Bị ho có đờm nên ăn gì và kiêng gì mới tốt?
Việc dùng thuốc kháng sinh điều trị ho có đờm luôn khiến không ít người cảm thấy lo lắng bởi một số những tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế, ngoài việc tuân thủ chỉ định từ đơn thuốc, các bác sĩ cũng vẫn khuyên bạn nên kết hợp ăn hoặc kiêng một số những món ăn để tốt cho việc trị ho đờm. Chúng không những có công dụng cải thiện bệnh mà còn là các món ăn bổ dưỡng, cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy cùng VnAsk tìm hiểu những món ăn trị ho đờm cũng như những món ăn nên kiêng khi điều trị bệnh này nhé!
>>> Theo dõi thêm: Những thực phẩm kỵ nhau tuyệt đối không nên kết hợp
Những món ăn trị ho có đờm
Các món ăn từ củ cải trắng
Nhờ đặc tính kháng viêm, tính mát và vị thanh, củ cải trắng luôn được các chuyên gia về đông y khuyên dùng cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý về hô hấp như viêm khí quản, bụng không tiêu… Loại củ này còn có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, thông họng và xoa dịu các tổn thương vùng họng rất hiệu quả.
Bởi vậy, những món ăn từ củ cải trắng như củ cải luộc, canh củ cải, cháo củ cải… đều là những món ăn rất tốt cho người bị ho có đờm. Bên cạnh đó, chúng còn có cách chế biến rất đơn giản, không mất nhiều thời gian, đặc biệt là rất an toàn, có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.
Cháo thịt bò, cà rốt
Món cháo thịt bò - cà rốt là một món ăn khá quen thuộc và bổ dưỡng đối với các bạn nhỏ mà nhiều gia đình vẫn thường nấu. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, món ăn này còn có tác dụng trị bệnh ho có đờm rất hiệu quả. Thịt bò, cà rốt vốn là những nguồn thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A, kẽm, sắt - các thành phần giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bởi vậy mà chúng cũng rất hiệu quả trong việc làm tiêu đờm, giải cảm, tăng cường năng lượng và sức đề kháng.
Cháo quả la hán
Trong Đông y, quả la hán có vị ngọt, tính mát, được sử dụng làm vị thuốc để chữa các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có bệnh ho đờm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những thành phần có trong quả la hán như glucose, fructose, saponin tritecpen và một số vitamin khác còn có công dụng kháng viêm, tiêu đờm, kháng khuẩn, kháng các virus, vi khuẩn gây hại đến hầu họng. Chính vì vậy, cháo quả la hán cũng chính là một gợi ý trong danh sách các món ăn trị ho đờm mà bạn có thể sử dụng hàng ngày.
Các món ăn từ giá đỗ
Với vị ngọt ngọt, thanh thanh lại dễ sử dụng, những món ăn từ giá đỗ có thể sử dụng trị chứng ho khan, ho có đờm, ho lâu ngày không khỏi cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và người cao tuổi. Đặc điểm của các món ăn từ giá đỗ chính là chế biến đơn giản, bạn có thể sử dụng giá đỗ bằng cách ăn sống, xào, nấu canh chua, canh giá đỗ thịt bò, luộc hoặc có thể ép lấy nước giá đỗ để uống. Tuy nhiên, để vừa phát huy tối đa công dụng điều trị ho có đờm của giá đỗ lại vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nếu dùng thường xuyên, tốt nhất bạn nên tự làm giá đỗ tại nhà thay vì mua giá đỗ ngoài chợ dễ bị tẩm thuốc kích thích hay hóa chất độc hại.
Canh cải cúc
Canh cải cúc là món ăn cuối cùng trong danh sách các món ăn trị ho có đờm mà chúng tôi muốn gợi ý đến bạn. Cải cúc còn gọi là rau tần ô thuộc họ Cúc (Asteraceae). Trong Đông y, rau cải cúc có vị nhạt, đắng, the nhưng lại có tính mát, có tác dụng tiêu đờm, tán phong. Cách chế biến canh cải cúc cũng rất đơn giản, bạn có thể sử dụng thêm thịt băm để nấu vừa giúp trị ho đờm lại vừa ngon miệng, bổ dưỡng.
>> Xem thêm: 7 cách tiêu đờm hiệu quả dễ thực hiện tại nhà
Kiêng ăn gì khi bị ho có đờm?
Đồ uống có gas, cồn
Đồ uống có gas, có cồn như bia, rượu tuy có tính sát khuẩn nhưng nó không giúp bảo vệ họng của bạn, ngược lại nó có thể gây rát cổ họng, làm cho tình trạng viêm họng càng trở nên bị trầm trọng hơn. Biểu hiện rõ nhất là gây khàn tiếng, mất giọng, làm cho tình trạng ho nặng hơn và làm tăng lượng đờm trong cổ.
Kem, đồ uống lạnh
Người bệnh ho có đờm không khuyến khích ăn các đồ ăn lạnh, vì những thực phẩm lạnh có thể làm tăng thêm tình trạng rát họng, kích thích các cơn ho, tăng lượng đờm, đồng thời không tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh.
