5 Bài tập yoga cho người đau vai gáy giúp giảm đau cổ vai gáy hiệu quả
Những bài tập yoga luôn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của con người. Trong số những lợi ích đó phải kể tới khả năng hỗ trợ giảm đau vai gáy hiệu quả. Trong bài viết này, VnAsk sẽ gợi ý giúp bạn 5 bài tập yoga cho người đau vai gáy đơn giản mà hiệu quả. Hãy tham khảo và thực hiện ngay để có thể cải thiện các triệu chứng đau mỏi vai gáy đầy khó chịu bạn nhé.
>>> Tìm hiểu thêm: Có bầu tập yoga được không? Bài tập yoga cho bà bầu, cho mẹ và bé luôn khỏe
Cần lưu ý gì khi thực hiện yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy?
5 bài tập yoga cho người đau vai gáy đơn giản, dễ thực hiện
Tại sao những bài tập yoga cho người đau vai gáy lại có tác dụng?
Những bài tập yoga với các động tác nhẹ nhàng, vừa sức sẽ có tác động tới những người đang gặp phải các vấn đề về vai gáy như sau:
- Một số bài tập yoga có thể làm hạn chế cảm giác co cứng, đau mỏi gáy, cổ, vai, từ đó giúp người tập có thể vận động dễ dàng và linh hoạt hơn.
- Yoga cũng giúp kích thích quá trình lưu thông máu ở khu vực cổ, vai, gáy để cung cấp đầy đủ oxy cùng các dưỡng chất thiết yếu cho tế bào nhằm chữa lành những tổn thương, đồng thời giải phóng các dây thần kinh khỏi sự chèn ép của các acid lactic.
- Các động tác yoga cũng có tác động lên vùng cơ vai, gáy nhằm nâng cao độ đàn hồi và tính dẻo dai của hệ thống cơ, xương, khớp giúp vùng cổ, vai, gáy được thư giãn, giảm đau mỏi hơn.
Cần lưu ý gì khi thực hiện yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy?
- Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ cho quá trình tập yoga, ví dụ như thảm tập yoga, bóng tập yoga, khắn thấm mồ hôi...
- Đặc biệt, bạn không nên thực hiện các bài tập yoga khi bụng no hoặc quá đói.
- Nên lựa chọn trang phục thoải mái, nhẹ nhàng, đơn giản và có khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả.
- Cần luyện tập vừa sức, kiên trì và bền bỉ, không nên vội vàng, nôn nóng. Nên thực hiện các bài tập ít nhất là trong 2 tuần liên tiếp.
- Thực hiện các động tác yoga theo đúng kỹ thuật.
- Nên chọn vị trí luyện tập ở những nơi yên tĩnh, thoáng mát và sạch sẽ.
- Tránh xa những môn thể thao có thể ảnh hưởng tới khu vực cổ, vai, gáy như bóng rổ, bóng chuyền, nâng tạ...
- Nên giữ cổ và lưng thẳng trong các sinh hoạt thường ngày.
- Giữa các giờ làm việc, bạn nên dành một vài phút để nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để khí huyết được lưu thông.
- Khi luyện tập yoga, bạn nên gác lại những suy nghĩ về công việc, cuộc sống thường ngày để có được tinh thần thoải mái nhất, tập trung nhất vào các động tác.
Đặc biệt, bạn cần thực hiện khởi động kỹ lưỡng trước khi bước vào tập luyện. Các bước khởi động có thể được thực hiện như sau:
- Bạn thả lỏng cơ thể bằng cách ngồi ở tư thế thoải mái nhất, đồng thời nhắm mắt lại và buông bỏ hết những căng thẳng.
- Sau đó, bạn đặt mu bàn tay lên giữa lưng, tập trung vào hơi thở. Khi hít vào, bạn hãy tưởng tượng hơi thở của mình đi xuống xương sống, đồng thời xương sườn nâng lên và mở rộng. Còn khi thở ra, hãy để xương sườn thư giãn.
