Có bầu tập yoga được không? Bài tập yoga cho bà bầu, cho mẹ và bé luôn khỏe
Có bầu tập yoga được không? Bài tập yoga cho bà bầu, cho mẹ và bé là gì? Trong bài viết dưới đây của sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn. Hãy tham khảo nhé!
Bà bầu có tập được yoga không?
Yoga là một bộ môn khoa học giúp rèn luyện tâm lý cho các mẹ bầu. Bộ môn này bao gồm các động tác phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ, giúp các mẹ trở nên dẻo dai và thư thái hơn. Thực tế cho thấy, nếu như mẹ bầu không có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe thì có thể tập yoga. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để vừa đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con, vừa mang lại hiệu quả về sức khỏe trong khi tập. Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ bầu nên bắt đầu tập sau tuần thứ 12 của thai kỳ.
Lợi ích khi bà bầu tập yoga
Đối với mẹ bầu
- Tăng tính linh hoạt và giúp mẹ có thể chuyển động dẻo dai. Các dây chằng và cơ bắp sẽ trở nên đàn hồi hơn, giúp giảm nguy cơ bị chuột rút và đau nhức trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
- Giảm căng thẳng, stress và hạn chế lo lắng, giúp mẹ bầu ổn định tâm lý, có thể xử lý kịp thời những cơn đau khi chuyển dạ.
- Giảm nguy cơ tiểu không tự chủ, bàng quang và sa ruột.
- Tạo sự cân bằng về nội tiết, giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm các vấn đề về giữ nước và phù.
- Tăng cường thể chất, giúp mẹ bầu có giấc ngủ sâu và ngon hơn.
- Giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng, có thể lấy lại vóc dáng nhanh chóng sau sinh.
- Giảm nguy cơ sinh non, hỗ trợ duy trì lượng nước ối.
Đối với thai nhi
- Khi mẹ bầu tập yoga sẽ có tinh thần thoải mái, tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
- Giúp bé sinh ra có cân nặng chuẩn, khỏe mạnh.
- Hỗ trợ kích thích chức năng não bộ của trẻ ngay từ khi trong bụng thông qua các giác quan, giúp trẻ nhanh chóng hoàn thiện trí tuệ.
- Giúp mẹ bầu hít thở sâu, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi tập yoga
Mẹ bầu không nên tập yoga nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu như sau:
- Người được chẩn đoán là tiền sản giật hoặc huyết áp cao.
- Người có nguy cơ sảy thai cao hoặc đã từng sảy thai.
- Vỡ màng ối hoặc bắt đầu quá trình chuyển dạ.
- Âm đạo bị chảy máu bất thường hoặc cảm thấy khó chịu.
- Chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý trong từng giai đoạn của thai kỳ:
Trong 3 tháng đầu: Mẹ bầu nên tập hít thở và khởi động nhẹ nhàng để có thể cung cấp oxy, nuôi dưỡng thai nhi, tránh tình trạng sảy thai. Trong giai đoạn này, mẹ bầu không bị hạn chế quá nhiều về vòng bụng, nhưng đây là giai đoạn khá nhạy cảm nên mẹ bầu vẫn phải tuân thủ các quy tắc an toàn, cụ thể:
- Uống đủ nước trước và sau khi tập.
- Bắt đầu tập bằng những động tác nhẹ nhàng.
- Đảm bảo các động tác tập phải phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Chọn trang phục tập thoải mái, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Nên ăn nhẹ trước khi tập 30 phút để duy trì năng lượng cho cơ thể trong suốt buổi tập.
Trong 3 tháng giữa: Mẹ bầu nên tập các động tác chủ yếu dành cho lưng và chân để hạn chế tình trạng chuột rút, đau lưng. Giai đoạn này bụng của bạn đã to lên rất nhiều, các khớp xương cũng bắt đầu nới lỏng làm ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng của mẹ bầu. Do đó, bạn cần tránh các động tác đòi hỏi khả năng thăng bằng hoặc phải đứng một chân. Hơn nữa, bạn tuyệt đối không được căng cơ bụng, hạn chế các động tác nằm ngửa và cần tập trung vào tâm trí nhiều hơn cơ thể để có thể thư giãn đầu óc.
Trong 3 tháng cuối: Đây là giai đoạn khó để mẹ bầu có thể tập trung luyện tập các động tác. Do đó, mẹ bầu nên tránh các động tác ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ. Những động tác kéo giãn căng người cũng không còn phù hợp trong giai đoạn này nữa.
Các bài tập yoga cho mẹ bầu
Bài tập 1:
- Bước 1: Tư thế ngồi thẳng, hai tay chống sau lưng.
- Bước 2: Duỗi thẳng chân, mở rộng ngang vai, lòng bàn chân hướng về phía trước.
- Bước 3: Di chuyển hai bàn chân úp vào trong, lặp lại động tác này khoảng 20 lần.
Bài tập 2:
- Bước 1: Tư thế đứng thẳng lưng, chân mở rộng ngang vai, đầu gối cong nhẹ, hai tay chống lên đùi.
- Bước 2: Giữ nguyên tư thế, hít thở sâu. Bạn lặp lại động tác này 4 lần.
Bài tập 3:
- Bước 1: Tư thế đứng thẳng, bước một chân lên phía trước, một tay đỡ sau lưng.
- Bước 2: Hít thở đều rồi đổi chân. Lặp lại động tác mỗi chân 4 lần.
Bài tập 4:
- Bước 1: Tư thế ngồi thẳng lưng, hai chân khoanh lại sao cho lòng bàn chân chạm vào nhau.
- Bước 2: Đặt hai bàn tay lên gối.
- Bước 3: Nâng hai đầu gối lên, giữ khoảng 30 giây rồi đặt hai đầu gối xuống sàn sao cho lưng thẳng.
>>> Khám phá ngay: Hướng dẫn bài tập yoga tại nhà cơ bản, đơn giản cho người mới tập
Trên đây là một số bài tập yoga cho bà bầu mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. mong rằng bạn đã lựa chọn được cho mình một bài tập phù hợp. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Nếu có nhu cầu đặt mua các sản phẩm thảm tập yoga, bạn hãy truy cập website hoặc liên hệ đến hotline dưới đây của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh chóng:
>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Bồ công anh là cây gì? Có mấy loại? Tác dụng của cây bồ công anh là gì?
Dầu gấc có tác dụng gì? Cách làm dầu gấc nguyên chất đơn giản tại nhà
Que thử thai 1 vạch đậm 1 vạch mờ là sao? Có thai không?
Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai có đoán được là trai hay gái?
Cách làm hồng nhũ hoa và "cô bé" tại nhà bằng phương pháp tự nhiên
6 bài tập giảm mỡ lưng cho nữ giúp giảm béo lưng hiệu quả tại nhà
Máu báo thai màu gì? Ra máu báo thai thử que được chưa?
Nên uống nhụy hoa nghệ tây vào lúc nào tốt nhất?
9 tác dụng tuyệt vời của gừng đối với sức khỏe