Kẽm Zinc là gì? Tác dụng của kẽm đối với cơ thể như thế nào?

Kẽm Zinc là gì? Tác dụng của kẽm đối với cơ thể như thế nào?

Kẽm là thành phần quan trọng, không thể thiếu nhằm giúp xương của chúng ta khỏe mạnh để nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, nó còn có những công dụng tuyệt vời khác đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu loại chi tiết về khoáng chất này qua bài viết sau đây nhé!

Kẽm có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể con người.

Kẽm Zinc là gì?

1.
  • Về mặt hóa học: Kẽm là nguyên tố kim loại lưỡng tính.
  • Về mặt sinh học: Kẽm là một chất khoáng vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Mặc dù cơ thể chỉ cần chúng với một lượng rất ít nhưng nếu thiếu thì sẽ dẫn đến một số tình trạng bệnh lý.
    Giống như vitamin, cơ thể không thể tự sản sinh ra kẽm mà cần được bổ sung từ bên ngoài. Kẽm được bổ sung vào cơ thể thông qua ăn uống hằng ngày hoặc qua sử dụng các thực phẩm bổ sung kẽm, thực phẩm chức năng bổ sung kẽm hay thuốc bổ sung kẽm (dưới dạng các hợp chất như kẽm sulfat, kẽm gluconat, kẽm acetat)...

Kẽm có vai trò quan trọng với cơ thể và sức khỏe.

Vai trò của kẽm Zinc đối với cơ thể

2.

1. Cải thiện sức khỏe não bộ

Kẽm là khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ. Kẽm cùng với vitamin B6 giúp chất dẫn truyền thần kinh trong bộ não của bạn hoạt động tốt hơn.

Kẽm giúp cải thiện não bộ.

2. Giúp xương chắc khỏe hơn

Xương được ví như bộ khung giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Thành phần cấu tạo chủ yếu để bộ xương luôn chắc khỏe là canxi. Tuy nhiên, kẽm lại là thành phần cần thiết cho xương khỏe mạnh. Không có kẽm, cơ thể của bạn không thể xây dựng được khung xương chắc khoẻ.

Để có được những lợi ích tốt nhất cho xương, bạn nên tiêu thụ kẽm và canxi vào thời gian khác nhau vì hai nguyên tố này có sự hấp thụ cạnh tranh nhau.

Kẽm giúp chắc xương.

3. Giúp tóc chắc khỏe

Một trong những dấu hiệu của sự thiếu hụt kẽm là rụng tóc. Khi cơ thể bạn không đủ kẽm, tóc có thể mỏng dần, dẫn đến gãy rụng. Ngược lại, khi bạn hấp thụ đầy đủ kẽm, tóc trở nên dày và bóng khỏe. Trong thực tế, kẽm rất hữu hiệu để kích thích mọc tóc, vì vậy mà các bác sĩ thường khuyên người bị rụng tóc nên bổ sung kẽm.

Kẽm giúp tóc chắc khỏe hơn.

4. Tốt cho mắt

Một sự thật đáng ngạc nhiên về kẽm là nguyên tố này rất tốt cho đôi mắt của bạn. Khi nói đến thị lực, kẽm hỗ trợ đưa vitamin A vào võng mạc. Nếu không có kẽm, mắt không nhận được đủ lượng vitamin A cần thiết, và kết quả gây suy giảm thị lực. Trong thực tế, thiếu kẽm đặc biệt liên quan đến thoái hóa điểm vàng ở người già.

Vì vậy, bạn cần bổ sung đủ lượng kẽm để bảo vệ đôi mắt và sức khỏe ngay cả khi còn trẻ.

Kẽm rất tốt cho mắt.

5. Giúp cơ bắp mạnh mẽ

Kẽm có công dụng đặc biệt trong việc tăng cường sự săn chắc cho cơ bắp. Nếu muốn cơ bắp mạnh mẽ, bạn nên cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Nguyên tố này được sử dụng để phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện thể dục thể thao. Kẽm cũng hỗ trợ cơ bắp khi mệt mỏi, giúp nâng cao năng suất lao động.

Kẽm tốt cho cơ bắp.

6. Làn da khỏe mạnh

Đầu tiên, kẽm giúp loại bỏ mụn trứng cá vì nó điều chỉnh lượng dầu và làm giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn. Ngoài ra, kẽm giúp sản xuất collagen và chất này mang lại cho bạn làn da trắng sáng, mịn màng.

Kẽm chăm sóc làn da khỏe mạnh.

