Mách bạn uống Kẽm đúng cách cho cơ thể thêm khỏe mạnh

Cập nhật: 28/03/2024

Kẽm (Zinc) là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò sinh học rất quan trọng đối với cơ thể con người. Thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của chúng ta, vì vậy bạn cần bổ sung đầy đủ loại khoáng chất này nhé. Vậy uống kẽm đúng cách như thế nào để cơ thể được khỏe mạnh? Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé!

Tác dụng của việc uống kẽm đúng cách

1.

Uống kẽm đúng cách và đúng liều lượng như thế nào?

Uống kẽm đúng cách và đúng liều lượng như thế nào?

  • Kẽm Zinc giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
  • Kẽm giúp hỗ trợ trẻ em tăng trưởng chiều cao và cân nặng.
  • Phụ nữ có thai được cung cấp đầy đủ kẽm thì sẽ giảm buồn nôn, mệt mỏi.
  • Hỗ trợ tăng cường sinh lực cho phái mạnh.
  • Kẽm oxide có khả năng làm dịu da tốt.
  • Khi được hấp thụ vào cơ thể, kẽm kết có khả năng hỗ trợ làm giảm mụn và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm trên da.
  • Zinc Citrate có khả năng hỗ trợ chống viêm, giúp vết thương nhanh lành hơn.
  • Ngoài ra nguyên tố vi lượng này còn hỗ trợ quá trình tái tạo collagen.

Kẽm giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm trên da

Kẽm giúp hỗ trợ ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm trên da

Uống kẽm đúng cách như thế nào?

2.

1. Liều lượng bổ sung kẽm cho cơ thể

Người bình thường có thể hấp thụ 8 - 10 mg kẽm/ngày. Đặc biệt phụ nữ có thai thì nên bổ sung khoảng 11 mg/ngày.

Chú ý: Không nên hấp thụ quá 40 mg kẽm trong một ngày vì có thể bị buồn nôn, đau bụng, nhức đầu,...

2. Ai cần bổ sung kẽm?

  • Những người thiếu kẽm do có chế độ ăn uống thất thường với các biểu hiện: Da khô, bong tróc, nổi nhiều mụn,...
  • Bổ sung kẽm cho nam giới bị yếu sinh lý để thúc đẩy sự tổng hợp Testosterone, tăng chất lượng cuộc yêu và chất lượng tinh trùng.
  • Bổ sung kẽm cho phụ nữ có thai và đang cho con bú nhằm giúp cả mẹ và con khỏe mạnh hơn.
  • Trẻ em cũng cần được bổ sung kẽm đầy đủ để phát triển trí não và chiều cao.

Bổ sung kẽm cho phụ nữ có thai giúp giảm buồn nôn, mệt mỏi trong suốt thai kỳ

Bổ sung kẽm cho phụ nữ có thai giúp giảm buồn nôn, mệt mỏi trong suốt thai kỳ

3. Uống kẽm đúng cách như thế nào?

Để cơ thể hấp thu tốt lượng kẽm được bổ sung, bạn nên:

  • Uống sau bữa ăn 30 phút.
  • Thời gian uống kẽm là 2 - 3 tháng sau đó ngưng.
  • Trong thời gian uống kẽm bạn có thể bổ sung thêm vitamin tăng khả năng hấp thụ kẽm như A, C, B6,...
  • Nếu bạn đang bổ sung cả kẽm và sắt thì nên uống kẽm trước sắt ít nhất 30 phút nhé (vì sắt cản trở sự hấp thu kẽm của cơ thể).
  • Không nên bổ sung kẽm khi cơ thể đang uống kháng sinh.
  • Không nên uống kẽm hàng ngày, chỉ uống khi cơ thể thiếu kẽm.
  • Không uống quá liều lượng cho phép.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn tăng/giảm liều lượng hoặc khi có vấn đề thắc mắc.
  • Cần chữa các bệnh gây thiếu kẽm trước như rối loạn đường tiêu hóa rồi mới bổ sung.
  • Không uống rượu bia khi đang bổ sung kẽm.

Lưu ý: Thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo sử dụng hiệu quả và phù hợp với thể trạng sức khỏe của bản thân nhé.

Qua bài viết này, hy vọng VnAsk đã giúp bạn nắm được những kiến thức về uống kẽm đúng cách như thế nào cho cơ thể thêm khỏe mạnh.