Cách bế trẻ sơ sinh đúng cách, không khóc theo từng tháng
Bế trẻ sơ sinh, một việc làm tưởng chừng như đơn giản thế nhưng lại "làm khó" khá nhiều người, đặc biệt là những người lần đầu là cha, làm mẹ. Bài viết này của VnAsk sẽ chia sẻ đến bạn cách bế trẻ sơ sinh đúng cách, khong khóc theo từng tháng. Cùng theo dõi để nắm được "bí quyết" cực hay bạn nhé.
Cách bế trẻ sơ sinh từ 1 - 2 tháng tuổi
Cách bế trẻ sơ sinh từ 3 - 5 tháng tuổi
Cách bế trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên
Những lưu ý chung khi bế trẻ sơ sinh
Cách bế trẻ sơ sinh từ 0 - 1 tháng tuổi
Giai đoạn từ 0 - 1 tháng tuổi là thời điểm mà các bé sơ sinh "mong manh" nhất. Lúc này, xương của các bé vẫn khá yếu ớt. Chính vì vậy mà việc bế trẻ ở giai đoạn này cần hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng. Khi bế, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
Khi bế trẻ sơ sinh lên
Khi được cha mẹ hoặc người thân bế vào lòng, các bé sẽ cảm nhận được sự ấm áp, an toàn và tràn đầy tình yêu thương giống như khi còn đang ở trong bụng mẹ. Trước khi muốn bế bé yêu lên, bạn cần xoa nhẹ 2 lòng bàn tay của mình vào nhau khoảng 30 giây để làm ấm, tránh cho bé bị giật mình. Sau đó bạn có thể thực hiện các bước như sau:
Bế bé tư thế nằm ngửa:
- Bước 1: Bạn cúi người về phía bé, luồn một tay dưới gáy của bé rồi đỡ lấy đầu và cổ bé, tay còn lại bạn luồn xuống để đỡ mông và lưng bé. Lưu ý cần mở rộng lòng bàn tay để nâng đỡ bé được tốt nhất bạn nhé.
- Bước 2: Dồn lực vào tay để có được sự chắc chắn nhất rồi nhẹ nhàng nâng bé lên. Bạn lưu ý nên nâng đầu bé lên trước rồi sau đó mới nâng mông của bé. Luôn giữ đầu bé cao hơn mông để bé có được cảm giác dễ chịu nhất.
- Bước 3: Tiếp đến, bạn đưa bé nằm ngang trước ngực mình rồi áp sát vào lòng mình để bé thấy ấm áp và có cảm giác an toàn hơn.
- Bước 4: Sau đó, bạn đưa cánh tay đỡ đầu bé xuống sâu hơn, lúc này đầu bé sẽ tựa trên chỗ gấp khuỷu tay mẹ. Tay còn lại mẹ vẫn giữ mông và lưng bé.
Bế bé lên từ tư thế nằm sấp:
- Bước 1: Bạn luồn tay xuống dưới cổ để đỡ phần đầu của bé, tay còn lại luồn từ giữa hai chân lên để đỡ ngực và bụng bé.
- Bước 2: Sau đó, bạn từ từ nâng bé lên ngang ngực của mình.
- Bước 3: Tiếp đến, bạn xoay đầu bé về phía gập khuỷu tay của mình, đồng thời, đưa tay đỡ ngực và bụng bé về phía sau, đỡ lưng và mông bé.
- Bước 4: Cuối cùng, bạn gập cánh tay đỡ đầu bé lại sao cho bàn tay ôm lấy phần hông ngoài của bé, giúp bé cảm thấy ấm áp và an toàn.
Cách đặt trẻ sơ sinh nằm xuống
Trẻ sơ sinh luôn muốn được bế nhiều, vậy nên khi đặt bé nằm xuống bé thường sẽ khóc và điều này khiến cha mẹ cảm thấy rất bối rối. Tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng quá bởi nếu đặt bé xuống đúng cách, nhẹ nhàng, cẩn thận bé sẽ có cảm giác an tâm.
Sau đây là các bước đặt trẻ sơ sinh nằm xuống để bạn tham khảo:
- Bước 1: Bạn dùng một tay đỡ đầu, một tay đỡ mông bé rồi đưa bé về phía giường, nôi…
- Bước 2: Bạn đặt chân và mông bé xuống trước, sau đó, từ từ rút cánh tay đỡ mông bé ra, tay đang đỡ phần đầu bé vẫn giữ nguyên.
- Bước 3: Tiếp đến, bạn đưa bàn tay vừa đỡ mông bé lên đỡ đầu bé rồi dùng cả hai tay nhẹ nhàng đặt đầu bé xuống.
- Bước 4: Bạn chỉnh lại tư thế để bé nằm thẳng sao cho các bộ phận như đầu, cổ , lưng và mông phải thẳng hàng, không cong vