Thiếu kẽm có nguy cơ gây bệnh gì? Ăn gì để bổ sung kẽm tốt nhất?

Cập nhật: 28/03/2024

Trung bình, một người trưởng thành sẽ cần từ 8 - 11mg kẽm mỗi ngày. Thừa hoặc thiếu kẽm đều không tốt cho sức khỏe. Vậy thừa, thiếu kẽm gây bệnh gì? Ăn gì để bổ sung kẽm tốt nhất? sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất.

Cơ thể thừa thiếu kẽm gây bệnh gì?

1.

Cơ thể cần bao nhiêu kẽm mỗi ngày?

Kẽm (zinc) là một khoáng chất vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với sức khỏe. Nhu cầu về kẽm của mỗi người là khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như độ tuổi, giới tính, thai kỳ,… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng kẽm cần bổ sung cho cơ thể mỗi ngày như sau:

  • Trẻ từ 0 - 6 tháng tuổi: 2mg/ ngày
  • Trẻ từ 7 - 11 tháng tuổi: 3mg/ ngày
  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 3mg/ ngày
  • Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 5mg/ ngày
  • Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 8mg/ ngày
  • Nữ giới từ 14 - 18 tuổi: 9mg/ ngày
  • Nữ giới từ 19 tuổi trở lên: 8mg/ ngày
  • Nam giới từ 14 tuổi trở lên: 11 mg/ ngày
  • Phụ nữ mang thai: 11 - 12 mg/ ngày
  • Phụ nữ đang cho con bú: 12 - 13 mg/ ngày.

nhu cầu kẽm của cơ thể

Nhu cầu về kẽm ở mỗi độ tuổi là khác nhau

Thiếu kẽm gây bệnh gì?

Một chế độ ăn uống nghèo nàn, kém khoa học sẽ khiến cơ thể thiếu kẽm và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy thiếu kẽm bị bệnh gì?

  • Rụng tóc: Kẽm tham gia vào quá trình nhân lên của tế bào và hấp thụ protein. Thiếu kẽm, bạn có thể bị bệnh tự miễn dẫn đến tình trạng rụng tóc trên da dầu.
  • Một số bệnh mãn tính: Tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đây sự tăng trưởng của các tế bào là hai vai trò quan trọng của kẽm. Khi không được bổ sung lượng kẽm cần thiết, nhiều khả năng bạn sẽ phải đối mặt với một số căn bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer, rối loạn thần kinh, bệnh tự miễn,…
  • Khó lành vết thương: Những người bị thiếu kẽm sẽ cần nhiều thời gian hơn để lành các vết thương.
  • Suy giảm thị lực: Kẽm được tìm thấy nhiều trong mắt, đặc biệt là võng mạc. Nó tham gia vào quá trình vận chuyển vitamin A từ gan đến võng mạc để tạo các sắc tố bảo vệ mắt. Thiếu kẽm có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm thị lực.
  • Rối loạn thính giác: Thiếu kẽm gây bệnh gì? Không chỉ ảnh hưởng đến chức năng mắt, thiếu kẽm còn khiến thính giác của bạn bị ảnh hưởng. Kẽm hoạt động như một chất chống oxy hóa và viềm thuần hóa trong tay, hoặc phần bên trong của tai. Nhiều nghiên cứu cho thấy người có lượng kẽm thấp thường bị ù tai.
  • Ảnh hưởng đến xương khớp: Không chỉ canxi, kẽm cũng là thành phần quan trọng đối với sự hình thành và phát triển xương khớp. Thiếu kẽm có thể làm xương yếu, còi xương ở trẻ nhỏ,…
  • Loét miệng: Loét miệng cũng có thể xảy ra nếu cơ thể bị thiếu kẽm. Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung kẽm giúp làm giảm triệu chứng viêm miệng cũng như loét miệng. Xem chi tiết: 9+ nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng thường xuyên cần biết để phòng ngừa.
  • Một số bệnh về da và móng: Thiếu kẽm còn có thể gây mụn, vẩy nến, eczema, móng yếu, dễ gãy,…

Có thể bạn quan tâm: Uống kẽm có thật sự trị được mụn? Nên dùng thế nào?

thiếu kẽm gây bệnh gì

Thiếu kẽm có thể gây rụng tóc

Thừa kẽm có tác hại gì?

