Tắc tia sữa - Nguyên nhân & dấu hiệu mẹ sau sinh nào cũng cần biết
Những bà mẹ mới sinh con đầu lòng và chưa có nhiều kinh nghiệm thường gặp hiện tượng tắc tia sữa. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, tắc tia sữa có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của tắc tia sữa là gì? sẽ cùng bạn làm rõ vấn đề này.
Nguyên nhân gây tắc tia sữa
Tắc tia sữa là hiện tượng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực khiến việc cho con bú gặp nhiều khó khăn và thường kèm theo đau đớn. Tình trạng này nếu để lâu có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm viêm vú, dừng hẳn việc ra sữa, từ đó gây ra nhiễm trùng và áp xe vú. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa sau sinh, trong đó phổ biến nhất là những trường hợp sau đây:
- Lòng ống dẫn sữa bị bít lại: Sữa mẹ được tạo ra từ nang sữa rồi theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú. Khi trẻ bú mút sẽ tạo ra kích thích làm sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà lòng ống dẫn bị bít lại khiến sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Dần dần tại chỗ tắc xuất hiện các hòn cục do sữa đông kết. Sữa vẫn tiếp tục được tạo ra nhưng không thể chảy ra ngoài khiến các ống dẫn trước vị trí bị tắc ngày càng căng giãn. Hậu quả là các ống dẫn sữa khác bị chèn ép và tạo ra một vòng xoắn bệnh lý.
- Không massage bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh;
- Sữa mẹ dư thừa nhưng không được hút bỏ: Không phải lúc nào trẻ cũng bú hết sữa. Trong trường hợp đó, nếu mẹ không hút bỏ sữa thừa sẽ làm sữa bị ứng đọng gây tắc tia sữa.
- Mẹ bị cảm lạnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến sữa khó lưu thông, lâu ngày có thể làm tình trạng tắc tia sữa trầm trọng hơn.
- Mẹ không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch sau khi cho trẻ bú
- Trẻ ngậm vú mẹ không đúng cách
- Mẹ không cho bé bú thường xuyên
- Mẹ bị căng thẳng, stress: Khi bị căng thẳng, quá trình sản sinh hormone oxytocin trong cơ thể mẹ sẽ diễn ra chậm hơn. Oxytocin giúp là hormone giúp vú mẹ giải phóng sữa. Nếu thiếu nó, mẹ rất dễ bị tắc tia sữa.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa
Những dấu hiệu tắc tia sữa mà mẹ nên biết
Tắc tuyến sữa không chỉ làm ảnh hưởng đến việc cho trẻ bú mà lâu dài còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy việc phát hiện triệu chứng tắc tia sữa và có biện pháp điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số dấu hiệu tắc tia sữa thường thấy mà các mẹ nên biết:
- Bầu vú căng sưng to hơn so với bình thường kèm theo đó là cảm giác đau nhức, không tiết sữa hoặc ra ít sữa.
- Mẹ hay có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, sốt và đau ngực.
- Khi sờ lên ngực sẽ thấy có những khối tròn, cứng với nhiều kích thước khác nhau, chạm vào rất đau.
Dấu hiệu bị tắc tia sữa thường thấy mẹ nên biết
Cách phòng tránh tắc tia sữa hiệu quả cho mẹ
Bất kỳ bà mẹ nào sau sinh cũng có thể bị tắc sữa, đặc biệt là những người mới sinh con đầu lòng. Để phòng tránh tình trạng này, các mẹ cần:
- Luôn đảm bảo vệ sinh đầu ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú. Mẹ nên dùng khăn bông sạch để thấm sữa và thay khăn thường xuyên, tránh để bị mốc.
- Thường xuyên massage đầu vú, chườm khăn ấm.
- Cho bé bú thường xuyên, đúng giờ.
- Hút bỏ phần sữa dư để tránh vón cục gây tắc tia sữa.
- Không mặc áo quá chặt, không làm sấp khi ngủ hoặc bất kỳ việc gì khiến ngực chịu áp lực.
- Giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan.
- Sử dụng máy hút sữa phù hợp cũng là cách giúp mẹ giảm nguy cơ bị tắc sữa.
>> Xem chi tiết: Cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất hiệu quả ngay tại nhà
Phòng tránh tắc tia sữa kịp thời
Trong trường hợp mẹ bị tắc tia sữa cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Tắc tia sữa sẽ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Ngoài việc hiểu rõ những nguyên nhân này, các mẹ cần biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nghiêm trọng. Ghé thăm để tìm hiểu những kiến thức bổ ích và đặt mua các loại máy vắt sữa chất lượng, giá rẻ.
>> Tham khảo thêm:
- Sữa tràn trề cho con tu ti nhờ kích sữa đúng cách với máy hút sữa
- Sử dụng máy hút sữa có làm vòng ngực bị chảy xệ không?
- Máy hút sữa bằng tay loại nào tốt?
- Những sai lầm kinh điển trong việc bảo quản sữa mẹ
- Nứt cổ gà là như thế nào? Cách chữa nứt cổ gà khi cho con bú
- Tổng hợp những món ăn cho bà đẻ bồi bổ sau sinh
Xem thêm
Vitamin D3 là gì? Công dụng của vitamin D3
Thiếu kẽm có nguy cơ gây bệnh gì? Ăn gì để bổ sung kẽm tốt nhất?
4 Cách ngâm rượu đông trùng hạ thảo và những điều cần lưu ý
Tia UV là gì? Tia UV có ở đâu? Tia UV có tác dụng hay tác hại gì?
Cách sử dụng đông trùng hạ thảo
Ăn đào có nóng không? Ăn đào có tác dụng gì?
7 cách tiêu đờm hiệu quả dễ thực hiện tại nhà
Nên uống nhụy hoa nghệ tây vào lúc nào tốt nhất?
5+ tác dụng của Omega 3 với làn da phụ nữ