Tổng hợp những món ăn cho bà đẻ bồi bổ sau sinh
Phụ nữ sau khi sinh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để có cơ thể khỏe mạnh cũng như nguồn sữa dồi dào cho bé, chính vì vậy, việc lựa chọn ăn món gì, ăn bao nhiêu là việc cần phải tìm hiểu thật kỹ. Nếu bạn đang cần một vài gợi ý thì hãy tham khảo ngay list những món ăn cho bà đẻ dưới đây nhé!
Món ăn cho bà đẻ mổ sau sinh
Khác với đẻ thường, đẻ mổ cần sự can thiệp của thuốc gây mê cũng như dao kéo phẫu thuật và sẽ để lại dấu vết lớn, dễ nhìn thấy trên cơ thể, nếu không được chăm sóc kỹ thì rất dễ nhiễm trùng, để lại sẹo lồi... Vì vậy, việc ăn uống của người đẻ mổ cũng cần phải chú ý khá nhiều.
Trên thực tế, từ ngày thứ 2 sau khi mổ đẻ, chị em phụ nữ đã có thể ăn uống bình thường trở lại nhưng không nên dùng các loại thực phẩm dễ gây tiêu chảy, sẹo lồi, chảy mủ vết mổ... như thịt bò, thịt gà, rau muống, hải sản, đồ nếp... Thay vào đó, chị em nên ăn nhiều những loại thực phẩm bổ sung đạm, sắt và canxi, ăn nhiều rau củ quả có chứa vitamin A, C, B như trái cam, quýt, bưởi, cà rốt... Đây là các loại vitamin có tác dụng trong việc chống viêm nhiễm, tăng sức đề kháng giúp vết mổ mau lành và ít để lại sẹo.
Bên cạnh đó, chị em cũng nên chú ý ăn những món ăn dễ tiêu hóa, chế biến nhừ như món hầm, món cháo, soup... bởi khi mới mổ xong, hệ tiêu hóa của bà bầu làm việc sẽ kém hơn, nếu ăn các món khó tiêu, đồ ăn dai, cứng... thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vết mổ.
Dưới đây là một số món ăn cho bà đẻ mổ sau sinh mà bạn nên ăn:
Canh rau ngót nấu thịt nạc băm
Tôm cá kho nghệ
Bông cải xanh luộc
Cháo khoai lang
Cháo cà rốt
Cháo vừng đen
Tôm hấp nước dừa
Thịt viên nấu đu đủ xanh
Trứng gà luộc
Mướp đắng nhồi thịt
>> Xem thêm:
Món ăn cho bà đẻ nhiều sữa
Nuôi con bằng sữa mẹ là việc làm thiết thực nhất cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn sơ sinh. Tuy nhiên, cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy, không phải bà mẹ nào cũng có nguồn sữa dồi dào đủ để cho trẻ bú trong suốt những tháng đầu sau sinh. Hơn nữa, những gì mẹ ăn vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ và sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy, việc ăn gì sau sinh để mẹ có nhiều sữa cũng như chất lượng sữa mẹ đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ là việc khiến nhiều người rất lo lắng.
Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân là những sản phụ vừa sinh xong và mong muốn có nguồn sữa dồi dào, chất lượng cho bé yêu của mình thì hãy tham khảo những món ăn cho bà đẻ nhiều sữa hơn dưới đây nhé!
Canh ngó sen
>> Tìm hiểu thêm: Ngó sen có tác dụng gì? Các món ăn từ ngó sen tươi
Canh rau đay, mồng tơi
Rau lang xào thịt lợn
Thịt dê hầm đương quy
Canh đu đủ cá chép (hoặc cá quả)
Thịt bò hầm cà chua
Canh móng giò, thông thảo
Cá diếc kho gừng
Cháo tim cật
Chim bồ câu tần thuốc bắc
Canh hoa thiên lý, thịt nạc
>> Gợi ý: Các món xào chế biến từ hoa thiên lý ngon bổ dưỡng dễ ăn khiến vạn người mê
Canh mọc, hạt sen, nấm
Bên cạnh việc ăn các món bổ sung dinh dưỡng và kích thích cơ thể sinh sữa thì chị em cũng nên chú ý đến số bữa ăn trong ngày. Nếu trước đây một ngày chỉ ăn 3 bữa thì sau khi sinh bạn nên chia thành 5 - 6 bữa/ngày, chia nhỏ lượng thực phẩm và phối hợp nhiều món ăn với nhau để đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết trong ngày mà không gây tích mỡ, béo phì. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý nghỉ ngơi điều độ, uống nhiều nước và có thể uống thêm sữa để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình.