- Bạn nên thực hiện động tác hít thở trên khoảng 10 lần, sau đó thả tay và từ từ mở mắt ra.
Sau đây là 5 bài tập yoga cho người đau cổ, vai, gáy để bạn có thể tham khảo:
Bài tập giảm đau mỏi cổ vai gáy cho dân văn phòng
5 bài tập yoga cho người đau vai gáy đơn giản, dễ thực hiện
Bài tập yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy số 1 - tư thế vặn mình
Mặc dù khá đơn giản, thế nhưng những động tác của bài tập này có thể giúp người tập thư giãn toàn bộ phần cổ, vai, gáy, đồng thời giúp cải thiện tình trạng nhức mỏi ở các vị trí này.
Cách thực hiện bài tập này như sau:
- Bước 1: Bạn ngồi trên thảm tập yoga, thả lỏng 2 tay, 2 chân khoanh lại, đồng thời hướng khuôn mặt sang bên phải.
- Bước 2: Bạn đưa chân phải lên và vắt chéo chân phải lên đầu gối của chân trái, đồng thời duỗi thẳng tay trái và giữ lấy ngón cái của bàn chân trái rồi sau đó co tay phải ra sau lưng.
- Bước 3: Bạn giữ nguyên tư thế này khoảng 10 giây.
- Bước 4: Sau 10 giây, bạn từ từ thả lỏng, nghỉ ngơi vài giây và thực hiện tương tự với bên còn lại.
Kiên trì tập luyện động tác này 20 phút mỗi ngày bạn sẽ có thể cải thiện chứng đau cổ, vai, gáy đấy.
Bài tập yoga chữa đau vai gáy số 2 - tư thế nhân sư
Khi thực hiện tư thế nhân sư, các dây thần kinh ở cột sống cổ sẽ được giải phóng áp lực, từ đó giúp cho cơn đau có thể được giảm bớt. Tuy nhiên, bạn cần chú ý là bài tập này không phù hợp với những người bị chấn thương ở vùng lưng hoặc bị đau đầu nhé.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn nằm sấp trên thảm rồi duỗi thẳng 2 chân và khép vào nhau.
- Bước 2: Bạn co hai tay lại sao cho từ khuỷu tay tới bàn tay chống xuống sàn để làm điểm tựa cho cơ thể.
- Bước 3: Bạn ưỡn ngực căng hết mức có thể, đồng thời uốn cong phần lưng và hướng mặt thẳng về phía trước. Hãy cố gắng giữ bụng áp sát thảm tập bạn nhé.
- Bước 4: Bạn giữ nguyên tư thế này khoảng 20 giây, đồng thời kết hợp hít thở thật sâu và nhịp nhàng.
- Bước 5: Thả lỏng cơ thể và trở về tư thế ban đầu.
Hãy thực hiện lặp lại bài tập này khoảng 5 lần và áp dụng thường xuyên hằng ngày để có được hiệu quả tích cực nhất bạn nhé.
Bài yoga giảm đau mỏi cổ vai gáy số 3 - tư thế con mèo
Tư thế con mèo sẽ có tác dụng trực tiếp lên toàn bộ vùng vai, cổ và cột sống lưng của người tập, từ đó sẽ giúp giảm áp lực ở những vùng cơ này và cải thiện tình trạng đau nhức.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn chuẩn bị ở tư thế bò trên sàn tập và 2 bàn tay cùng đầu gối chống xuống sàn (giống dáng của con mèo).
- Bước 2: Hãy hít thở thật sâu, đồng thời ưỡn phần lưng xuống thấp và nâng mông, ngẩng mặt lên.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trên khoảng 5 đến 7 giây, sau đó, bạn thở ra, hóp bụng lại và siết chặt cơ bụng, cơ hông. Đồng thời, bạn kéo phần lưng và mông lên cao rồi gập đầu xuống dưới sao cho cằm sát vào hõm ngực và thở ra nhẹ nhàng.
