Ngày rụng trứng là ngày nào? Ngày rụng trứng có biểu hiện hay dấu hiệu gì?

Cập nhật: 28/03/2024

Ngày rụng trứng là thời điểm mà phụ nữ có khả năng mang thai cao nhất, tuy nhiên, ngày rụng trứng là ngày ngày nào thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm những dấu hiệu để chị em phụ nữ có thể nhận biết ngày rụng trứng của mình nhé!

Ngày rụng trứng là ngày nào? Ngày rụng trứng có biểu hiện hay dấu hiệu gì?

Ngày rụng trứng là ngày nào?

1.

Rụng rứng là một biểu hiện sinh lý bình thường của giới nữ ở độ tuổi sinh sản và có tính chu kỳ. Mỗi tháng, cơ thể nữ giới đều sản sinh ra một số lượng trứng nhất định, mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra một trứng. Quá trình rụng trứng diễn ra khi trứng trưởng thành được phóng thích khỏi buồng trứng, đẩy vào ống dẫn trứng. Nó sẽ đi theo ống dẫn trứng để tiến tới tử cung để gặp tinh trùng. Tại đây, nếu tinh trùng gặp được trứng thì sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai. Nếu không, trứng sẽ bị đào thải ra bên ngoài tử cung và tạo nên hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng.

Ngày rụng trứng là ngày nào?

Thông thường, ngày rụng trứng thường diễn ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian rụng trứng ở mỗi người là khác nhau và qua các tháng cũng khác nhau. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài 28 đến 32 ngày, thì rụng trứng có thể xảy ra vào giữa ngày 11 đến ngày 21. Ngoài ra, một số tác nhân như lịch sinh hoạt bị xáo trộn, stress, đau ốm, sử dụng thuốc... cũng có thể làm thay đổi ngày rụng trứng. Vậy làm sao để chúng ta có thể biết được ngày rụng trứng là ngày nào?

Trên thực tế, khi đến ngày rụng trứng, cơ thể phụ nữ sẽ ít nhiều có sự thay đổi. Nếu chúng ta nắm được những dấu hiệu của ngày rụng trứng thì chúng ta có thể dễ dàng xác định được trứng rụng khi nào. Những thay đổi này nếu bạn chú ý quan sát thì hoàn toàn có thể dùng mắt thường hoặc cảm nhận được bằng chính cơ thể của mình. Hiểu rõ các dấu hiệu rụng trứng sẽ giúp tăng khả năng mang thai, trong trường hợp chị em chưa muốn có con sẽ có cách can thiệp và phòng ngừa sớm.

>>> Xem thêm: Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là chuẩn? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt cực đơn giản

Ngày rụng trứng có biểu hiện gì dễ nhận biết?

2.

Dưới đây là một số dấu hiệu ngày rụng trứng thường gặp nhất mà chị em có thể tham khảo.

Chất nhầy cổ tử cung

Trong ngày rụng trứng, dịch nhầy thường nhiều hơn, có màu tương tự như "lòng trắng trứng" và có thể kết dính trên ngón tay hoặc bám chặt trên quần lót. Các chị em có thể không nhận thấy sự thay đổi này của chất dịch nhầy cổ tử cung và không phải tất cả các chất dịch cổ tử cung đều giống nhau nhưng hoàn toàn quan sát và cảm nhận được “vùng kín” đang ẩm ướt. Sự rụng trứng thường xảy ra vào ngày bạn gái có nhiều chất dịch và cảm giác ẩm ướt nhất.

Cách nhận biết ngày rụng trứng qua chất nhầy cổ tử cung

Ngày rụng trứng cũng là thời điểm cơ thể phụ nữ sẵn sàng cho việc thụ tinh, chất nhầy ở cổ tử cung sẽ trở nên ẩm ướt và nhiều hơn để giúp các "tinh binh" dễ dàng di chuyển qua âm đạo, tiếp cận với trứng.

Căng tức bụng dưới

Hiện tượng căng tức bụng dưới là hiện tượng rất thường gặp ở chị em phụ nữ khi trứng rụng và chuẩn bị bước vào kỳ "đèn đỏ". Nhiều người cơ địa yếu có thể cảm thấy căng tức, đau nhức vùng bụng dưới suốt 1 tuần trước kỳ hành kinh. Cơn đau thường ở một bên hoặc bên kia (không cùng bên mỗi lần), nó còn được gọi là hội chứng Mittelschmerz (từ của tiếng Đức, có nghĩa là “đau trung bình”) có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Ngực căng cứng

Ngực đầy và căng cứng hơn, núm vú và vú nhạy cảm hơn cũng có thể là một dấu hiệu ngày rụng trứng. Nguyên nhân của hiện tượng này đó là do khi trứng rụng, nồng độ hormone progesterone trong cơ thể sẽ tăng lên để chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Nếu sờ nắn ngực thì chị em sẽ dễ bị đau bởi lúc này ngực khá nhạy cảm.

Xuất hiện đốm máu nhẹ ở dịch nhầy

Trong ngày rụng trứng, một số chị em cũng có thể thấy xuất hiện những đốm máu nhẹ kèm dịch nhầy ở tử cung do lúc này trứng bị phá vỡ bởi nang trong buồng trứng. Dấu hiệu này nếu có thì thường sẽ xuất hiện vào khoảng ngày 10 đến ngày 14 của chu kỳ.

