Melanin là gì? Melanin có phải là yếu tố gây nám da không?
Melanin là một loại sắc tố được sinh ra từ những tế bào da có tên là Melanocytes. Melanin được coi như "con dao hai lưỡi" đối với làn da bởi những tác dụng cũng như tác hại mà nó đem lại. Sau đây, hãy cùng VnAsk tìm hiểu kỹ hơn về Melanin nhé.
Melanin là gì?
Melanin là sắc tố quyết định màu da của mỗi người. Melanocytes là tế bào hắc tố sản sinh ra Melanin. Melanocytes có chứa enzyme Tyrosinase. Tác động của ánh nắng mặt trời sẽ kích hoạt Tyrosinase để tạo ra Melanin gây ra nám da.
Sắc tố Melanin tồn tại dưới 2 dạng chính: Eumelanin nâu đậm đến đen (chống lại các tia cực tím) và Pheomelanin nâu đỏ (không chống lại các tia cực tím).
Một điều đáng lưu ý là khi trên da bạn xuất hiện những đóm đen như nám đừng vội lo lắng vì đó có thể là sắc tố melanin có lợi cho sức khỏe.
Những phân tử này tồn tại với tỉ lệ khác nhau tạo ra nhiều chủng loại da khác nhau ở cơ thể người. Eumelanin tồn tại nhiều nhất ở những người có làn da tối màu. Eumelanin mang đến sắc tố nâu và đen cho làn da, mái tóc và đôi mắt. Bởi thế, khi về già con người có dấu hiệu tóc bạc do hàm lượng Melanin lúc này được sản xuất ít dần đi. Tóc sẽ dần mất đi màu đen nguyên thuỷ của nó.
Vai trò chính của Melanin đối với làn da
Vai trò của Melanin cũng vô cùng quan trọng đối với làn da. Melanin giúp chống lại tác động nhiệt từ bên ngoài: Lửa và nắng. Melanin giúp cân bằng nhiệt độ cho cơ thể và giúp kháng khuẩn. Sự có mặt của Melanin giúp cơ thể chống bức xạ tia cực tím. Từ đó, chúng giúp chống oxy hóa làn da. Tuy nhiên, hàm lượng Melanin sản sinh quá nhiều có thể sản sinh nám.
Quan trọng hơn, con người không thể quyết đinh hàm lượng Melanin. Ba yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng Melanin bao gồm: Yếu tố di truyền, vitamin D và mức độ tiếp xúc với tia cực tím. Khoa học chứng minh nếu cơ thể thiếu Melanin trong một thời gian dài có thể gây tử vong. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu hụt Vitamin D.
Bên cạnh những tác động ngoại cảnh, sự thay đổi bên trong cơ thể khi phụ nữ là nguyên nhân chính gây nám. Mang thai, sinh con và tiền mãn kinh là 3 giai đoạn thúc đẩy nám hình thành mạnh mẽ. Trong các giai đoạn này, hàm lượng hormone (nội tiết tố) trong cơ thể có sự thay đổi nhanh chóng. Đặc biệt, nhóm 2 hormone sinh sản Estrogen và Progesterone thay đổi rất nhiều trong giai đoạn này.
Mất cân bằng hàm lượng hai hormone sinh sản trên là nguyên nhân chính gây nám nội tiết. Nám xuất hiện do mất cân bằng nội tiết tố được gọi là nám nội tiết. Điều trị nám không mang lại hiệu quả như mong đợi là do chưa xác định đúng nguyên nhân gây nám.
Giải pháp để ngăn ngừa melanin vượt mức hình thành nám
Việc Melanin tăng tổng hợp sẽ gây nên những vùng da tối màu như nám, tàn nhang. Vậy có cách nào để ngăn chặn điều này giúp làn da luôn khỏe mạnh, tươi sáng đều màu?
Giải pháp toàn diện và hoàn hảo để ngăn ngừa nám, tàn nhang hình thành là nuôi dưỡng các tế bào sừng để đủ sức chống chọi với tia UV. Khi đó, protein không bị phá vỡ và DNA không bị tổn hại, thì tế bào không phải gửi tín hiệu tới Melanocyte tăng sản xuất Melanin.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần một chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ khoa học, tránh stress. Xây dựng liệu trình chăm sóc da đúng cách như tẩy trang, tẩy tế bào chết thường xuyên (1-2 lần/tuần), cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da để giúp da khỏe mạnh từ bên trong, thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 20-30 phút. Kết hợp sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt dành cho da nám, tàn nhang... để hạn chế sự xuất hiện của các sắc tố Melanin trên da.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nhanh chóng có một làn da đẹp, khỏe mạnh và mịn màng!
Xem thêm
Các bài tập thể dục giúp đôi mắt luôn sáng khỏe
Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
Bí quyết tăng chiều cao sau 18 tuổi
Tia UV là gì? Tia UV có ở đâu? Tia UV có tác dụng hay tác hại gì?
Uống kẽm có thật sự trị được mụn? Nên dùng thế nào?
Ngâm chân bằng lá lốt có tác dụng gì? Cách ngâm chân lá lốt hiệu quả tại nhà
Dầu gấc có tác dụng gì? Cách làm dầu gấc nguyên chất đơn giản tại nhà
Cách pha nước muối sinh lý súc miệng theo tỷ lệ chuẩn tại nhà
Tỏi mọc mầm có ăn được không?