Tỏi mọc mầm có ăn được không?
Chúng ta đều biết rằng khoai tây mọc mầm rất độc hại cho sức khỏe và được khuyến cáo không nên ăn. Nếu vậy thì tỏi mọc mầm cũng như vậy hay sao? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời chính xác và khoa học nhất!
Tỏi mọc mầm có ăn được không?
Theo chứng minh khoa học thì tỏi mọc mầm không gây ra các chất độc hại, nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngược lại, tỏi mọc mầm còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người nữa.
Hàm lượng dinh dưỡng trong tỏi mọc mầm còn cao hơn rất nhiều so với tỏi thông thường. Không chỉ cung cấp cho cơ thể con người vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm cùng với chất chống oxy hóa và enzyme,... Mà còn giúp chống lại tổn thương do gốc tự do, hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám mạch máu, bảo vệ tim hiệu quả.
Tỏi mọc mầm là tỏi già chứ không phải bị hỏng mà nhiều người vẫn nghĩ. Vì vậy bạn vẫn có thể sử dụng và chế biến như bình thường, chỉ cần loại bỏ những đốm đen hoặc các phần hư hỏng trên tỏi nếu chúng xuất hiện.
Những lợi ích của tỏi mọc mầm
Chống ung thư
Tỏi mọc mầm được xem là thần dược trong việc phòng ngừa chống ung thư. Bởi lúc này quá trình mọc mầm trong tỏi sẽ kích thích sản sinh chất phytochemical - một chất có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể.
Bên cạnh đó, tỏi mọc mầm sẽ sản sinh ra chất chống gốc tự do giúp kiểm soát được nguy cơ ung thư ngay từ đầu nguồn.
Bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ
Theo khoa học chứng minh cho thấy, tỏi mọc mầm 5 ngày có chứa chất chống oxy hoá tốt cho tim mạch tốt hơn so với tỏi thông thường.
Vì vậy, tỏi mọc mầm khi vào cơ thể sẽ giúp bảo vệ tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ nhờ khả năng đẩy mạnh hoạt động của enzyme. Từ đó ngăn chặn các hoạt động dẫn tới sự hình thành mảng bám - tác nhân gây tắc nghẽn tim.
Ngoài ra, trong tỏi mọc mầm còn chứa chất Ajoene - chất ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông và Nitrit - làm giãn nở động mạch. Các cơn đột quỵ sẽ được ngăn chặn nhờ 2 chất này có mặt trong tỏi mọc mầm.
Tăng cường hệ miễn dịch
Tỏi mọc mầm không chỉ giúp hỗ trợ và bảo vệ cơ thể, giúp tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng tế bào. Đây còn được xem là một trong những bài thuốc dành cho những người có hệ miễn dịch kém và thường hay bị cảm, ho hoặc nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, tỏi mọc mầm còn giúp cơ thể loại bỏ các triệu chứng ngộ độc thức ăn như tiêu chảy, đau bụng,...
Chống lão hóa
Các chất chống oxy hoá có trong tỏi mọc mầm có khả năng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Chính vì vậy, việc sử dụng tỏi mọc mầm thường xuyên sẽ giúp cơ thể bạn ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn, đồng thời giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể.
Bạn có thể chế biến tỏi mọc mầm với các món ăn khác nhau cho bữa ăn thêm đa dạng và phong phú hơn, giúp bạn ăn ngon miệng hơn, dễ hấp thụ các dưỡng chất vào cơ thể.
>> Xem thêm: Uống nước tỏi có tác dụng gì? Cách uống nước tỏi đúng cách
Tỏi mọc mầm có làm được tỏi đen không?
Như các bạn đã biết, tỏi đen được làm từ tỏi tươi sau một quá trình lên men ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Để có được thành phẩm tỏi đen chất lượng cao thì cách chọn nguyên liệu làm tỏi đen là cực kỳ quan trọng.
Tỏi mọc mầm là tỏi già, thường hay bị quắt và ít nước hơn, chưa kể đến là hay bị bầm dập. Trong khi đó để làm thành tỏi đen thành công, thì nguyên liệu tỏi đầu vào phải đạt chuẩn như củ tỏi tươi to và tròn đều, không bị bầm dập hay xây xát.
Vì vậy tốt nhất là các bạn nên chọn tỏi cô đơn để làm nguyên liệu làm tỏi đen thay vì chọn tỏi mọc mầm. Tuy nhiên, nếu không tìm được loại tỏi cô đơn ưng ý, thì chọn tỏi tép thay thế cũng được nhé. Riêng với tỏi mọc mầm thì bạn có thể dùng chúng để chế biến trong các món ăn thường ngày.
Như vậy nếu nhà bạn có tỏi già mọc mầm, thì đừng sợ và vứt đi nhé, hãy tận dụng và sử dụng chúng như những cách chế biến thông thường vì hàm lượng trong tỏi mọc mầm còn tốt hơn gấp mấy lần so với tỏi thông thường đó nhé!
Đừng quên ghé thường xuyên để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe cũng như mua sắm cho gia đình mình những món đồ gia dụng, thiết bị chăm sóc sức khỏe để có một cuộc sống vui, khỏe hơn nhé!
>> Xem thêm:
Xem thêm
Các bài tập thể dục giúp đôi mắt luôn sáng khỏe
Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
Bí quyết tăng chiều cao sau 18 tuổi
Tia UV là gì? Tia UV có ở đâu? Tia UV có tác dụng hay tác hại gì?
Uống kẽm có thật sự trị được mụn? Nên dùng thế nào?
Ngâm chân bằng lá lốt có tác dụng gì? Cách ngâm chân lá lốt hiệu quả tại nhà
Dầu gấc có tác dụng gì? Cách làm dầu gấc nguyên chất đơn giản tại nhà
Cách pha nước muối sinh lý súc miệng theo tỷ lệ chuẩn tại nhà
Tỏi mọc mầm có ăn được không?