Ngó sen có tác dụng gì? Các món ăn từ ngó sen tươi
Ngay từ xa xưa, ngó sen đã là một loại nguyên liệu được người Việt Nam sử dụng nhiều để chế biến thành những món ăn như nộm ngó sen, canh ngó sen, ngó sen xào... Không chỉ là một loại thực phẩm, ngó sen còn được Đông y sử dụng như một loại dược liệu có khả năng phòng và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau của cơ thể. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn xem ngó sen có tác dụng gì với sức khỏe nhé!
Ngó sen và củ sen có khác nhau không?
Ngó sen (hay còn gọi là liên ngẫu) là phần non nhất của cọng lá sen, thường nằm ở sát gốc của cây sen, có màu trắng sữa, xốp, bên trong có nhiều ống dọc nhỏ, nhựa dính, sờ vào có cảm giác mát lạnh. Khi những lá sen non vừa mọc và nổi lên trên mặt nước, lá vẫn còn cuốn lại thành một vòng thì những người chuyên hái ngó sen sẽ dùng tay đưa dọc theo cọng lá sen xuống tới gốc sen, vừa rút nhẹ và vừa bẻ để lấy được hết phần ngon nhất của ngó.
Người Việt Nam đa phần thường thích ăn ngó sen non, khi hái lên vẫn còn nhỏ và mảnh như cái ống. Tuy nhiên, cũng có một số nơi, người dân thích để ngó sen phát triển thành củ to (củ sen) rồi mới thu hoạch. Điều này khiến nhiều người thường nhầm lẫn ngó sen và củ sen là hai loại khác nhau nhưng thực chất chúng là một và đều là phần thân của cây hoa sen.
Ngó sen có tác dụng gì?
Ngó sen thường được sử dụng làm món ăn, làm thuốc bởi ngoài những nguyên tố vi lượng, chất xơ và các thành phần giống với rau xanh, ngó sen còn có tới 16,4% là tinh bột, hàm lượng vitamin C cao tới 44 mg/100gr, nhiều hơn chanh và cam. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết xem tác dụng của ngó sen là gì nhé!
Bổ máu, điều hòa huyết áp
Thành phần của ngó sen có chứa nhiều vitamin K và các nguyên tố vi lượng như sắt và đồng, đây đều là những hợp chất có tác dụng bổ máu, điều hòa huyết áp. Chính vì vậy, ngó sen có tác dụng rất lớn trong việc cầm máu cũng như tái tạo các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Phụ nữ sau sinh hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt, bị rong kinh, người vừa trải qua phẫu thuật... thường được khuyến khích ăn ngó sen để tránh tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Bên cạnh đó, củ sen cũng rất giàu kali, một chất có tác dụng giãn mạch, cân bằng dòng chảy và giảm quá tải natri trong mạch máu giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tắc nghẽn và làm giảm áp lực lên hệ thống tim mạch. Vì vậy, ngó sen có tác dụng rất tốt đối với những người có tiền sử bị các bệnh tim mạch, cao huyết áp...
Ngoài ra, ngó sen cũng có tác dụng hiệu quả trong việc cầm máu, đặc biệt là với các trường hợp xuất huyết nội tạng. Người ta thường sử dụng sinh tố ngó sen xay nhuyễn giúp cầm máu tạm thời trong trường hợp bị chảy máu dạ dày hoặc chảy máu thực quản đi kèm triệu chứng nôn ra máu, chảy máu khi đi ngoài, chảy máu ruột và trực tràng...
Thanh lọc cơ thể, làm đẹp da
Trong ngó sen có hàm lượng vitamin C cao cùng nhiều loại chất khoáng, chúng giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa tế bào, ngăn ngừa tình trạng da thô ráp. Đồng thời, nếu bạn sử dụng ngó sen thường xuyên sẽ giúp làn da trở nên mịn màng, trắng hồng tự nhiên.
Ngó sen cũng là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho gan nhờ khả năng thanh nhiệt và đào thải các độc tố tích tụ trong cơ quan nội tạng quan trọng này. Ngoài ra, tannin, vitamin K trong ngó sen có tác dụng cải thiện các bệnh về gan như bệnh phì đại gan và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, nhờ đó mà gan sẽ luôn được bảo vệ, cơ thể bạn cũng trở nên nhẹ nhõm, khoan khoái và chống lại được nhiều loại bệnh hơn.
Hỗ trợ giảm cân
Ngó sen được dùng làm nguyên liệu hỗ trợ giảm cân hiệu quả do có chứa nhiều chất xơ. Chất xơ trong ngó sen sẽ thúc đẩy nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, kích thích hỗ trợ hệ tiêu hóa, nhờ đó giảm cảm giác thèm ăn, giúp quá trình ăn kiêng trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, tuy có hàm lượng tinh bột cao nhưng lượng calo trong ngó sen là rất thấp.
Phòng và điều trị các bệnh về tiêu hóa
Tác dụng của ngó sen trong phòng và điều trị các bệnh về tiêu hóa luôn được giới y học đánh giá rất cao. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trong ngó sen có tơ sen, thành phần chủ yếu là polysaccharide và mucoprotein, hai chất rất có lợi cho sức khỏe. Khi bạn ăn ngó sen, các thành phần này kết hợp với niêm mạc dạ dày sẽ giúp bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa của bạn. Các sợi polysaccharide cùng những chất dinh dưỡng khác trong ngó sen có thể cải thiện khả năng miễn dịch đồng thời ngăn tích tụ cholesterol trong cơ thể.
