Khoai tây mọc mầm có ăn được không?
Khoai tây mọc mầm có ăn được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây. Cùng tham khảo nhé!
Khoai tây mọc mầm có ăn được không?
Khoai tây là nguồn cung cấp solanine và chaconine tự nhiên. Hai loại hợp chất glycoalkaloid tự nhiên này cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm khác như cà tím và cà chua. Với hợp chất glycoalkaloids này nếu dùng một lượng nhỏ thì sẽ rất tốt, còn khi dùng với hàm lượng cao chúng lại trở nên độc hại.
Khi để khoai tây một thời gian quá lâu dẫn đến mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó sẽ bắt đầu tăng lên. Nếu chẳng may ăn phải khoai tây đã nảy mầm, vô tình nó có thể khiến bạn tiêu thụ quá nhiều các hợp chất này dẫn đến tình trạng ngộ độc. Nếu nhẹ thì có thể gây ra những vấn đề nhẹ ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Còn nếu rơi vào tình trạng nặng thì có thể xảy ra các triệu chứng trầm trọng và đau đớn hơn như mê sảng, giãn đồng tử, sốt, đau đầu, tê liệt... Các triệu chứng này thường xuất hiện trong vài giờ cho đến 1 ngày sau khi ăn phải loại khoai tây mọc mầm. Do đó, khi thấy khoai tây mọc mầm, bạn tuyệt đối không nên ăn nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Aflatoxin là gì? 8 vị trí trong nhà tiềm ẩn nguy cơ chứa độc tố Aflatoxin cao nhất
Cách phòng chống tình trạng ngộ độc khoai tây mọc mầm
Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được tình trạng ngộ độc khoai tây bằng các cách đơn giản như sau:
- Không tích trữ khoai tây quá nhiều, quá lâu.
- Nếu thấy khoai tây có biểu hiện mọc mầm thì nên bỏ ngay.
- Không nên mua khoai tây gọt vỏ sẵn ngoài chợ.
Nấu khoai tây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến nồng độ của solanine và chaconine-alpha. Bạn có thể chiên, xào, nấu... ở nhiệt độ cao 170oC để giúp phân hủy các chất độc hại có trong khoai tây mọc mầm.
Cách bảo quản khoai tây
Mỗi khi mua hoặc thu hoạch khoai tây, việc đầu tiên cần làm là bạn hãy dành vài phút để lọc khoai. Bạn nên loại bỏ những củ bị dập, rách vỏ, đôi chỗ có màu xanh hoặc bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào. Các củ khoai này cần được sử dụng càng sớm càng tốt hoặc nếu có thể thì hãy “ném” chúng đi bởi nếu chúng dễ hỏng hơn các củ thông thường và có thể làm hỏng sang các củ khoai bình thường khác.
Nên bảo quản khoai tây ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tối. Đặc biệt, bạn không nên để ở nơi có ánh sáng và độ ẩm cao bởi đây có thể là nguyên nhân khiến khoai mọc mầm và hư thối nhanh hơn.
Khi mua khoai tây về, bạn nên đựng vào túi lưới hoặc hộp có lỗ thông hơi, sau đó đặt một tờ báo giữa các lớp khoai tây và đậy hộp bằng một tờ báo.
Trên đây là một số thông tin về khoai tây mọc mầm có ăn được không mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn, mong rằng đã giúp bạn nắm rõ và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Hướng dẫn bài tập yoga tại nhà cơ bản, đơn giản cho người mới tập
Đốt trầm hương có tốt không? Nên đốt trầm hương khi nào trong ngày?
Chỉ thị 10 là gì? Những điều cần biết về Chỉ thị 10 của TPHCM
ASMR là gì? Lợi ích tuyệt vời ASMR mang lại cho sức khỏe & tinh thần
Nên uống Vitamin tổng hợp vào lúc nào tốt nhất trong ngày
Khi nào cần bổ sung collagen? Bao nhiêu tuổi nên uống?
Ăn bí đỏ có tốt không? Khám phá tác dụng của bí đỏ đối với sức khỏe
Người bị cholesterol cao nên ăn gì và kiêng gì?
Nhụy hoa nghệ tây có tác dụng làm đẹp thần thánh như lời đồn?