Xông tỏi có tác dụng gì? Cách xông mũi bằng tỏi
Từ xa xưa tỏi đã được biết đến là một loài thuốc quý, có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe... Bên cạnh việc dùng tỏi ngâm rượu, ngâm mật ong, ăn sống tỏi để chữa bệnh thì nhiều người còn thường xông tỏi. Vậy xông tỏi có tác dụng gì? Cách xông mũi bằng tỏi như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời bạn nhé.
Tìm hiểu thành phần của củ tỏi. Tỏi có tác dụng gì với sức khỏe?
Theo các chuyên gia tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,...
Trong đó, thành phần có công hiệu chính trong củ tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Bên cạnh đó, tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi còn cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ...
Trong thành phần của củ tỏi có chứa alliin. Hợp chất này sẽ được chuyển hóa thành allicin nếu tỏi được giã nhỏ, đập dập. Allicin được biết đến là chất có tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm hiệu quả, đồng thời có thể làm sạch ổ nhiễm trùng.
Chất scordinin trong tỏi còn có tác dụng giúp tăng cường miễn dịch và hạn chế sự phát triển của các tế bào bất thường liên quan tới viêm xoang. Ngoài ra, tỏi không có cholesterol và hầu như không có chất béo nên rất tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chứng minh được tỏi có tác dụng đối với việc điều trị một số bệnh như:
- Bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản, hen phế quản, viêm xoang...
- Bệnh về đường tiêu hóa như ợ chua, viêm loét dạ dày, tá tràng, khó tiêu. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là tỏi chỉ có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh nhẹ. Với các trường hợp nặng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
- Bệnh tim mạch như huyết áp cao, xơ vữa động mạch...
>>> Có thể bạn quan tâm: Ăn tỏi sống có tác dụng gì? Ăn tỏi nhiều có tốt không?
Xông tỏi có tác dụng gì?
Xông tỏi có tác dụng gì? Xông tỏi là một trong những phương pháp hữu hiệu, đơn giản và an toàn để cải thiện chứng viêm xoang, viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ.
Trong quá trình xông tỏi, dịch nhầy trong xoang có thể được làm loãng và dễ dàng thoát ra ngoài, từ đó làm giảm áp lực bên trong xoang. Xông hơi bằng tỏi còn làm giảm tình trạng nghẹt mũi, giúp người bệnh có thể hít thở một cách dễ dàng hơn.
Theo Đông y, trong củ tỏi còn có chứa rất nhiều hoạt chất kháng sinh mạnh cho nên nó còn là nguyên liệu giúp chữa khỏi bệnh phụ khoa cho chị em.
Cách xông tỏi trị viêm xoang - Cách xông mũi bằng tỏi đơn giản, hiệu quả nhất
Xông mũi bằng tỏi trị viêm xoang như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn cách xông tỏi trị viêm xoang đơn giản nhất để bạn tham khảo:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 3 đến 5 nhánh tỏi đập dập và một phễu giấy chụp vào chén.
- Bước 2: Bạn đun sôi nước rồi cho nước vào chén và cho tỏi đã chuẩn bị cho vào.
- Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ mũi bằng nước muối sinh lý nhằm loại bỏ các chất nhờn để quá trình xông đạt hiệu quả cao nhất.
- Bước 4: Bạn đưa sát mũi vào đầu nhọn của phễu được khoét lỗ nhỏ để điều hướng tinh chất tỏi vào mũi. Sau đó, bạn hít thở sâu và chậm rãi. Thực hiện phương pháp xông mũi bằng tỏi này mỗi tối trước khi ngủ sẽ giúp cải thiện bệnh viêm xoang nhanh chóng.
Một vài lưu ý khi xông mũi bằng tỏi trị viêm xoang
- Không nên xông quá lâu, mỗi lần xông bạn chỉ nên thực hiện khoảng 10 đến 15 phút.
- Giữ khoảng cách nhất định khi đưa sát mặt vào chén xông để không gây bỏng, ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến nhiệt độ của nước xông để đảm bảo không làm tổn thương mũi.
- Khi xông hơi bằng tỏi xong, bạn nên lau sạch hơi nước, ngồi ở chỗ thoáng mát.
- Nếu có cảm giác khó chịu thì không nên tiếp tục xông.
- Nếu không chuẩn bị được phễu, bạn có thể dùng khăn mỏng chùm qua đầu và tiến hành xông hơi nhé.
(Nguồn tham khảo: hellobacsi.com)
Xem video cách xông tỏi bằng mũi
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được xông tỏi có tác dụng gì và cách xông mũi bằng tỏi như thế nào cho hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
Tham khảo thêm:
- Cách làm tỏi ngâm mật ong đơn giản, để được lâu
- Uống tỏi ngâm mật ong vào lúc nào để phát huy hiệu quả tối đa?
- Hướng dẫn làm tỏi đen tại nhà với máy làm tỏi đen Tiross TS906
- Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
- Máy làm tỏi đen là gì? Phân loại máy làm tỏi đen
- Uống nước tỏi có tác dụng gì? Cách uống nước tỏi đúng cách
Xem thêm
Ác mộng là gì? Ngủ hay nằm mơ thấy ác mộng là bị làm sao, bệnh gì?
Tắc tia sữa - Nguyên nhân & dấu hiệu mẹ sau sinh nào cũng cần biết
Kegel là gì? Tập kegel có tác dụng gì cho nam và nữ?
Bệnh K là gì? Tại sao ung thư gọi là K?
Rong nho là gì? Tác dụng của rong nho đối với sức khỏe như thế nào?
Phấn rôm là gì? Phấn rôm có tác dụng gì với trẻ sơ sinh?
Bầu nghén không ăn được phải làm sao? Món ăn cho bà bầu nghén ngon, bổ
Chạy bộ có bị to chân không?
Uống vitamin E vào lúc nào là tốt nhất?