Máu báo thai màu gì? Ra máu báo thai thử que được chưa?
Máu báo thai là gì? Ra máu báo thai thử que được chưa? Để trả lời cho những thắc mắc này, VnAsk mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi!
Máu báo thai là gì?
Máu báo thai là hiện tượng ra máu âm đạo thường xảy ra khi phôi thai làm tổ trên niêm mạc tử cung khiến lớp niêm mạc bị tổn thương và chảy máu. Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai cho chị em phụ nữ, thường xuất hiện sau 7 - 14 ngày kể từ ngày chậm kinh.
Đặc điểm máu báo thai
Máu báo thai có những đặc điểm nhận biết như sau:
- Có màu hồng, nâu, có thể là đỏ tươi.
- Lượng máu báo thai chảy ra thường khá ít, chỉ vài giọt kéo dài khoảng 1 -2 ngày.
- Máu chảy không kèm dịch nhầy và vón cục, có thể lẫn dịch âm đạo.
- Máu chảy không kèm đau bụng và các triệu chứng kinh nguyệt khác.
- Máu báo thai chỉ diễn ra trong vài giờ rồi biến mất.
Máu báo thai có khi nào?
Tùy vào cơ địa của mỗi người mà sau 7 - 14 ngày quan hệ (không dùng biện pháp tránh thai) sẽ có thể xuất hiện máu báo thai. Mẹ bầu có thể nhận biết thời gian ra máu báo thai như sau:
- Ngày 1: Ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
- Ngày 14 - 16: Rụng trứng, quan hệ tình dục xảy ra.
- Ngày 18 - 20: Quá trình thụ tinh xảy ra.
- Ngày 26 - 28: Xuất hiện máu báo thai trong vòng 1 - 2 ngày.
Khi xuất hiện máu báo thai, mẹ bầu sẽ có thể cảm thấy thèm ăn, nhiệt độ tăng cao, đi tiểu nhiều, cơ thể mệt mỏi… Nếu tình trạng máu báo thai kéo dài hơn hai ngày thì đó có thể không phải là mang thai mà là dấu hiệu bất thường. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn đầy đủ.
Ra máu báo thai thử que được chưa? Thử thai 1 vạch nhưng có máu báo là sao?
Do máu báo thai thường xuất hiện sau 7 - 14 ngày kể từ ngày chậm kinh nên việc xuất hiện máu báo thai sớm có thể giúp chị em nhận biết để dùng que thử thai cho kết quả chính xác nhất. Việc chị em chờ đợi các dấu hiệu như ốm nghén, nôn mửa là không cần thiết bởi chúng thường xuất hiện khá trễ.
Tuy nhiên, có một số trường hợp chị em ra máu báo thai nhưng khi thử que thử thai lại 1 vạch, có thể do những nguyên nhân như:
- Do máu báo thai ra quá sớm khiến việc sử dụng que thử thai cho kết quả chưa chính xác.
- Do bị nhầm lẫn giữa hiện tượng chảy máu khi bị viêm nhiễm âm đạo hoặc kinh nguyệt.
- Do sử dụng que thử thai sai cách.
Cách phân biệt máu báo thai với máu kinh, máu sảy thai
Để xác định rõ việc ra máu báo thai với máu kinh nguyệt, máu sảy thai đơn giản như sau:
Máu báo thai
- Có màu đỏ tươi, hồng, nâu.
- Lượng máu ra không nhiều, chỉ 1 - 2 giọt, kéo dài trong khoảng 1 - 2 ngày.
- Không vón cục, không có dịch nhầy.
- Không đau bụng.
Máu kinh nguyệt
- Có màu đỏ thẫm hoặc thâm đen, ra kèm dịch nhầy, thỉnh thoảng kèm cả cục máu đông.
- Lượng máu nhiều, chảy ồ ạt, không nhỏ giọt, ra nhiều vào 2 ngày đầu chu kỳ kinh.
- Kéo dài khoảng 5 - 7 ngày, tùy vào cơ địa và chu kỳ kinh nguyệt mỗi người.
- Một số người bị đau bụng, đau lưng, mệt mỏi.
Máu sảy thai
- Máu báo sảy thai có thể chuyển từ đốm hoặc dịch màu nâu đến chảy máu nặng.
- Màu đỏ tươi hoặc vón cục.
- Một số triệu chứng khác như: Đau bụng dưới, chuột rút, đau ngực, mệt mỏi…
Trên đây là một số thông tin về máu báo thai mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Mang thai không nghén có sao không? Có mẹ nào mang thai mà không bị nghén?
- Bà bầu khó thở khi mang thai có phải hiện tượng bất thường?
- Sau khi quan hệ bao lâu thì có thai? Dấu hiệu mang thai sớm nhất 1, 2 tuần đầu
- Trước khi mang thai phụ nữ cần bổ sung vitamin gì để chuẩn bị cho hành trình làm Mẹ
- Que thử thai 2 vạch mờ, 2 vạch đậm là thai mấy tuần?
Xem thêm
Màng phim tránh thai VCF là gì? Cách sử dụng thế nào? Có an toàn không?
Tính cách người nhóm máu B trong công việc, tình yêu, hôn nhân, cuộc sống
Than hoạt tính là gì? Than hoạt tính có tác dụng gì, có độc không?
Nóng gan uống gì cho mát? Mách bạn 5 loại đồ uống mát gan dễ làm tại nhà
Que thử thai 2 vạch mờ, 2 vạch đậm là thai mấy tuần?
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tươi, phơi khô đúng cách
Vitamin B1, B6, B12 có tác dụng gì?
Tuyệt đối không nên uống các loại nước sau vào buổi sáng
Nhóm máu A là nhóm máu gì? Đặc điểm và cách nhận biết nhóm máu A