Vitamin B1, B6, B12 có tác dụng gì?

Cập nhật: 28/03/2024

Ba loại vitamin B1, B6, B12 còn được gọi là tổng hợp 3B, nó có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, giúp duy trì hoat động cơ thể, bổ huyết, tăng sức đề kháng, tái tạo tế bào mới... Đặc biệt là cần thiết cho trẻ em suy dinh dưỡng hay phụ nữ mang thai và cho con bú. Để hiểu thêm về từng công dụng của các loại vitamin B1, B6, B12 thì hãy tham khảo bài viết dưới đây!

Vitamin b1, b6, b12 có tác dụng gì

Vitamin B1 có tác dụng gì?

1.

Vitamin B1 (Thiamin) có trong hầu hết ngũ cốc thô, thịt, các loại hạt, đậu, đậu Hà Lan. Thiamin (vitamin B1) quan trọng trong việc chuyển hóa carbohydrates từ thực phẩm thành các sản phẩm cần thiết cho cơ thể. Vitamin B1 còn có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh, tim mạch,...

Duy trì một sự trao đổi chất lành mạnh

Vitamin B1 cần thiết để tạo ra ATP, phân tử mang năng lượng chính của cơ thể, giúp bạn có cuộc sống tích cực hơn, loại bỏ mệt mỏi, buồn chán.

Vitamin B1 còn là chất hỗ trợ trong việc chuyển đổi carbohydrate thành glucose, đó là nguồn năng lượng mà cơ thể tạo ra để giữ cho sự trao đổi chất của bạn chạy trơn tru. Vitamin B1 cũng giúp phân giải protein và chất béo. Ngoài ra, Thiamin còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu hoặc hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn chuyển hóa di truyền.

Ngăn ngừa tổn thương thần kinh

Nếu thiếu hụt vitamin B1 thì sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, như suy giảm trí nhớ, học hành kém, luôn rơi vào tình trạng uể oải. Ngoài ra, Thiamin còn giúp hỗ trợ phát triển vỏ myelin - là chất bao bọc dây thần kinh để bảo vệ chúng khỏi bị hư hại.

Vitamin B1 có tác dụng gì?

Giúp tim mạch khỏe mạnh

Có đủ vitamin B1 trong cơ thể là điều cần thiết để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh được gọi là Acetylcholine. Điều này được sử dụng để chuyển tiếp thông điệp giữa các dây thần kinh tới cơ, đặc biệt là cơ tim.

Vì vậy để duy trì chức năng tim ổn định và nhịp tim đều đặn thì các dây thần kinh và cơ tim phải có khả năng sử dụng năng lượng cơ thể để giữ tín hiệu cho nhau. Do đó, việc bổ sung vitamin B1 là vô cùng cần thiết giúp duy trì hoạt động của tâm thất và làm giảm nguy cơ suy tim.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Vitamin B1 giúp duy trì và bảo vệ các cơ dọc của đường tiêu hóa - Là nơi có nhiều hệ miễn dịch nhất. Trong đó, đường tiêu hóa khỏe mạnh cũng rất quan trọng đối với sự hấp thụ vitamin B1, từ đó giúp tăng cường khả năng miễn dịch và bảo vệ bạn khỏi bệnh tật.

Cải thiện thị lực

Các vấn đề về thị lực như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,... sẽ nhanh chóng thuyên giảm nhờ vào vitamin B1. Nguyên nhân là vì vitamin B1 có khả năng tác động đến hệ thần kinh cơ bắp, giúp việc dẫn truyền thông tin giữa mắt và não được thuận lợi hơn.

Làm đẹp da, kích thích mọc tóc

Không những có chức năng bảo vệ sức khỏe, cải thiện hệ thần kinh,... mà vitamin B1 còn có thể hỗ trợ loại bỏ nám, da sạm, mờ sẹo. Tóc của bạn cũng sẽ nhanh mọc dài và chắc khỏe hơn nếu cơ thể nhận được đủ lượng vitamin B1

Vitamin B6 có tác dụng gì?

2.

Vitamin B6 thường có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, các loại hạt, rau củ, trái cây, các loại đậu và rau họ đậu,...

