. Khi mang thai, mẹ bầu có thể ăn na để tăng nguồn sữa, chất lượng sữa sau sinh.
- Duy trì cân nặng: Đối với những bà bầu thiếu cân thì nên ăn na để giúp bổ sung chất dinh dưỡng, giúp điều chỉnh cân nặng, chống suy nhược khi mang thai.
- Tốt cho thai nhi: Na được xem là trái cây tốt cho cả mẹ và bé trong thời kỳ mang thai. Các vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin C và khoáng chất có trong na có thể giúp tăng miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi.
- Hỗ trợ giảm nguy cơ sinh non: Na có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe mẹ bầu như giúp thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ sinh non, giảm đau đơn khi đẻ…
Như vậy, quả na là loại trái cây tốt cho sức khỏe bà bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu nên sử dụng một lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều na trong thai kỳ.
>> Xem thêm: Ăn na có béo không? Ăn na có nóng không?
Bà bầu nên ăn na như thế nào cho tốt?
Tuy na có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe bà bầu, tuy nhiên mẹ bầu phải ăn đúng cách để tránh những tác dụng không mong muốn.
- Chọn na: Mẹ bầu nên lựa chọn những quả na to tròn, mắt to, kẽ mắt trắng, cuống nhỏ, chín mềm, vỏ không có đốm đen. Bạn không nên chọn những quả na có nhiều vẩy trắng, nứt nẻ, chảy nước…
- Không cắn vỡ hạt na: Khi ăn na, mẹ bầu không cắn vỡ hạt na bởi trong hạt có nhiều độc tính.
- Cách ăn: Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên ăn 1 - 2 quả na. Theo các chuyên gia, na có vị ngọt chua, tính ấm, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều có thể gây nóng trong, táo bón, mọc mụn.
Trên đây là một số thông tin về việc bà bầu ăn na có tốt không mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Rau mầm có những tác dụng gì? Loại nào ăn được, loại nào cần tránh?
Ăn vải có nóng không? Tác dụng của quả vải thiều
Ăn na có béo không? Ăn na có nóng không?
Quả trám đen có tác dụng gì? Giá quả trám đen 2024
2 Cách làm vải sấy khô tại nhà thơm ngon, đơn giản
Rau tần ô (rau cải cúc): Tác dụng, cách nhặt, cách nấu canh
Quả chay là quả gì? Quả chay ăn như thế nào?
Ăn măng cụt có tác dụng gì, có nóng không? Bà bầu ăn măng cụt có tốt không?
Cách trồng mồng tơi bằng cành (thân, gốc) đơn giản tại nhà