Sau khi quan hệ bao lâu thì có thai? Dấu hiệu mang thai sớm nhất 1, 2 tuần đầu
Việc thụ thai có thể diễn ra ngay sau khi bạn quan hệ, khi trứng và tinh trùng gặp nhau. Vậy làm thế nào để biết mình có mang thai hay không một cách sớm nhất? Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho các bạn những dấu hiệu mang thai sớm nhất sau 1, 2 tuần đầu sau khi quan hệ. Hãy theo dõi và đi khám sức khỏe ngay khi xuất hiện các triệu chứng này bạn nhé.
Quan hệ sau bao nhiêu ngày thì biết có thai?
Đa số các cặp đôi đang muốn có tin vui đều quan tâm đến việc sau khi quan hệ bao lâu thì có thai. Trên thực tế, quá trình tinh trùng và trứng gặp nhau cần phải có thời gian và cần đúng thời điểm mới có thể tạo thành hợp tử. Vậy tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai? Tinh trùng có thể sống trong tử cung lâu nhất là 5 ngày, chỉ cần bạn quan hệ trong 5 ngày đó thì khả năng mang thai rất cao. Quá trình thụ thai sẽ mất khoảng 13 – 14 ngày, vậy nên sau khi quan hệ 1-2 tuần, bạn hoàn toàn có thể biết mình mang thai hay không dựa vào các dấu hiệu mang thai sớm.
>> Xem thêm: Chưa hết hẳn hoặc vừa hết kinh nguyệt quan hệ có thai không?
Dấu hiệu mang thai sớm nhất sau 1, 2 tuần
Sau khi quan hệ bao lâu thì biết có thai? Đối với các chị em, mọi người có thể mua que thử thai sau 7 ngày quan hệ để kiểm tra xem mình đã có hay chưa. Nếu que thử hiện 2 vạch, xin chúc mừng, bạn đã có tin vui. Thế nhưng đôi lúc cách này lại chưa chính xác lắm do quá trình thụ thai cần thời gian nên bạn có thể chờ thêm 5-7 ngày nữa để thử lại và chờ đợi kết quả. Tốt nhất thì phụ nữ nên chờ khoảng 10-14 ngày sau quan hệ mới thử thai để có kết quả chính xác nhất.
>> Xem chi tiết: Trễ kinh mấy ngày thì thử que được? Dùng que thử thai khi nào mới chính xác?
Ngoài ra, bạn có thể đến bệnh viện để kiểm tra nồng độ hormone hCG (hormone thai kỳ) trong máu hoặc nước tiểu để biết mình có thai hay không. Xét nghiệm này rất chính xác, có thể phát hiện sớm ngay sau thời điểm thụ thai.
>> Tìm hiểu: Sinh con một bề nghĩa là gì? Sinh 2 con một bề nghĩa là gì?
Thông thường sau khi quan hệ tuần đầu, nếu để ý theo dõi, bạn có thể phát hiện những dấu hiệu mang thai 1 cách dễ dàng. Theo các bác sĩ chuyên môn, nếu có những triệu chứng dưới đây thì rất có thể bạn có tin vui rồi nhé.
1. Chậm kinh
Chậm chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu của việc bắt đầu thai nghén. Những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều rất dễ dàng nhận biết có thai sau khi bạn đã bị trễ 5-7 ngày. Thi thoảng, khi thụ thai ở những ngày 11-12, có thể bạn sẽ thấy 1 ít máu hồng ở quần con nhưng đây là máu báo thai chứ không phải bạn đến ngày, máu ra rất ít, trong khoảng 1-2 ngày và màu cũng khác. Bạn nên lưu ý nhé, đây cũng là trường hợp bình thường nên không cần quá hốt hoảng đâu. Vậy ra máu báo thì tức là bạn đã mang thai rồi nhé.
2. Thay đổi ở vùng ngực
Dấu hiệu xếp thứ 2 là bạn thấy thay đổi ở vùng ngực. Ở những phụ nữ mới “cấn bầu”, vùng ngực thường sưng, đau; quầng vú lớn hơn, núm vú trở nên sẫm màu và nhô ra; dễ đau khi chạm vào, có khi còn nổi những mạch máu. Nguyên nhân do nồng độ hormone hCG (hormone thai kỳ) tăng cao, khiến vùng ngực thay đổi hình dáng và kích cỡ. May mắn là sau 3 tháng hiện tượng này sẽ chấm dứt do cơ thể tự điều chỉnh nội tiết tố.
3. Buồn nôn
Một trong những dấu hiệu mang thai sớm trong 1-2 tuần đầu tiên tiếp theo dễ nhận biết nhất là buồn nôn. Đây chính là dấu hiệu ốm nghén, bạn thường cảm thấy buồn nôn vào sáng sớm, có khi cả ngày, ngay cả lúc bạn chưa hề ăn gì. Vậy ốm nghén xuất hiện khi nào, khi nào hết nghén? Đa số phụ nữ mang bầu có cảm giác buồn nôn trong ba tháng đầu thai kỳ (tam cá nguyệt đầu tiên), có người kéo dài đến 4 tháng. Sang đầu tam cá nguyệt thứ hai, triệu chứng này sẽ giảm dần và mất hẳn.
