Ngủ trưa có tốt không? Nên ngủ trưa bao lâu để tốt cho sức khỏe?
Chắc hẳn nhiều người đã biết được giấc ngủ có tầm quan trọng như thế nào đối với sức khỏe rồi đúng không? Tuy nhiên, đó là giấc ngủ ban đêm, vậy còn giấc ngủ trưa thì sao nhỉ? Ngủ trưa có tốt không? Ngủ trưa bao lâu là hợp lý? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có được lời giải đáp cho vấn đề này nhé!
- Tăng cường sự nhạy bén của các giác quan
- Bảo vệ tim mạch
- Tăng hiệu quả công việc
- Cải thiện chức năng miễn dịch
- Bảo vệ mắt
Bí quyết để có giấc ngủ trưa chất lượng
Ngủ trưa có tốt không? Ngủ trưa có tác dụng gì?
Cuộc sống bận rộn, quỹ thời gian eo hẹp khiến nhiều người không có may mắn để tận hưởng một giấc ngủ ngắn vào giữa ngày. Thế nhưng, dù bận rộn tới đâu, bạn cũng nên sắp xếp thời gian để có thể "chợp mắt" một chút nhé bởi giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng lại mang tới cực nhiều lợi ích cho sức khỏe đấy.
Dưới đây là những lợi ích mà giấc ngủ trưa mang lại cho sức khỏe của bạn:
Tăng cường sự nhạy bén của các giác quan
Giấc ngủ trưa có thể làm khôi phục độ nhạy của vị giác, thính giác và thị giác. Ngủ trưa cũng là một cách thư giãn tâm trí hiệu quả, từ đó giúp bạn có được nhiều sáng kiến mới được hình thành.
Bảo vệ tim mạch
Một giấc ngủ ngắn buổi trưa có thể làm dịu hệ thống tim mạch và ổn định huyết áp. Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được những người có thói quen ngủ trưa ít nhất 3 lần mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch lên tới 37%.
Tăng hiệu quả công việc
Các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, hiệu quả làm việc của con người thường có xu hướng giảm dần theo thời gian trong ngày. Tuy nhiên, một khảo sát được thực hiện bởi Đại học Havard vào năm 2002 đã chứng minh, hiệu quả làm việc của những người có thời gian ngủ trưa khoảng 30 phút vẫn sẽ duy trì được như thời điểm ngày mới bắt đầu. Do đó, người ta tin rằng giấc ngủ trưa có thể làm tăng hiệu quả cho công việc, giúp công việc được hoàn thành nhanh chóng.
Cải thiện chức năng miễn dịch
Một giấc ngủ ngắn, chất lượng cũng có thể kích thích tế bào lympho trong cơ thể để chúng hoạt động hiệu quả hơn, từ đó làm tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch.
Bảo vệ mắt
Khi bạn ngủ trưa, các cơ của mắt sẽ được nghỉ ngơi, thả lỏng hoàn toàn, từ đó có thể làm chậm quá trình suy giảm thị lực một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, giấc ngủ trưa cũng giúp tuyến lệ bắt đầu tiết ra nước mắt, giúp giữ ẩm, không gây khô mắt, đồng thời làm giảm quá trình lão hóa mắt.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi ngủ trưa có tốt không và có nên ngủ trưa không rồi đúng không nào? Giấc ngủ trưa có vai trò quan trọng, thế nhưng ngủ trưa như thế nào mới tốt thì không phải ai cũng biết. Vậy chúng ta nên ngủ trưa bao lâu? Và nên ngủ trưa lúc mấy giờ để mang lại hiệu quả cao nhất? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây:
Nên ngủ trưa bao lâu là tốt nhất?
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những người có nghề nghiệp khác nhau, điều kiện thể chất và cường độ làm việc khác nhau sẽ có thời gian ngủ trưa khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì thời gian ngủ trưa nằm trong khoảng từ 6 đến 90 phút sẽ mang tới hiệu quả tích cực nhất ở những điều kiện khác nhau.
Sau đây là chi tiết từng quãng thời gian ngủ trưa để bạn có thể sắp xếp và lựa chọn thời gian nào là hợp lý với bản thân mình nhất nhé:
- Ngủ trưa 6 phút: Một nghiên cứu của các nhà khoa học Đức cho biết, giấc ngủ trưa 6 phút có thể cải thiện trí nhớ, cho phép não bộ biến bộ nhớ ngắn hạn thành bộ nhớ dài hạn để giải phóng không gian trong não nhằm dung nạp thêm các kiến thức mới.
