Uống nước rau diếp cá có tác dụng gì với sức khỏe và làn da?
Rau diếp cá là một loại rau khá quen thuộc với người Việt Nam, loại rau này không chỉ dùng để ăn sống hay nấu lấy nước mà còn có thể dùng làm nước ép. Vậy uống nước rau diếp cá có tác dụng gì đặc biệt không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Hạt đười ươi là gì? Có tác dụng gì? Sử dụng như thế nào tốt cho sức khỏe?
Rau diếp cá là rau gì?
Rau diếp cá còn có tên gọi khác như rau dấp cá, cây lá giấp, ngư tinh thảo, rau vẹn… là loại thực vật thân thảo thường sống ở nơi ẩm ướt, có rễ nhỏ mọc ở các đốt. Lá diếp cá mọc cách, có hình tim và nhọn ở phía đầu. Hoa nhỏ, có màu vàng nhạt nhưng không có bao hoa bên ngoài.Theo nghiên cứu Đông y, rau diếp cá có tính hàn, vị chua, cay và có mùi tanh nên dân gian mới gọi là rau diếp cá. Đây cũng là mùi đặc trưng của loại rau này, nếu ai ngửi không quen thì rất khó có thể ăn loại rau này, nhưng nếu ăn quen rồi sẽ thấy rau rất bùi, ngon miệng.
Trong cây rau diếp cá chứa chừng 0,0049% tinh dầu và một ít chất ancaloit gọi là cocdalin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là nhóm aldehyd và các dẫn xuất ceton như methyl-n-nonyl ceton, l-decanal… và 3-oxododecanal có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
Trong rau diếp cá chứa chất quercetin và một vài chất vô cơ khác có tác dụng rất tốt đối với việc lợi tiểu. Theo nghiên cứu, nếu một dung dịch chỉ chứa quercetin với tỷ lệ 1/100000 cũng sẽ có tác dụng lợi tiểu rất lớn. Ngoài ra, chất isoquercitin trong lá diếp cá cũng có công dụng lợi tiểu rất lớn.
Ngoài ra, diếp cá còn là cây có hàm lượng nước cao và nhiều loại vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể nên rất nhiều người thích uống nước rau diếp cá để tăng cường sức khỏe, làm đẹp da. Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem uống nước rau diếp cá có tác dụng gì nhé!
Uống nước rau diếp cá có tác dụng gì?
Cũng như việc ăn sống rau diếp cá, uống rau diếp cá mỗi ngày giúp cải thiện một số vấn đề về sức khỏe, ngoại hình của bạn.
Trị mụn, làm sáng da
Nói đến tác dụng của rau diếp cá thì không thể không kể đến khả năng kháng khuẩn, kháng viêm giúp điều trị mụn và làm sáng da. Các hợp chất chống viêm thẩm thấu vào trong cơ thể, ngăn chặn những tác động của các vi khuẩn trên bề mặt da, tạo cho da một lớp màng bảo vệ vô hình chống lại những tác nhân gây ra mụn như bã nhờn, bụi bẩn, cặn makeup… Nhiều người không chỉ uống nước rau diếp cá để trị mụn mà còn đắp cả mặt nạ từ loại rau này để giúp các nốt mụn nhanh chóng biến mất mà không để lại sẹo.
Trong rau diếp cá chứa hàm lượng lớn nước, chất xơ, vitamin và các dưỡng chất có tác dụng thanh lọc, giải độc cơ thể và nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp từ sâu bên trong. Thói quen uống 1 ly nước ép rau diếp cá mỗi ngày sẽ giúp bạn có được làn da tươi sáng, mịn màng hơn nhờ việc da được cung cấp lượng nước và các dưỡng chất đầy đủ mỗi ngày.
>>> Xem thêm: Bật mí 7 mặt nạ trị mụn ẩn tại nhà đơn giản mà hiệu quả
Điều trị táo bón
Trong lá diếp cá có tính hàn cùng hàm lượng chất xơ cao, đây là một chất quan trọng góp phần điều trị và phòng ngừa táo bón. Bạn chỉ cần lấy một ít lá diếp cá tươi đem sao khô rồi đem hãm với nước sôi để khoảng 10 phút rồi rót uống, dùng khi khát, dùng liên tục trong 10 ngày cùng với uống nhiều nước thì sẽ hết hiện tượng táo bón.
Chữa bệnh trĩ
Một công dụng khác của rau diếp cá đó là hỗ trợ điều trị bệnh trĩ bởi trong lá rau dấp cá có chứa hai hợp chất quercetin và isoquercetin có khả năng làm bền thành tĩnh mạch, chống lại tình trạng giãn tĩnh mạch hậu môn gây ra sa búi trĩ.
Ngoài ra, rau diếp cá còn có chứa hoạt chất decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng khuẩn giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn và sưng viêm búi trĩ. Chỉ cần dùng 1 nắm lá rau diếp cá tươi nấu cùng nước và vài hạt muối ăn sau đó dùng nước này để xông và rửa hậu môn, sau một thời gian bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện khá nhiều. Ngoài ra, uống nước rau diếp cá cũng có tác dụng tích cực để việc điều trị bệnh trĩ đạt hiệu quả tốt hơn.
>>> Xem thêm: Bệnh trĩ: Nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị
Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng
Trong rau diếp cá có chứa zeaxanthin - một chất có đặc tính chống oxy hóa, rất tốt trong việc phòng ngừa đục thủy tinh thể. Vì vậy nên uống nước rau diếp cá hàng ngày để có đôi mắt sáng, khỏe, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng và làm chậm quá trình lão hóa mắt. Ngoài ra, rau diếp cá còn được sử dụng như một phương pháp dân gian giúp chữa đau mắt đỏ hoặc đau mắt do nhiễm trực khuẩn mủ xanh.