Vitamin B6 (Pyridoxine) giúp duy trì chức năng thần kinh, chức năng gan, trao đổi chất, tăng cường năng lượng cũng như tốt cho da, tóc, móng của bạn.

Vitamin B6 gồm một số dẫn xuất, bao gồm pyridoxal, pyridoxal 5-phosphate và pyridoxamine. Các hợp chất này đều liên quan đến nhiều chức năng sinh học của thần kinh, tuần hoàn, thể chất. Do đó, khi thiếu vitamin B6 bạn sẽ thấy mệt mỏi, khó chịu, lo âu, trầm cảm.

Vitamin B6 có tác dụng gì?

Duy trì mạch máu ổn định, bảo vệ hệ tim mạch

Vitamin B6 giúp hỗ trợ điều chỉnh nồng độ Homocysteine ​- là một loại axit amin sản sinh từ việc bạn ăn quá nhiều thịt. Nếu Homoncysreine trong máu cao sẽ dẫn đến tình trạng viêm, bệnh lý tim mạch. Vì vậy, nếu thiếu vitamin B6 thì homocysteine sẽ ​​tích tụ trong cơ thể và làm hư hại các mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Sau đó thành mạch dày lên bởi sự tích tụ của canxi và chất béo sẽ là nguyên nhân của xơ vữa động mạch. Ngoài ra, vitamin B6 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quản lý huyết áp và nồng độ cholesterol, đó là hai yếu tố quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Hỗ trợ chức năng của bộ não

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt vitamin B6 có thể ảnh hưởng đến chức năng ghi nhớ, làm suy giảm nhận thức, bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ ở người già.

Bảo vệ mắt

Trong nhiều trường hợp, một chế độ ăn uống kém hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng là nguyên nhân cơ bản của các bệnh về mắt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng vitamin B6 cùng với các vitamin khác, bao gồm folate, có thể giúp hỗ trợ ngăn ngừa rối loạn mắt và mất thị lực. Vitamin B6 được cho là giúp làm chậm sự khởi phát của một số bệnh về mắt, bao gồm thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.

Vitamin B12 có tác dụng gì?

3.

Vitamin B12 thường thấy trong nguồn thịt/cá động vật, hải sản ngũ cốc. Người có nguy cơ thiếu vitamin B12 là những người ăn chay trường diễn, viêm, teo niêm mạc dạ dày, cắt bỏ toàn bộ dạ dày, cắt bỏ đoạn cuối ruột non.

Vitamin B12 có tác dụng gì?

Giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh và ngăn ngừa mất trí nhớ

Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng ngăn ngừa thoái hóa thần kinh và chứng mất trí của vitamin B12.

Duy trì sức khỏe tim mạch

Cùng với vitamin B6, vitamin B12 cũng giúp hỗ trợ làm giảm mức homocysteine ​​cao, hiện nay được xem là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim.

Bằng cách hạ thấp mức homocysteine ​​trong máu, vitamin B12 giúp hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh tim như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Cũng có một số bằng chứng cho thấy B12 có thể giúp hỗ trợ kiểm soát cholesterol và tăng huyết áp.

Chăm sóc da, tóc, móng

Vitamin B12 rất cần thiết cho da, tóc và móng tay khỏe mạnh vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào. Vitamin B12 làm da không bị khô, viêm, mụn trứng cá và có thể dùng hỗ trợ cho da trong bệnh vẩy nến và bệnh chàm. Nó cũng có thể làm giảm gãy rụng tóc và giúp móng tay trở nên chắc khỏe hơn.

Hỗ trợ tiêu hóa

B12 có vai trò trong quá trình sản xuất enzyme tiêu hóa, do đó vitamin B12 rất cần cho sự trao đổi chất và sự phân hủy của thực phẩm trong dạ dày.

Ngoài ra, vitamin B12 còn giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong môi trường đường ruột. Việc loại bỏ vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa và đồng thời nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi sẽ  hỗ trợ ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa như viêm ruột (IBS) hoặc Candida.

Giúp tạo ra hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu

Vitamin B12 có vai trò trong quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nó giúp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh thiếu máu ác tính, một căn bệnh dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi và suy nhược mạn tính.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của vitamin B1, B6, B12 với cơ thể.