Đau nhức xương chậu

Đau nhức xương chậu cũng là biểu hiện ngày rụng trứng đang đến

Đau mỏi vùng hông, xương chậu và chỉ đau về một bên cũng là một dấu hiệu ngày rụng trứng phổ biến. Sở dĩ cơn đau này chỉ xuất hiện ở một bên xương chậu do trứng chỉ rụng ở một bên vòi trứng.

Tăng ham muốn tình dục

Trong ngày rụng trứng, nữ giới có thể sẽ cảm thấy ham muốn “chuyện ấy” tăng cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do lượng nội tiết tố estrogen trong cơ thể tăng lên, chi phối tâm trạng, cảm xúc khiến cho ham muốn của các chị em cũng tăng lên. Lúc này, các chị em thường thích gần gũi "đối tác" và nghĩ đến “chuyện ấy” thường xuyên hơn. Dấu hiệu này nếu có thì thường kéo dài từ 5 - 6 ngày.

Nhiệt độ cơ thể tăng

Đối với hầu hết chị em phụ nữ, trước khi rụng trứng thì nhiệt độ cơ thể sẽ khá giống nhau. Nhưng khi đến gần thời điểm rụng trứng, thân nhiệt sẽ có thể giảm nhẹ rồi sau đó lại tăng lên cao hơn so với bình thường sau khi trứng rụng. Nhiệt độ trung bình của cơ thể thường rơi khoảng 36,5oC, trước khi rụng trứng thân nhiệt có thể giảm xuống 36,2oC sau đó tăng trở lại đến 37oC cho đến khi bạn thấy kinh.

Nhiệt độ cơ thể tăng cũng là dấu hiệu ngày rụng trứng đang đến

Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể là dấu hiệu cho thấy sự rụng trứng vừa xảy ra. Thời điểm thụ thai tốt nhất là 2 - 3 ngày trước khi thân nhiệt tăng lên. Theo dõi nhiệt độ cơ thể của bạn trong một vài tháng sẽ có thể giúp bạn dự đoán được ngày rụng trứng cũng như thời điểm thích hợp để mang thai nếu muốn. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế theo dõi chu kỳ rụng trứng Beurer OT20 để theo dõi nhiệt độ cơ thể nhằm dự báo trước thời điểm trứng rụng một cách hiệu quả hơn.

>>> Tham khảo: Hướng dẫn sử dụng nhiệt kế theo dõi chu kỳ rụng trứng Beurer OT20

Buồn nôn, chán ăn

Ngoài những dấu hiệu trên, một số chị em phụ nữ còn có hiện tượng buồn nôn, chán ăn, các giác quan như vị giác, khứu giác, thị giác... trở nên nhạy cảm hơn bình thường vào những ngày rụng trứng. Điều này là do trong thời điểm trứng rụng, các tế bào thần kinh ở não sẽ tập trung hơn cho các kích thích, ham muốn tình dục và giảm sự chú ý tới một số vấn đề khác kể cả chuyện ăn uống.

>>> Xem thêm: Quan hệ vào ngày rụng trứng có thai không?

Cách tính ngày rụng trứng

3.

Cách tính ngày rụng trứng không khó nhưng đòi hỏi chị em cần xác định được chu kỳ kinh nguyệt của mình thường kéo dài trong bao lâu? Vì chu kỳ kinh nguyệt của từng người có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bởi vậy, muốn có được kết quả chính xác nhất thì chị em nên theo dõi chu kỳ của mình trong ít nhất 8 tháng để biết được chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình thường kéo dài trong bao lâu.

Cách tính ngày rụng trứng

Chu kỳ thường gặp ở phụ nữ Việt Nam thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày. Để tính được trứng rụng khi nào, bạn cần xác định được ngày hành kinh đầu tiên của 2 chu kỳ gần nhất sau đó dựa theo công thức dưới đây để tính toán ra thời điểm rụng trứng của mình.

Ví dụ: Nếu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài 28 ngày và nó bắt đầu vào ngày mùng 1 của tháng này thì kỳ kinh nguyệt tháng sau là ngày 29. Công thức tính ngày rụng trứng sẽ là:

Ngày rụng trứng = số ngày của 1 vòng kinh - 14 (14 là ngày rụng trứng).

Như vậy, ngày trứng rụng sẽ rơi vào ngày thứ 14 trong chu kỳ của bạn. Điều này cho thấy, nếu vợ chồng quan hệ tình dục trong khoảng thời gian từ ngày 7 đến ngày 18 sau ngày có kinh nguyệt, khả năng thụ thai rất cao.

>>> Xem thêm:

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết ngày rụng trứng là ngày nào cũng như nhận biết được những dấu hiệu của ngày rụng trứng rồi phải không? Hy vọng rằng với việc nắm rõ được những thông tin này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc mang thai hay phòng tránh thai theo ý muốn.

Để tham khảo thêm thông tin về những sản phẩm theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong kỳ "đèn đỏ" như nhiệt kế, cốc nguyệt san, dung dịch vệ sinh phụ nữ... hãy truy cập hoặc liên hệ hotline dưới đây:

Tham khảo thêm