Hỗ trợ điều trị sỏi thận
Rau diếp cá có tác dụng lợi tiểu nên được nhiều người dùng để hỗ trợ điều trị sỏi thận. Nếu bạn muốn biết uống nước rau diếp cá có tác dụng gì trong điều trị sỏi thận, chỉ cần dùng 100gr rau diếp cá sao vàng rồi nấu nước uống liên tục mỗi ngày trong vòng 2 tháng, bạn sẽ thấy những triệu chứng của bệnh sỏi thận tiến triển tốt hơn do rau diếp cá kích thích đẩy những hạt sỏi nhỏ ra bên ngoài theo đường nước tiểu, cải thiện tình trạng đái dắt, đái buốt.
Điều hòa kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở phái nữ khi bước vào tuổi dậy thì hoặc phụ nữ tiền mãn kinh. Trong rau diếp cá chứa chất Folate và vitamin B giúp các chị em phụ nữ tránh được bệnh phụ khoa, hạn chế vô sinh và điều hòa kinh nguyệt. Để điều hòa kinh nguyệt, người ta thường dùng lá rau diếp cá với lá ngải cứu, rửa sạch, đem giã nhỏ, sau đó lọc bằng nước sôi để nguội rồi uống, chia làm 2 lần uống trong ngày. Công dụng của rau diếp cá trong việc điều hòa kinh nguyệt sẽ phát huy tốt nhất khi bạn uống trước kỳ kinh khoảng 10 ngày, uống liên tục trong 5 ngày.
>>> Xem thêm: Tiền mãn kinh và những điều cần biết?
Ngoài những tác dụng trên, rau diếp cá cũng là một nguyên liệu thường được y học sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác do có nhiều công dụng như làm chắc thành mao mạch, lọc máu, thanh nhiệt, chữa ho, chữa nóng sốt (ở trẻ), bị đau vú do tắc sữa (ở nữ giới), điều trị viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm ruột…
Cần lưu ý gì khi uống rau diếp cá mỗi ngày?
Chúng ta đã biết được uống nước rau diếp cá có tác dụng gì với sức khỏe và làn da, tuy nhiên, cũng như rất nhiều loại thực phẩm khác, để đạt được hiệu quả tốt nhất như mong muốn, chúng ta phải biết sử dụng đúng cách.
Ưu tiên chọn rau diếp cá tươi, vì chất dinh dưỡng và hoạt chất bên trong rau sẽ nhiều hơn so với diếp cá bị héo hoặc phơi quá khô.
Luôn rửa sạch và ngâm với nước muối trước khi dùng, để tránh bị nhiễm bẩn, nhiễm ký sinh trùng (giun sán) vì rau diếp cá thường mọc ở những nơi ẩm thấp.
Tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe mà chữa bệnh theo mẹo dân gian bằng rau diếp cá có hiệu quả khác nhau. Bạn không nên quá lạm dụng nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ Đông y. Trường hợp, sức khỏe (triệu chứng) không được cải thiện, bạn nên ngừng và đi khám bác sĩ là tốt nhất.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học hợp lý và thời gian sử dụng rau diếp cá trong quá trình chữa trị bệnh theo cách dân gian này.
Tìm hiểu công dụng diếp cá trước khi dùng để điều trị và dùng cho đối tượng ra sao: Chẳng hạn, rau diếp cá có lợi trong việc điều trị tình trạng mụn bọc và mụn bị sưng đỏ, chứ không có tác dụng với mụn cám và mụn đầu đen hoặc dùng mặt nạ rau diếp cá khiến da dễ bắt nắng hơn…
Xem thêm: Tác dụng của lá tía tô đối với sức khỏe và làn da
Qua việc tìm hiểu uống nước rau diếp cá có tác dụng gì với sức khỏe và làn da, hy vọng rằng bạn sẽ sử dụng loại rau này một cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình và bản thân.
Tham khảo thêm
- Hoa đậu biếc có tác dụng gì? 5 tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe
- Đắp nha đam lên mặt có tác dụng gì? 7 tác dụng của nha đam với da mặt
- Rau bó xôi là rau gì? 11 tác dụng tuyệt vời của cải bó xôi
- Nước ép bưởi có tác dụng gì? Uống nước bưởi nhiều có tốt không?
- Lá hẹ có tác dụng gì với nam giới, nữ giới và trẻ nhỏ?
- Uống nước lá vối có tác dụng gì? Uống nước vối có hại thận không?
- Tác dụng của rau bí là gì? Bà bầu ăn rau bí có tốt không?
Xem thêm
Muốn trẻ hết biếng ăn - đừng bỏ qua những cách sau?
Nọng cằm là gì? Cách giảm nọng cằm tại nhà hiệu quả cho mặt thon gọn, tươi trẻ
Tác dụng của rau bí là gì? Bà bầu ăn rau bí có tốt không?
Bột yến mạch là gì? Tác hại của bột yến mạch cần biết khi sử dụng
Mẹ bầu mới có thai 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con? Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu
Độ tuổi nào nên bổ sung nội tiết tố nữ?
Bảng giá tiêm chủng VNVC và các gói tiêm chủng của VNVC
10 tác dụng của quả mâm xôi (phúc bồn tử) với sức khỏe
Uống sắt khi nào tốt nhất mà không làm hại đến dạ dày?