Rau mầm có những tác dụng gì? Loại nào ăn được, loại nào cần tránh?
Rau mầm (cây mầm) là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Bài viết hôm nay của sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về tác dụng của rau mầm, các loại rau mầm ăn được và loại cần tránh.
Tác dụng của rau mầm
Giá trị dinh dưỡng của rau mầm
Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng giá trị dinh dưỡng của rau mầm lại cao hơn nhiều so với các loại rau trưởng thành, đặc biệt là nhóm chất xơ, vitamin B phức tạp và protein. Giá đậu xanh hay mầm đậu xanh là một ví dụ điển hình. Mỗi bát giá đậu xanh cung cấp khoảng 32 calo, 0,84 gram chất xơ và 21 - 28% protein.
Ngoài chất xơ, vitamin B, protein, rau mầm còn chứa rất nhiều enzym tiêu hóa và một số thành phần chất chống oxy hóa cao cấp nhất. Trung bình, 1 chén rau mầm có thể mang đến lượng vitamin C bằng 119% nhu cầu của cơ thể.
Công dụng của rau mầm
- Bổ sung dinh dưỡng nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể: Bên cạnh protein, ăn rau mầm thường xuyên còn giúp cơ thể bạn bổ sung nhiều chất xơ cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác như sắt, kẽm, canxi, vitamin C, vitamin K, biotin,….
- Với giá trị dinh dưỡng phong phú, rau mầm góp mặt trong nhiều thực đơn “healthy”. Vậy tác dụng của rau mầm là gì?
- Kích thích mọc tóc: Vitamin C trong rau mầm có thể phá hủy các gốc tự do, giúp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc đồng thời kích thích tóc mọc nhanh và khỏe hơn.
- Tăng cường cung cấp máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, góp phần duy trì hoạt động của não bộ.
- Cân bằng hormon bên trong cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn hormon.
- Tốt cho da: Rau mầm chứa chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng tiêu diệt tế bào gốc, ngăn ngừa các bệnh ung thư da, kích thích sản sinh collagen, giúp da luôn khỏe mạnh và đàn hồi.
- Tốt cho cơ bắp: Các loại đậu, hạt, ngũ cốc vốn đã nhiều protein nhưng khi được ngâm và nảy mầm, chất lượng protein sẽ được cải thiện hơn. Protein rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là cơ bắp.
Rau mầm - nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
>> Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của giá đỗ với nam giới
Các loại rau mầm ăn được và không nên ăn
Có rất nhiều loại rau mầm khác nhau nhưng không phải loại nào cũng ăn được.
Các loại rau mầm ăn được
Chúng ta chỉ nên sử dụng các loại rau mầm được trồng từ các loại hạt giống phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao như:
- Rau cải mầm: Rau mầm cải ngọt, rau mầm cải xanh,…
- Rau mầm củ cải trắng, rau mầm củ cải đỏ.
- Rau mầm rau muống, rau dền, vừng đen, rau mầm hướng dương.
- Rau mầm họ đậu: Rau mầm đậu xanh (giá đậu xanh), mầm đậu đen (giá đậu đen), mầm đậu đỏ (giá đậu đỏ), mầm đậu nành (giá đậu tương), rau mầm đậu Hà Lan,…
Rau mầm đậu nành
Rau mầm không nên ăn
- Mầm khoai tây và các loại dưa dây: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mầm khoai tây và mầm các loại dưa dây có chứa alkaloid solanine - một độc tố có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực hoặc nặng hơn có thể gây tử vong. Xem chi tiết: Khoai tây mọc mầm có ăn được không?
- Một số loại rau mầm họ đậu: Rau mầm họ đậu thường chứa rất nhiều dưỡng chất, nhưng một số loại như rau mầm đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim chứa lượng lớn glucozid. Glucozid có thể sinh axit cyanhydric không tốt cho sức khỏe nên chúng ta không nên ăn các loại rau mầm mọc từ các loại đậu này.
- Măng mọc ở môi trường không có ánh sáng: Măng mọc ở môi trường thiếu ánh sáng có độc tố cao hơn bình thường. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, chúng ta không nên ăn những loại măng này.
Không nên ăn mầm khoai tây
Những lưu ý khi ăn rau mầm
Bản thân các loại rau mầm ăn được đều chứa nhiều dinh dưỡng, đều mang lại nhiều tác dụng với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách, rau mầm có thể phản tác dụng. Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn cần biết khi ăn rau mầm:
- Bạn có thể tự trồng rau mầm tại nhà nhưng cần nghiên cứu kỹ cách trồng rau mầm, phải đảm bảo đúng kỹ thuật canh tác, tránh trường hợp cây mầm bị nhiễm khuẩn, nấm mốc,…
- Hạt giống rau mầm được lựa chọn phải là loại “sạch”, chất lượng, không nhiễm hóa chất.
- Không nên ăn quá nhiều rau mầm mỗi ngày. Mỗi người chỉ nên ăn lượng rau mầm bằng 1/10 - 1/20 rau trưởng thành.
- Không nên để rau mầm quá lâu, tốt nhất sử dụng hết trong vòng 24 giờ.
- Hạn chế ăn rau mầm sống, thay vào đó nên chế biến chúng để tiêu diệt vi khuẩn và một số chất có hại.
>> Chia sẻ:
- Hướng dẫn kỹ thuật tự trồng rau mầm tại nhà đơn giản nhất
- Cách chọn hạt giống rau mầm sạch, chất lượng
- Bỏ túi công thức chế biến 5+ món ăn healthy ngon nhất từ rau mầm
Mong rằng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ tác dụng của rau mầm cũng như biết được các loại rau mầm nào nên ăn và không nên ăn.
>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Ăn na có tác dụng gì? Tác dụng của quả na
Ăn ớt chuông có tác dụng gì? Ớt chuông màu nào tốt nhất?
Ăn đu đủ chín có tác dụng gì? Bà bầu ăn đu đủ chín được không?
Mùa hè có quả gì? Những loại quả đặc trưng của mùa hạ
Cà na là quả gì? Trái cà na có tác dụng gì?
Quả na rừng có tác dụng gì? Tác dụng của quả na rừng
6 Cách bổ dưa hấu đẹp, nhanh và thông minh nhất
Bà bầu ăn na có tốt không? Bà bầu có được ăn quả na không?
Vỏ bưởi có tác dụng gì? Công dụng và cách chế biến vỏ bưởi