Thực phẩm cay nóng
Những món ăn cay, nóng không chỉ không tốt cho sức khỏe nói chung, nó còn có thêm một tác hại nữa đó là gây ngứa cổ, kích thích cơn ho kéo dài, nhất là với những người bệnh bị ho hen phế quản. Bởi vậy, nếu muốn tiêu đờm, bạn nên tránh xa những món ăn này.
Các sản phẩm từ sữa
Thực chất thì sữa và các sản phẩm từ sữa không làm sản sinh chất nhầy nhưng nó sẽ làm cho chất nhầy trở nên đặc và khó thoát ra ngoài hơn. Vì vậy nếu đang bị ho có đờm thì bạn nên hạn chế tiêu thụ các sản phẩm này nhé.
Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
Những đồ ăn nhanh như pizza, thịt hun khói, đồ ăn nhẹ, bánh nướng, khoai tây chiên… cũng nằm trong danh sách thực phẩm nên kiêng với người muốn tiêu đờm vì chúng có chứa nhiều dầu mỡ, khó tiêu và làm nghiêm trọng hơn những cơn ho đờm của bạn.
>> Xem thêm: Những điều cha mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị ho có đờm
Một số mẹo hay giúp đối phó với bệnh ho có đờm
Bên cạnh danh sách các món ăn giúp hỗ trợ điều trị ho có đờm, chúng tôi cũng muốn gợi ý đến bạn một số phương pháp hỗ trợ khác giúp đẩy lùi căn bệnh này để nó không còn là trở ngại trong cuộc sống của bạn.
Luôn bảo vệ, giữ ấm cho hệ hô hấp. Để giúp cho việc điều trị luôn tiến triển tốt cũng như phòng các bệnh về hô hấp, bạn cần phải giữ ấm hệ hô hấp, quàng khăn cổ khi đi ra ngoài khi trời lạnh. Nên đeo khẩu trang, nhất là khi đến nơi có không khí và môi trường ô nhiễm.
Bổ sung nước đầy đủ, độ ẩm vừa phải. Để giúp làm loãng đờm, bạn nên bổ sung nước đầy đủ, hoặc có thể bổ sung nước hoa quả, vừa giúp bù nước vừa giúp bù khoáng và vitamin. Ngoài ra, nên giữ cho phòng hoặc nơi làm việc có một độ ẩm nhất định.
Tăng cường tập luyện. Rèn luyện thể dục thể thao kết hợp với việc ăn uống và nghỉ ngơi điều độ là cách tốt nhất để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp.
Sử dụng máy khí dung mũi họng. Máy khí dung mũi họng là một loại thiết bị giúp đưa hơi thuốc hoặc hơi nước muối loãng vào trong mũi họng giúp làm loãng đờm và bóc lớp đờm này ra khỏi cổ họng một cách dễ dàng, hiệu quả.
Sử dụng bình rửa mũi, máy hút mũi, đờm. Còn có một cách giúp tống lượng đờm đặc nghẹn ứ trong cổ họng ra đó chính là dùng bình rửa mũi, máy hút mũi, máy hút đờm chuyên dụng. Với cơ chế bơm, hút và đẩy chuyên biệt, máy sẽ giúp lấy đi lượng đờm và vi khuẩn gây tắc nghẽn đường thở, đem lại sự thông thoáng cho mũi họng. Những dụng cụ này được đánh giá là khá an toàn và hiệu quả đối với cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu được sử dụng đúng cách.
>> Xem thêm: Khi nào cần hút mũi, hút đờm? Lưu ý để làm sạch mũi, đờm hiệu quả, an toàn
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những thực phẩm, món ăn nên và không nên ăn để trị ho đờm. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích trong việc đối phó với căn bệnh ho đờm trong thời tiết mùa đông này.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua hoặc tham khảo giá các loại máy khí dung, bình rửa mũi, máy hút mũi, máy hút đờm thì có thể truy cập vào website hoặc liên hệ ngay tới hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí:
>> Xem thêm bài viết liên quan:
- Khô mũi là biểu hiện của bệnh gì? Làm thế nào để tránh khô mũi mùa đông, trời hanh?
- Chứng sổ mũi, chảy nước mũi: Nguyên nhân, tác hại, cách chữa trị và phòng tránh
- Chứng nghẹt mũi: Nguyên nhân, tác hại, cách chữa trị và phòng tránh hiệu quả
- Rửa mũi có tác dụng gì? Có nên rửa mũi thường xuyên không?
- Hướng dẫn sử dụng bình rửa mũi đơn giản, đúng cách và đảm bảo an toàn
- Ho khan là gì? Ho khan là ho như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị ho khan
Xem thêm
Cách tăng kích thước vòng 1 - căng tròn, mịn màng
Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là thấp cần thở máy?
Ác mộng là gì? Ngủ hay nằm mơ thấy ác mộng là bị làm sao, bệnh gì?
Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
Con gái nên giặt đồ thế nào để tránh bệnh phụ khoa
Chỉ thị 10 là gì? Những điều cần biết về Chỉ thị 10 của TPHCM
Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai có đoán được là trai hay gái?
Sau khi quan hệ bao lâu thì có thai? Dấu hiệu mang thai sớm nhất 1, 2 tuần đầu
7 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà bạn cần biết