Chất xơ trong ngó sen có tác dụng làm ruột hoạt động mềm mại, uyển chuyển hơn. Nó có khả năng chữa táo bón và cho phép ruột non hấp thụ dưỡng chất qua hệ thống tiêu hóa và bài tiết. Chất xơ trong củ sen còn kích thích nhu động cơ mềm của ruột non để đảm bảo ruột co bóp dễ dàng hơn, nhờ vậy mà có tác dụng ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
Giảm stress, tốt cho giấc ngủ
Tương tự như công dụng của hạt sen, ăn ngó sen cũng là một cách để bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết như đường glucoza, canxi, photpho, sắt, vitamin C, arginin, tyrosin..., qua đó giúp làm giảm tình trạng căng thẳng thần kinh và mất ngủ. Bạn có thể ăn gỏi ngó sen hoặc luộc lấy nước uống vào mỗi tối để giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Chữa một số chứng bệnh về hô hấp
Theo Đông y, một số chứng bệnh về hô hấp như ho, hen suyễn, lao phổi cũng có thể được chữa trị nhờ ngó sen. Người ta thường điều chế ngó sen thành trà để cho những người bị bệnh hô hấp uống, bởi hương sen tỏa ra từ trà sẽ giúp làm sạch chất nhầy ở khoang mũi, họng... giúp làm sạch và cung cấp sức mạnh cho hệ hô hấp hoạt động trơn tru và mạnh mẽ hơn.
Cách làm sạch ngó sen tươi
Ngó sen có nhiều tác dụng với cơ thể, vì vậy, người ta thường chế biến ngó sen thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, ngó sen vốn sinh trưởng và phát triển trong bùn dưới đáy nước của các đầm, ao, hồ nên ngó sen rất dễ bị nhiễm các ấu trùng sán có hại cho cơ thể, nếu không biết cách sử dụng sẽ rất dễ rước bệnh vào thân. Vì vậy, theo các bác sĩ, chúng ta không nên ăn ngó sen sống mà nên làm sạch và nấu chín kỹ trước khi ăn.
Khi mua ngó sen về, bạn tước sạch phần vỏ, cắt khúc, chẻ đôi (với củ sen to thì bạn nên cắt thành các khoanh tròn độ dày vừa phải) rồi ngâm vào hỗn hợp nước chanh pha loãng có thêm đá lạnh để làm sạch chứ không nên ngâm nước muối như cách mọi người hay chỉ vì nếu lượng muối bạn cho vào không phù hợp thì rất dễ làm ngó sen bị mềm, teo tóp.
Sau khi ngó sen sạch trắng, bạn rửa thật sạch rồi tiếp tục ngâm nước đá lạnh để bảo quản đến khi sử dụng. Nước đá lạnh sẽ làm cho ngó sen có độ giòn cứng, trắng trẻo và không bị thâm đen. Ngó sen thường được dùng làm gỏi, tuy nhiên, bạn không nên dùng ngó sen sống để trộn mà thay vào đó, hãy luộc thật chín với nước sôi rồi bảo quản trong tủ lạnh cho đến khi thật mát mới đem ra trộn gỏi. Làm như vậy, bạn sẽ vừa đảm bảo vệ sinh khi ăn mà ngó sen cũng vẫn giữ được độ giòn ngon của nó.
Tham khảo list món ngon từ ngó sen
Nếu bạn đang phân vân chưa biết ngó sen làm món gì thì hãy tham khảo ngay list món ngon từ ngó sen mà chúng tôi tổng hợp dưới đây nhé!
Món nộm ngó sen
Nộm ngó sen chay
Nộm ngó sen tai lợn
Nộm ngó sen thịt gà
Nộm sứa ngó sen
Nộm ngó sen tôm thịt
Nộm ngó sen rau tiến vua
Ngó sen ngâm chua ngọt
>>> Xem thêm: 6 cách làm nộm ngó sen vị chua ngọt ngon hết sảy
Món ngó sen xào
Ngó sen xào tỏi
Ngó sen xào tôm
Ngó sen xào thịt
Ngó sen xào chay
Mực xào ngó sen
Ngó sen xào đậu phộng
Món canh từ ngó sen
Canh chua ngó sen nấu tôm
Canh ngó sen đậu phộng
Canh gà hầm ngó sen
Canh ngó sen hầm ngô và đậu đỏ
Món rán từ ngó sen
Bim bim ngó sen
Ngó sen chiên thịt lợn
Bánh ngó sen chiên thịt
Ngó sen tẩm bột chiên xù
Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp bạn hiểu thêm về tác dụng của ngó sen - một loại nguyên liệu nấu ăn quen thuộc của người Việt Nam. Hy vọng rằng với những gợi ý của chúng tôi, bạn sẽ chế biến được nhiều món ăn thật ngon từ loại nguyên liệu bổ dưỡng này. Đừng quên thường xuyên ghé để tham khảo nhiều thông tin hữu ích và mua sắm những thiết bị gia dụng, điện tử, điện lạnh thông minh nhé! Chi tiết về các sản phẩm bạn có thể liên hệ hotline dưới đây để được hỗ trợ nhanh nhất.
Tham khảo thêm
Xem thêm
Các loại tôm biển và nước ngọt: Tên gọi, hình ảnh
Bật mí cách hấp cá bằng lò vi sóng vừa mềm vừa ngon
Cách luộc dạ dày ngon, giòn, trắng, không bị hôi
Cách nấu cà ri gà nước cốt dừa thơm ngon ai ăn cũng khen
Cách làm cơm cháy bằng chảo tại nhà giòn ngon, đơn giản
Cách ướp thịt bò bít tết ngon mềm nhất
5 Cách làm cua rang me tại nhà thơm ngon nhất
12 Món ngon mùa đông dễ làm cho mâm cơm gia đình thêm hấp dẫn
Mẫu mâm cỗ giỗ, các món ăn đãi tiệc đám giỗ