Kẽm đóng vai trò quan trọng với cơ thể. Thiếu kẽm gây nhiều bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là càng nhiều kẽm càng tốt. Thừa kẽm có thể khiến bạn bị buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và dễ bị chảy máu đường ruột. Không những vậy, bổ sung nhiều kẽm hơn nhu cầu của cơ thể còn dẫn đến một số triệu chứng giống bệnh cảm cúm như sốt, ớn lạnh, ho, nhức đầu, thậm chí còn gây ra rối loạn trong phản ứng miễn dịch.

Dấu hiệu trẻ thiếu kẽm

2.

Trẻ em là một trong những đối tượng rất dễ bị thiếu kẽm. Biểu hiện trẻ thiếu kẽm thường gặp như sau:

  • Rối loạn giấc ngủ và hành vi
  • Rụng tóc, vết thương khó lành
  • Tiêu chảy mạn tính
  • Mắc các bệnh về da như eczema, vẩy nến, mụn trứng cá, viêm da,…
  • Chậm lớn, còi cọc
  • Viêm móng; móng giòn, yếu, dễ gãy; có đốm trắng ở lòng móng, móng có đường sọc; móng mọc chậm.
  • Dễ bị dị ứng.
  • Chán ăn, ăn không ngon.
  • Khô da
  • Thiếu máu
  • Dậy thì muộn.

dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ

Trẻ có thể bị chậm lớn còi cọc do thiếu kẽm

Thiếu kẽm nên ăn gì?

3.

Thiếu kẽm nên gì? Ăn gì để bổ sung kẽm? Đây chắc hẳn là điều mà rất nhiều người muốn biết ngay lúc này. Dưới đây là một số thực phẩm giàu kẽm mà bạn nên bổ sung trong thực đơn hằng ngày:

  • Thịt: Thịt là thực phẩm rất nhiều kẽm, đặc biệt là thịt bò, thịt lợn. Trong 100g thịt bò có chứa khoảng 12,3 mg kẽm, còn 100 g thịt lợn chứa khoảng 5mg. Dù giàu kẽm nhưng thịt cũng có hàm lượng chất béo và cholesterol cao, vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều thịt mỗi ngày.
  • Ngũ cốc: 100g ngũ cốc cung cấp đến 52mg kẽm cho cơ thể. Tuy vậy, trong ngũ cốc có Phytates - 1 chất cản trở sự hấp thụ kẽm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta nên chọn các loại ngũ cốc hàm lượng đường thấp để tránh làm mất tác dụng của kẽm.
  • Mầm lúa mì: 100g lúa mì chứa 17mg kẽm. Bạn có thể thêm mầm lúa mì vào các loại bánh hoăc salad để ăn cùng sẽ rất tốt cho sức khỏe.
  • Hạt bí ngô: 100g hạt bí ngô có chứa 10,3mg kẽm. Không chỉ giàu kẽm, hạt bí ngô còn có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư và hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Hạt vừng: 100g hạt vừng cung cấp cho cơ thể khoảng 10mg kẽm. Thêm vừng vào các món salad, bánh mì không chỉ giúp món ăn ngon hơn mà còn bổ sung kẽm và nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể.
  • Động vật có vỏ: Các loại động vật có vỏ như sò, hến, tôm, hàu,… rất giàu kẽm, chẳng hạn 6 con hàu có thể cung cấp 76mg kẽm, gấp 7 lần lượng kẽm cơ thể cần mỗi ngày.

ăn gì bổ sung kẽm

Động vật có vỏ - một trong những thực phẩm giàu kẽm

Hi vọng những chia sẻ của về thừa thiếu kẽm cũng như các thực phẩm giàu kẽm sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!

>> Tham khảo thêm: