Cách bổ sung kẽm cho nam giới và những lưu ý không thể bỏ qua
Được coi là nguyên tố vi lượng quyết định "bản lĩnh đàn ông", kẽm thường được các đấng mày râu chú trọng sử dụng hàng ngày. Vậy bổ sung kẽm cho nam giới như thế nào và cần phải lưu ý gì? Tiếp tục theo dõi bài viết này để có được câu trả lời nhé.
Vai trò của kẽm đối với nam giới
1. Tăng cường sức mạnh sinh lý và duy trì sức khỏe sinh sản cho nam giới
Kẽm đóng vai trò quan trọng quá trình tổng hợp, cấu trúc và bài tiết nhiều loại hormone. Đặc biệt, nguyên tố này rất cần thiết cho cấu tạo thành phần của Testosterone.
Điều này dễ hiểu tại sao khi thiếu kẽm, nam giới thường bị suy giảm ham muốn tình dục, số lượng và chất lượng tinh trùng vì vậy cũng suy giảm khiến cho việc thụ thai khó khăn hơn.
2. Tăng khả năng di chuyển của tinh trùng
Các chuyên gia khuyến cáo nam giới có số lượng tinh trùng đang di chuyển thấp hơn 50%, nguyên nhân có thể là thiếu Vitamin, thiếu chất dinh dưỡng và không ngoại trừ việc thiếu kẽm.
Kẽm không chỉ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng, mà chúng còn được xem là trợ thủ đắc lực làm tăng khả năng di chuyển và sức bền của tinh binh. Nếu tinh trùng yếu, thì chúng sẽ không đủ sức để tiếp cận trứng, làm tăng nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn ở nam giới.
Ngoài ra mỗi lần xuất tinh, cơ thể nam giới có thể dùng hết khoảng 5 miligram kẽm, tương đương với khoảng 1/2 lượng kẽm mà cơ thể hấp thụ trong 1 ngày. Sự xuất tinh thường xuyên có thể dẫn tới thiếu hụt kẽm. Do đó, thiếu hụt kẽm ở đàn ông có thể dẫn tới giảm số lượng, chất lượng tinh trùng và tần suất tình dục.
3. Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với tuyến tiền liệt. Hàm lượng kẽm tập trung nhiều ở tinh dịch và tuyến tiền liệt hơn bất cứ phần nào trong cơ thể. Việc thiếu kẽm có thể gây phì đại tuyến tiền liệt và những thay đổi khác ở tuyến sinh dục quan trọng này.
Vì vậy, kẽm liên quan đến khả năng và tiềm năng sinh dục, đặc biệt quan trọng đối với đàn ông bước qua tuổi trung niên khi các vấn đề về tuyến tiền liệt bắt đầu xuất hiện. Hơn nữa, kẽm còn có khả năng kích thích việc sản sinh ra một loại protein có tác dụng làm "tê liệt" cadmium - một tác nhân nguy hiểm gây bệnh ung thư tiền liệt tuyến.
4. Bảo vệ tuyến giáp
Kẽm là khoáng chất quan trọng trong quá trình sinh ra các nội tiết tố tuyến giáp. Ở nam giới, nếu quá trình này bị gián đoạn sẽ dẫn đến giảm lượng kích thích tố sinh dục nam.
Bổ sung kẽm cho nam giới đúng cách?
Có nhiều cách để bổ sung kẽm cho nam giới. Dưới đây là một số cách được áp dụng nhiều nhất bạn có thể tham khảo
Bổ sung qua chế độ ăn
Thiết lập một chế độ ăn với nhiều thực phẩm giàu kẽm cũng là một cách để tăng lượng kẽm cho cơ thể. Bạn có thể lựa chọn các thực phẩm giàu kẽm như:
- Hàu, tôm, cua, cá...
- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu và thịt gia cầm.
- Chế phẩm từ sữa.
- Các loại hạt: Hạt vừng, hạt bí ngô...
- Các chế phẩm từ ngũ cốc nguyên cám...
Thiếu kẽm do bệnh lý
Trường hợp xác định thiếu kẽm là do bệnh lý, bạn cần thăm khám để được chỉ định cách điều trị phù hợp.
Mỗi ngày cần bổ sung bao nhiêu kẽm cho cơ thể?
Trên thực tế, nhu cầu về kẽm của mỗi người có thể khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là độ tuổi và giới tính. Hãy tham khảo những thông tin dưới đây để biết hàm lượng kẽm thiết yếu hằng ngày của bản thân, tránh bổ sung quá nhiều hoặc để thiếu hụt bạn nhé:
- Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở xuống: 2mg kẽm/ngày
- Trẻ em từ 7 đến 12 tháng tuổi: 3mg kẽm/ngày
- Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi: 5mg kẽm/ngày
- Nam giới từ 9 đến 13 tuổi: 8mg kẽm/ngày
- Nam giới trên 14 tuổi: 11mg kẽm/ngày
- Nữ giới trên 19 tuổi: 8mg kẽm/ngày
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: 11 - 12mg kẽm/ngày
Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của kẽm với nam giới.
Xem thêm
Cách tăng kích thước vòng 1 - căng tròn, mịn màng
9 bài tập yoga đơn giản chữa đau lưng cực hiệu quả
Cách sử dụng hoa đu đủ đực tươi, phơi khô đúng cách
Cách dùng chỉ nha khoa đúng cách để bảo vệ răng, nướu
Làm gì khi bà bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm?
Nguyên nhân và cách trị viêm nang lông vùng kín an toàn, hiệu quả
Uống sữa đậu nành mỗi ngày có tốt cho sức khỏe không?
LDL cholesterol, HDL cholesterol, cholesterol toàn phần là gì? Bảng đánh giá chỉ số cholesterol
Ashtanga yoga là gì? Lợi ích & Một số bài tập ashtanga yoga