>> Tìm hiểu: Ốm nghén nặng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
4. Đi tiểu nhiều lần
Nếu bạn vừa đi tiểu rồi nhưng ngay một lúc sau lại muốn vào WC lần nữa, đặc biệt là ban đêm nhé, ngoại trừ bệnh lý có sẵn thì đây là dấu hiệu bạn mang thai sớm.
4. Mệt mỏi
Mệt mỏi là dấu hiệu thường thấy khi bạn bước vào giai đoạn mang thai tuần đầu do cơ thể phải hoạt động liên tục để cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai và sự thay đổi nội tiết. Tim bạn có thể đập nhanh hơn bình thường. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với việc bị ốm hay làm việc quá sức hay sắp đến kỳ kinh.
>> Xem thêm: Nghén ngủ là gì, xuất hiện khi nào? Mẹ bầu nghén ngủ có tốt không?
5. Đầy hơi, táo bón
Khi bước vào thời kỳ mang thai sớm đã có sự thay đổi của hormone, nồng độ nội tiết tố progesterone tăng cao khiến cơ thể của bạn, kể cả tiêu hóa thay đổi, áp lực vùng xương chậu khiến bạn dễ đầy hơi, táo bón.
6. Nướu sưng và đau, tưa miệng hoặc sâu răng
Khi mang thai, bạn có thể gặp các hiện tượng như nướu bị viêm, đau, chảy máu; tưa miệng hoặc sâu răng nặng hơn, mắt và mặt sưng húp bởi cơ thể bị sung khi tập trung máu ở các mô. Bệnh này tuy không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng bạn cần được điều trị kịp thời.
7. Chóng mặt, ngất xỉu
Bạn có thể bị chóng mặt, hoa mắt thậm chí ngất xỉu do thay đổi nội tiết tố làm cho mạch máu giãn ra, khiến lưu thông máu tăng.
>> Xem thêm: Bà bầu khó thở khi mang thai có phải hiện tượng bất thường?
8. Cổ tử cung ẩm ướt
Âm đạo luôn ẩm ướt, ra dịch màu trắng trong nhiều ngày khiến chị em thấy lo lắng? Tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng bình thường và rất có thể là dấu hiệu mang thai tuần đầu do sự dày lên của thành âm đạo.
9. Thay đổi khẩu vị
Một dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi mang thai là bạn đột nhiên thay đổi khẩu vị như thèm chua, thèm cay hoặc nhạy cảm với mùi… Bởi ảnh hưởng của hormone hCG trong thời gian mang thai sẽ khiến bạn có cảm giác thèm ăn với 1 số loại thức ăn đặc biệt.
10. Nhạy cảm với nhiệt độ
Bạn có thể thấy lạnh cóng lúc vừa thức dậy, nhưng chỉ nửa giờ sau lại khó chịu vì quá nóng. Có thể không phải do thời tiết quá thất thường mà bạn đang trải qua thời kỳ đặc biệt do thay đổi nội tiết tố khi mang thai.
11. Tiết nhiều nước bọt, ợ nóng
Dạo gần đây bạn hay tiết nhiều nước bọt hoặc bị ợ nóng thường xuyên? Đừng quá lo lắng! Vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai. Triệu chứng này rất phổ biến, hầu như bà bầu nào cũng trải qua.
>> Tham khảo thêm:
- Tầm quan trọng của Axit Folic đối với phụ nữ mang thai
- Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không? Cách quan hệ an toàn khi mang thai
- Có nên kiêng quan hệ mùng 1, ngày rằm hàng tháng không?
- Quan hệ cho ra ngoài có khả năng có thai không? Xuất tinh ngoài có ảnh hưởng gì không?
- Khi nào nên uống sữa bầu? Uống sữa bầu vào tháng thứ mấy?
- Khí hư là gì, màu gì? Khí hư bình thường là như thế nào?
- Ăn gì dễ thụ thai? 10 Thực phẩm giúp trứng khỏe, dễ đậu thai
Trên đây là những dấu hiệu mang thai sớm nhất sau 1, 2 tuần đầu quan hệ. Nếu bạn có đa số những dấu hiệu trên đây, hãy thăm khám y tế để có những lời khuyên và được chăm sóc tốt nhất. Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp ích cho bạn để có thể chuẩn bị và đón chào thiên thần nhỏ một cách sẵn sàng và chủ động nhất nhé.
Nếu có nhu cầu mua các loại thực phẩm chức năng dành cho bà bầu hoặc các thiết bị như máy hút sữa, đai đỡ bụng bầu..., bạn có thể truy cập vào website hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
Xem thêm
Ăn trứng gà nhiều có tốt không? Mỗi ngày nên ăn mấy quả trứng gà?
Cát lợn là gì? Trư sa cát lợn có tác dụng gì với sức khỏe không?
Cách ngâm chanh đào mật ong đường phèn chữa ho hiệu quả
Những loại trái cây tốt cho bà bầu nên ăn trong thai kỳ
Có nên nhổ răng khôn không? Nhổ răng khôn có nguy hiểm gì không?
Bị giãn tĩnh mạch chân có tập thể dục, yoga, đi bộ, chạy bộ được không?
Nguyên nhân và cách trị viêm nang lông vùng kín an toàn, hiệu quả
6 bài tập giảm mỡ lưng cho nữ giúp giảm béo lưng hiệu quả tại nhà
Review Dionel & Foellie 2 loại nước hoa vùng kín quyến rũ nhất hiện nay