7. Cân bằng nội tiết tố

Cân bằng nội tiết tố là rất quan trọng đối với sức khỏe. Kẽm giúp cân bằng rất nhiều nội tiết tốt trong cơ thể. Ví dụ, kẽm cần thiết cho sản xuất insulin rất quan trọng để điều tiết lượng đường trong máu. Kẽm cũng cần thiết cho kích thích tố sinh sản và kích thích tố tuyến giáp. Có đủ kẽm sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh bởi vì kích thích tố trong cơ thể bạn được cân bằng.

Kẽm giúp cân bằng nội tiết tố.

8. Kẽm hỗ trợ tăng trưởng ở nam giới

Kẽm là một khoáng chất quan trọng với sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể. Kẽm rất cần thiết cho sự phát triển phù hợp của hệ thống cấu trúc, các cơ quan sinh sản, các kỹ năng động cơ và nhận thức.

Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong chức năng tuyến tiền liệt. Nếu thiếu hụt yếu tố sống còn này thì sẽ dẫn đến trục trặc sinh sản nam giới và các vấn đề tuyến tiền liệt. Việc bổ sung kẽm nếu đúng định lượng có thể mang lại lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng vừa phải để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

tốt cho phái mạnh

9. Một số chức năng khác của kẽm

  • Hỗ trợ chức năng tiêu hóa: Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì tuyến tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời làm kích thích tiêu hóa phù hợp. Kẽm đóng vai trò sản sinh ra các enzyme tiêu hóa, trong đó nó đảm bảo sản sinh các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. Kẽm cũng rất cần thiết cho việc đổi mới các mô ruột và sản sinh mật giúp cho tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ phòng bệnh tiểu đường và ung thư: Vai trò của kẽm trong việc sản xuất insulin đã tạo ra một bức tường phòng thủ cực tốt trong việc chống lại bệnh tiểu đường. Mặt khác, kẽm cũng cải thiện chức năng miễn dịch khi là một chất chống oxy hóa và chống viêm sưng, giúp ích trong việc hỗ trợ phòng ngừa ung thư.
  • Giảm viêm và bệnh mạn tính: Thiếu kẽm dẫn đến hình thành chứng rối loạn miễn dịch, dẫn đến viêm. Viêm có mặt trong phần lớn các bệnh mãn tính cũng như những căn bệnh liên quan đến tuổi tác. Thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết thường là căn nguyên gây viêm ở người tại bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt khi đã có tuổi, cơ thể sẽ trở nên ít có khả năng duy trì các mức độ thích hợp của các vitamin và khoáng chất quan trọng như kẽm, từ đó bệnh tật sẽ phát sinh.

Kẽm có trong những thực phẩm nào?

3.

Thực phẩm tự nhiên bổ sung kẽm

Thực phẩm tự nhiên giàu kẽm.

  • Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc từ dạng cám cho tới nguyên hạt đều chứa hàm lượng kẽm rất lớn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng các loại ngũ cốc ấy cũng chứa thành phần phytates có quan hệ mật thiết với kẽm và có thể cản trở sự hấp thụ chất này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh sử dụng các loại ngũ cốc chứa lượng đường cao bởi lẽ lượng đường ấy có thể làm mất đi các lợi ích sức khỏe của kẽm. Cứ 1 khẩu phần ăn gồm 100g ngũ cốc sẽ cung cấp 52mg kẽm.
  • Mầm lúa mì: Mầm lúa mì cũng là một nguồn thực phẩm giàu kẽm. Cứ 100g mầm lúa mì có thể cung cấp 17mg kẽm, tương ứng với 111% lượng kẽm cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung mầm lúa mì vào bữa ăn của mình bằng cách chế biến các loại bánh hoặc rắc chúng lên món salad của mình.
  • Các loại hạt: Các loại hạt rất giàu kẽm. Đặc biệt, hạt điều chứa rất nhiều loại khoáng chất này: 100g hạt điều có thể mang tới 5,6mg hoặc 37% DV kẽm. Các loại hạt khác có chứa nhiều kẽm bao gồm hạt thông (12% DV), hồ đào, (9% DV), hạnh nhân, đậu phộng và quả óc chó (6% DV) và hạt dẻ (5% DV).
  • Hạt bí ngô: Bên cạnh việc là một loại thực phẩm giàu kẽm, hạt bí ngô cũng sẽ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch thêm khỏe mạnh. 100g hạt bí ngô có thể cung cấp khoảng 10,3mg kẽm, tương ứng với 69% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày. Để có được lượng kẽm tối đa, bạn nên ăn sống hạt bí ngô bởi rang chúng lên có thể làm giảm hàm lượng kẽm.
  • Hạt vừng: Hạt vừng cũng rất giàu các khoáng chất và kẽm là một trong số đó. Cho dù bạn ăn sống hay nghiền chúng thành bơ tahini thì 100g hạt vừng vẫn có thể cung cấp khoảng 10mg kẽm. Hạt vừng có thể được kết hợp trong chế độ ăn uống của bạn bằng cách sử dụng chúng để chế biến ra các món hummus hoặc sử dụng bột hạt vừng thay thế cho bột mì để làm bánh.
  • Thịt: Thịt là một trong các loại thực phẩm giàu kẽm nhất. Nếu bạn sử dụng thịt với lượng vừa đủ thì cơ thể sẽ không mắc các bệnh liên quan đến kẽm. Các loại thịt chứa hàm lượng kẽm cao bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt lơn, thịt gà thường và gà tây.
    + 100g thịt bò nấu chín có thể cung cấp tới 12,3mg hoặc 82% lượng kẽm cần thiết.
    + 100g thịt lợn nạc nấu chín cung cấp 5mg hoặc 33% DV kẽm.
    + Thịt gà cũng chứa hàm lượng kẽm cao. Một đùi gà trống nấu chín cung cấp 15% DV loại khoáng chất này.
    Tuy nhiên, thịt lại chứa hàm lượng chất béo và cholesterol cao. Do đó, bạn nên kiểm soát lượng thịt cần thiết trong bữa ăn của mình.
  • Động vật có vỏ: Các loại động vật có vỏ như cua, sò, tôm hùm và hến chứa rất nhiều kẽm. Chính vì thế, những loại động vật này luôn được ưu tiên có mặt trong danh sách các loại thực phẩm giàu kẽm. Một khẩu phần ăn gồm 6 con hàu có chứa 76mg kẽm, lượng kẽm này cao gấp gần 7 lần lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.
    Tuy nhiên, những loại động vật này chứa hàm lượng kẽm quá cao, vì vậy bạn không nên sử dụng chúng thường xuyên. Lý do là lạm dụng kẽm có thể dẫn đến nguy cơ suy giảm miễn dịch và những khó khăn trong quá trình chuyển hóa các khoáng chất khác.
  • Trái cây: Trái cây là loại thực phẩm chứa một lượng kẽm dồi dào, tuy nhiên không phải loại trái cây nào cũng giàu kẽm. Lựu là loại trái cây vinh dự đứng đầu danh sách các hoa quả giàu kẽm khi một quả lựu tươi cung cấp 1mg kẽm. Trái bơ cũng rất giàu kẽm, trong mỗi quả có chứa 1,3mg kẽm. Quả mâm xôi cũng rất giàu kẽm, một cốc quả mâm xôi mang lại 0,8mg kẽm.
  • Các loại rau: Rau cũng là loại thực phẩm thiết yếu, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Rau củ bao gồm cả các loại đậu như đậu nành, đậu lima, đậu Hà Lan...
    + Đậu nành chứa tới khoảng 9mg kẽm trong khi đậu Hà Lan và đậu lima chứa 2mg kẽm mỗi loại.
    + Các loại rau khác cũng chứa nhiều kẽm bao gồm đậu xanh (1mg) và măng tây (0,5mg).
    + Ngô cũng có thể cung cấp 0,7mg kẽm trong khi khoai tây và bí ngô lại mang tới 0,6mg loại dưỡng chất này.
    + Trong số các loại rau xanh, củ cải Thụy Sĩ là loại thực phẩm giàu kẽm nhất, có thể cung cấp khoảng 0,2mg kẽm cho mỗi khẩu phần ăn.
    + Rau chân vịt cũng là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, trong đó có kẽm. Một khẩu phần ăn rau chân vịt đã nấu chín có thể cung cấp 1,4mg, kẽm tương đương 9% DV khoáng chất này. Đây là lý do bạn nên sử dụng loại rau lá này nhiều trong bữa ăn của mình.
    + Trong các loại rau, bạn nên dành cả sự quan tâm cho nấm bởi lẽ loại thực phẩm này cũng chứa rất nhiều kẽm. Một khẩu phần ăn là nấm trắng nấu chín có thể cung cấp 1,4mg kẽm, tương đương 9% DV kẽm. Lượng kẽm mà nấm cung cấp cao tương đương rau chân vịt. Chính vì vậy, nếu bạn không thích ăn rau chân vịt, bạn có thể thay thế nó bằng nấm để có lượng kẽm tương ứng.
  • Socola đen: Một miếng socola đen có thể giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường chất kẽm cho cơ thể. Ăn socola đen cũng là cách tổng hợp kẽm dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tốt.
    + 100g socola đen có thể mang lại 9,6mg kẽm.
    + 100g bột ca cao cung cấp 6,8mg kẽm, tương ứng 45% DV kẽm.