- Bước 4: Bạn lặp lại bài tập này khoảng 5 lần và thực hiện đều đặn để có kết quả tốt nhất nhé.
Bài tập yoga chữa đau mỏi vai gáy số 4 - tư thế em bé
Để thực hiện bài tập này, bạn làm theo các bước sau đây:
- Bước 1: Bạn ngồi xuống sàn hoặc thảm tập sao cho 2 chân gập lại rồi ngồi lên gót chân.
- Bước 2: Hãy hít một hơi thật sâu và vươn cánh tay qua đầu.
- Bước 3: Bạn thở ra và gập người về phía trước, đồng thời đưa tay thẳng ra trước mặt.
- Bước 4: Từ từ nâng người lên và đưa tay về vị trí ban đầu, đồng thời nhẹ nhàng hít thở và kết thúc bài tập.
Thực hiện lặp lại các động tác trên khoảng 5 lần mỗi ngày để có tác dụng tốt nhất bạn nhé.
Bài yoga giảm đau mỏi cổ vai gáy số 5 - tư thế sợi chỉ xâu qua kim
Bài tập này có tác dụng giải quyết tình trạng căng cơ ở khu vực giữa xương bả vai. Lưu ý, các động tác trong bài tập này nên được thực hiện nhẹ nhàng và uyển chuyển.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn đặt đầu gối và hai bàn tay chạm sàn (tư thế cái bàn).
- Bước 2: Giữ bàn tay phải trên sàn. Trong khi đó, bạn hãy luồn tay trái qua khoảng hở giữa đầu gối phải và tay phải. Lưu ý, vai trái nên chạm sàn và lòng bàn tay ngửa lên.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế của hai đầu gối, đồng thời nhấc mông cao.
- Bước 4: Vươn tay phải phải qua khỏi đầu và mặt hướng lên trần nhà. Duy trì tư thế trong 30 giây rồi quay lại tư thế ban đầu.
- Bức 5: Đổi tay và lặp lại bài tập.
Để có kết quả nhanh chóng, bạn nên thực hiện lặp lại bài tập này khoảng 5 lần mỗi ngày.
Trên đây là 5 bài tập yoga cho người đau vai gáy giúp giảm đau cổ vai gáy hiệu quả. Hi vọng rằng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn.
Nếu có nhu cầu trang bị thảm tập yoga hay các sản phẩm máy massage vai, gáy..., bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới:
Tham khảo thêm:
- Tác dụng của tập yoga buổi sáng & 6 Bài tập yoga buổi sáng cho ngày mới tràn đầy năng lượng
- 5 Bài tập yoga dễ ngủ, giúp cho giấc ngủ ngon hiệu quả nhất
- Bài tập yoga trẻ hoá khuôn mặt hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà
- Nên chọn mua thảm tập yoga PVC hay thảm yoga TPE
- Yoga là gì? Lợi ích của yoga đối với sức khỏe và tinh thần
- Ashtanga yoga là gì? Lợi ích & Một số bài tập ashtanga yoga
Xem thêm
Cách mát-xa cho trẻ sơ sinh giúp bé ngủ ngon, tiêu hóa tốt
Phụ nữ có nên cạo lông ở vùng kín không?
Vì sao bạn gái nên thường xuyên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ?
Tác dụng của yoga với trẻ em là gì? Các bài tập yoga kid cho trẻ em đơn giản
Cách sử dụng đông trùng hạ thảo khô mang lại hiệu quả
Vinyasa yoga là gì? Có đặc điểm và lợi ích gì? Các động tác vinyasa yoga phổ biến
Thức khuya có hại gì? Tác hại của thức khuya đối với phụ nữ và nam giới
Hít dầu gió nhiều có tốt không? Dầu gió có tác dụng gì?
Uống nước gừng có tác dụng gì? Uống nước gừng đúng cách thế nào?