- Ngủ trưa 20 đến 30 phút: Đây được xem là thời gian ngủ trưa lý tưởng nhất. Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã phát hiện ra rằng một giấc ngủ ngắn khoảng 20 phút có thể cải thiện hiệu suất làm việc tới 34%.
- Ngủ trưa từ 40 đến 45 phút: Đây là khoảng thời gian lý tưởng để bạn "sạc pin" cho não bộ của mình. Giấc ngủ này còn có vai trò quan trọng đối với những người ngủ không sâu, không ngon vào tối hôm trước. Ngủ trưa khoảng 45 phút cũng giúp điều hòa hệ thống miễn dịch, tăng cường các chức năng hoạt động của cơ thể và hạ huyết áp.
- Ngủ trưa 90 phút: Nếu bạn không vướng bận công việc thì bạn hoàn toàn có thể "xả hơi" bằng cách thực hiện một giấc ngủ trưa trong 90 phút. Giấc ngủ này có thể giúp "sửa chữa" cơ thể của bạn đấy.
Bí quyết để có giấc ngủ trưa chất lượng
Để giấc ngủ trưa mang lại hiệu quả tích cực nhất cho sức khỏe thì bạn cũng cần lưu ý một vài điểm sau đây:
- Bạn nên sắp xếp ngủ trưa vào một khung giờ cố định. Điều này sẽ giúp nhịp sinh học của bạn được ổn định, đồng thời giúp giấc ngủ mang đến hiệu quả cao nhất.
- Tránh ngủ quá lâu bởi khi tỉnh dậy bạn sẽ thấy mệt mỏi và mất phương hướng đấy. Thời gian ngủ trưa lý tưởng nhất vẫn là khoảng 20 đến 30 phút bạn nhé.
- Nên tắt đèn khi ngủ bởi bóng tối chính là một tín hiệu báo cho cơ thể bạn biết cần chuyển sang chế độ nghỉ ngơi. Nếu không thể tắt đèn, bạn nên chuẩn bị cho mình một miếng đệm che mắt để dễ vào giấc ngủ hơn nhé.
- Nên đắp một tấm chăn mỏng. Điều này không bắt buộc, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn đấy.
- Ngoài ra, bạn cũng không nên ngủ ngay sau khi vừa ăn no xong.
- Bạn tuyệt đối không nên ngồi ngủ bởi điều này vô tình làm chậm nhịp tim của bạn, khiến thể tích mạch máu tăng lên và tốc độ lưu thông máu trong cơ thể chậm lại.
- Cuối cùng, hãy trang bị cho mình một chiếc nệm thật êm ái và phù hợp để có được hiệu quả tối ưu nhất nhé. Một chiếc đệm lò xo, đệm cao su hay đệm bông ép... sẽ là lựa chọn hoàn hảo để giấc ngủ trưa của bạn trọn vẹn hơn. Còn nếu ở văn phòng nơi có diện tích eo hẹp hơn, bạn có thể chuẩn bị cho mình những chiếc nệm hơi, ghế hơi để nghỉ trưa nhé.
Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được ngủ trưa có tốt không và làm thế nào để có giấc ngủ trưa chất lượng. Nếu có nhu cầu sử dụng các loại nệm, bạn vui lòng truy cập website hoặc liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại bên dưới để được tư vấn và phục vụ nhanh nhất:
>>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Tuyệt chiêu cho nàng bị “đèn đỏ” ngày đi biển
Nước ép bưởi có tác dụng gì? Uống nước bưởi nhiều có tốt không?
Dầu gấc có tác dụng gì? Cách làm dầu gấc nguyên chất đơn giản tại nhà
Than hoạt tính là gì? Than hoạt tính có tác dụng gì, có độc không?
Vì sao bạn gái nên thường xuyên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ?
Cách ăn trái cây cho người bệnh tiểu đường
Cát lợn là gì? Trư sa cát lợn có tác dụng gì với sức khỏe không?
Nên uống nhụy hoa nghệ tây vào lúc nào tốt nhất?
4 Bài tập thể dục nhịp điệu tại nhà đơn giản, dễ tập, hiệu quả nhất