Vitamin nhóm B có "lợi ích vàng" gì đối với sức khỏe?
Vitamin và khoáng chất là những thành phần chủ yếu bảo vệ sức khỏe, sức đề kháng, làn da... và mọi bộ phận trên cơ thể bạn. Vì vậy việc bổ sung và nắm rõ vai trò của nó là vô cùng cần thiết. Hãy đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về Vitamin nhóm B nhé!
Vitamin nhóm B gồm mấy loại?
Vitamin nhóm B có nhiều loại khác nhau, chủ yếu là vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B7, vitamin B9 và vitamin B12.
- Vitamin B đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, hệ thần kinh, mắt, cơ bắp, các cơ quan, da và tóc.
- Vitamin B là nguyên liệu cần thiết trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và hoạt động điều hòa các phản ứng hóa học trong cơ thể của các enzyme, protein.
- Các nguồn cung cấp vitamin B tốt nhất là rau, hoa quả, thịt và cá.
Lợi ích của vitamin nhóm B đối với sức khỏe
1. Vitamin B có thể giảm nguy cơ đột quỵ, đẹp da và tóc
Đột quỵ là tình trạng cục máu đông ngăn dòng máu chảy vào não. Bổ sung vitamin B có thể giúp giảm tới 7% nguy cơ đột quỵ.
Vitamin B đóng một vai trò trong sự trao đổi chất và duy trì da, tóc khỏe mạnh.
2. Vitamin B1 ngăn chặn bệnh tê phù Beriberi
Những người bị suy dinh dưỡng hoặc uống quá nhiều rượu thường có nguy cơ mắc bệnh beriberi cao. Thiếu hụt vitamin B1 (thiamine) gây ra bệnh tê phù beriberi - một căn bệnh ảnh hưởng đến tim, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Ngoài ra Vitamin B1 cũng giúp hỗ trợ tăng tuần hoàn máu.
Vitamin B1 được tìm thấy trong các loại thực phẩm như yến mạch, sữa khô, cam, quả hạch, trứng, các loại hạt, đậu Hà Lan, đậu... Đối với phụ nữ, lượng vitamin B1 được khuyến cáo hàng ngày là 1,1 mg và nam giới là 1,2 mg/ngày. Vitamin B1 cũng giúp tăng tuần hoàn máu.
3. Vitamin B2 tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin B2 hỗ trợ giữ cho làn da, tế bào máu và niêm mạc ruột luôn khỏe mạnh. Theo National Institutes of Health, vitamin B2 có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, đục thủy tinh thể và mụn trứng cá. Bởi vậy Vitamin B2 rất sẽ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Nhu cầu vitamin B2 hoặc riboflavin cần thiết của cơ thể là 1,3 mg mỗi ngày ở cả nam và nữ. Các nguồn vitamin B2 tự nhiên là các loại hạt, sản phẩm từ sữa, thịt và rau xanh.
4. Vitamin B3 cung cấp năng lượng
Vitamin B3 còn được gọi là niacin giúp hỗ trợ chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng. Thiếu hụt vitamin B3 có thể gây ra chứng mất trí, tiêu chảy và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thể chất và tinh thần.
Phụ nữ cần 14 mg và nam giới cần 16 mg vitamin B3 mỗi ngày. Nguồn cung cấp vitamin B bao gồm các loại đậu, quả hạch, sữa, cá, bánh mì và thịt nạc.
5. Vitamin B5 thành phần quan trọng của hormone
Vitamin B5 giúp hỗ trợ sản xuất kích thích tố cần thiết cho sự tăng trưởng. Vitamin B5 bổ sung nước cho da, giúp da khỏe mạnh hơn và làm chậm các dấu hiệu lão hóa.
Vitamin B5 hoặc axit pantothenic được tìm thấy trong các loại rau họ cải bắp như cải xoăn và bông cải xanh. Vitamin B5 cũng được tìm thấy trong khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa.
6. Vitamin B6 làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Vitamin B6 có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Theo National Institutes of Health, nhu cầu vitamin B6 cần thiết hàng ngày là 1,3 mcg đối với người lớn. Những thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm chuối, đậu, cà rốt, phô mai, thịt gà, đậu lăng, gạo lức, cá ngừ, hạt hướng dương, bột ngũ cốc nguyên hạt, tôm, rau bina và cá hồi.
7. Vitamin B12 để ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Vitamin B12 giúp hỗ trợ các tế bào máu và các tế bào thần kinh luôn khỏe mạnh.
Người trưởng thành cần 2,4 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Thực vật và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật không chứa vitamin B12, vì vậy người ăn chay có thể bị thiếu hụt loại vitamin này. Các nguồn cung cấp vitamin B12 tự nhiên là cá và các sản phẩm từ thịt, men dinh dưỡng và ngũ cốc.
8. Axít folic - Vitamin B9 cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển
Vitamin B9, còn được gọi là axit folic hoặc folic, giúp hỗ trợ tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
Theo National Institute of Health, người trưởng thành nên bổ sung 400 mcg folate mỗi ngày. Vitamin B9 được tìm thấy trong các loại rau lá xanh đậm, ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt và đậu.
9. Vitamin nhóm B giúp tăng trưởng tóc
Vitamin B hỗ trợ kích thích mọc tóc bằng cách cải thiện tuần hoàn máu ở da đầu. Vì vậy nếu bạn đang bị rụng tóc, các loại thực phẩm giàu vitamin B nên là một phần của chế độ ăn hàng ngày của bạn.
Xem thêm
Lá hẹ có tác dụng gì với nam giới, nữ giới và trẻ nhỏ?
Chế độ dinh dưỡng cho người bị giãn tĩnh mạch: Nên ăn gì, kiêng gì?
Cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh gì? Hình ảnh, các loại, cách nhận biết
Nên cho bé ăn dặm lúc mấy tháng tuổi? Ăn dặm có lợi ích gì?
Đến tháng, tới tháng có nên tập thể dục không?
Ăn mít có nóng không? Bà bầu có nên ăn mít không?
Những thực phẩm tốt cho người đau dạ dày (bao tử)
Tác dụng của giá đỗ là gì? Cách nhận biết giá đỗ sạch hay bị ngâm hóa chất thế nào?
Cách uống vitamin E và C kết hợp cùng lúc để đạt hiệu quả