Cách bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt
Chu kì kinh nguyệt là một phần đặc trưng của người phụ nữ. Trong thời gian này, cơ thể của họ thường rất nhạy cảm và cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hơn bao giờ hết, đặc biệt là sắt. Đọc bài viết của để biết các cách bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt cực đơn giản và hiệu quả bạn nhé.
Bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt bằng cách nào hiệu quả?
Tại sao phụ nữ cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt?
Mỗi tháng, chị em thường phải trải qua kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 4 - 7 ngày, thậm chí dài hơn như vậy. Mặc dù đây là tiến trình tự nhiên của cơ thể nhưng nó vẫn khiến bạn mất đi một lượng máu nhất định. Điều này giải thích tại sao bạn thường bị thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt trong ngày “đèn đỏ”.
Theo các chuyên gia y tế, sắt là một trong những khoáng chất quan trọng góp phần tạo nên hồng cầu, hemoglobin, myoglobin,… Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và nhiều triệu chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, các chị em cần tăng cường bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt để bù đắp lượng máu đã mất, làm giảm tình trạng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
Phụ nữ cần tăng cường bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt
Bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt bằng cách nào hiệu quả?
Có nhiều cách khác nhau để bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt, trong đó, việc ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và uống sắt được xem là những phương pháp đơn giản, hiệu quả nhất.
Sử dụng thực phẩm giàu sắt
Sắt có nguồn gốc tự nhiên (hay sắt trong thực phẩm) bao giờ cũng an toàn và dễ hấp thụ nhất. Dưới đây là một số thực phẩm giàu sắt mà bạn có thể sử dụng trong thực đơn hằng ngày, đặc biệt là ngày đèn đỏ:
- Gan lợn: Trong 75g gan lợn có chứa khoảng 13,4mg sắt. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều gan cùng lúc và phải đảm bảo nấu chín gan trước khi ăn.
- Hạt bí đỏ: Một bát hạt bí đỏ đã nấu chín chứa 12mg sắt.
- Đậu nành: Uống một bát đậu nành (hoặc ăn đậu phụ) mỗi ngày, bạn đã bổ sung cho cơ thể khoảng 9mg sắt.
- Gan gà: Cũng giống như gan lợn, gan gà là một thực phẩm rất giàu sắt. 75g gan gà chứa khoảng 8mg sắt.
- Hải sản: Hải sản là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt. Bạn có thể ăn hải sản vào những ngày đèn đỏ vừa để cải thiện thực đơn, vừa bổ sung sắt cho cơ thể ví dụ như hàu (75g hàu chứa 6mg sắt), bạch tuộc (75g bạch tuộc chứa 7mg sắt),…
- Rau bina: Một bát rau bina (250ml) chứa đến 5mg sắt.
Thực phẩm giàu sắt
>>> Tham khảo thêm:
- Uống sắt khi nào tốt nhất mà không làm hại đến dạ dày?
- Cách tính ngày rụng trứng chu kỳ 28 - 30 ngày để thụ thai chính xác
- Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh nguyệt không đều
- Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là chuẩn? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt cực đơn giản
- Rong kinh là gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách trị rong kinh
Hi vọng những cách bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho chị em phụ nữ. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của !
Xem thêm
Ăn trứng gà nhiều có tốt không? Mỗi ngày nên ăn mấy quả trứng gà?
Cát lợn là gì? Trư sa cát lợn có tác dụng gì với sức khỏe không?
Cách ngâm chanh đào mật ong đường phèn chữa ho hiệu quả
Những loại trái cây tốt cho bà bầu nên ăn trong thai kỳ
Có nên nhổ răng khôn không? Nhổ răng khôn có nguy hiểm gì không?
Bị giãn tĩnh mạch chân có tập thể dục, yoga, đi bộ, chạy bộ được không?
Nguyên nhân và cách trị viêm nang lông vùng kín an toàn, hiệu quả
6 bài tập giảm mỡ lưng cho nữ giúp giảm béo lưng hiệu quả tại nhà
Review Dionel & Foellie 2 loại nước hoa vùng kín quyến rũ nhất hiện nay