>> Xem thêm: Cách nấu gà hầm thuốc bắc bằng nồi áp suất bổ dưỡng, tiện lợi
Đồ ăn vặt cho bà đẻ
Ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ dinh dưỡng là điều rất cần thiết với phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, việc thường xuyên ăn các món dinh dưỡng cao như chân giò hầm, chân dê hầm… sẽ khiến mẹ phát ngán và muốn đổi vị. Vì thế, một số món đồ ăn vặt cho bà đẻ , đồ ăn vặt cho bà bầu sau sinh được tổng hợp dưới đây sẽ giúp mẹ duy trì nguồn dinh dưỡng cũng như tăng cảm giác mới lạ và ngon miệng hơn.
Socola
Khoai lang sấy
>> Tham khảo: Cách làm khoai lang sấy giòn tan đơn giản tại nhà
Các loại hạt
Nho khô
Sữa chua hoa quả
>> Xem ngay: Cách làm sữa chua trái cây thơm ngon, mát lịm
Quả chà là
Ngô luộc
Những món bà đẻ không nên ăn
Bên cạnh những món ăn cho bà đẻ sau sinh thì bạn cũng cần lưu ý cả những món bà đẻ không nên ăn. Tùy theo từng trường hợp mà chúng ta nên kiêng những loại đồ ăn khác nhau
Phụ nữ sinh mổ nên kiêng những loại thực phẩm không tốt cho quá trình liền sẹo như đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng, thịt bò… và những loại thực phẩm khó tiêu hóa, loại có men vi sinh sống như dưa giá, cà muối… để tránh vấn đề tiêu hóa cũng như nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Người đẻ mổ cũng nên hạn chế những thực phẩm nhiều gia vị, những thực phẩm cay nóng vì nó có thể gây tích tụ nhiệt và có thể làm cho vết mổ dễ bị sưng, dễ bị mưng mủ.
Lưu ý: Trong 2 - 4 tuần sau sinh mổ, nếu thấy vết mổ có dấu hiệu mưng mủ, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay. Sau khi vết mổ lành và ổn định, mẹ có thể không cần kiêng khem, có thể ăn đa dạng nhiều thực phẩm hơn. Tuy nhiên, vẫn nên tránh những thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ dưới đây.
- Những món làm mẹ bị mất sữa: Đồ khô, đồ thiếu nước, canh măng, lá lốt, mướp đắng (khổ qua), bắp cải, rau cần tây, lá bạc hà, mì tôm... là những món ăn nếu ăn nhiều có thể gây tình trạng mất sữa đột ngột hoặc giảm khả năng tiết sữa của mẹ.
- Những món ăn làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ: Đồ cay, tỏi, đậu phộng, các loại cá có thủy ngân cao, nước có ga và chất kích thích, caffein... là những món ăn có thể gây ảnh hưởng đến mùi vị, thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng chúng.
- Dù là sinh thường hay sinh mổ cơ thể của mẹ sau khi sinh vẫn yếu hơn bình thường nên mẹ cần được chú ý đến chế độ dinh dưỡng hơn để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Một số loại thức ăn có thể khiến mẹ khó tiêu, mệt mỏi và lâu hồi phục hơn nên cần chú ý tránh như: Thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn có tính hàn, các thực phẩm dễ gây sắc tố đen. Ngoài ra, những bữa ăn quá khô, ít rau, ít canh là nguyên nhân dẫn đến táo bón sau sinh mà rất nhiều mẹ mắc phải. Táo bón khiến vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn khó hồi phục hoặc có thể rách, nhiễm trùng, vì vậy, hãy chú ý bổ sung nhiều rau xanh và nước mỗi ngày cho phụ nữ sau sinh nhé!
Trên đây là tổng hợp những món ăn cho bà đẻ mà bạn nên biết để có những thực đơn phù hợp giúp chăm sóc sức khỏe sau sinh được tốt hơn. Để tham khảo thêm thông tin cũng như mua sắm những sản phẩm cho mẹ và bé, hãy truy cập ngay nhé!
>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Cách làm cơm cuộn rong biển bằng tay không cần mành tre
Sá sùng là con gì? Hình ảnh, tác dụng và cách chế biến con sá sùng
Các sai lầm khi nấu cháo ăn dặm cho bé
Cách nấu thịt bò kho chuẩn vị miền Nam
Cách làm ốc hương rang muối ớt ngon hết nước chấm
Học người Sài Gòn làm bắp xào tép hành
Sữa ong chúa có tác dụng gì? Cách sử dụng sữa ong chúa hiệu quả nhất
Cách làm gà tây nướng mật ong vàng ruộm đón Giáng Sinh, lễ Tạ Ơn
Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé từ 7 tháng đến 1 tuổi ngon như ngoài hàng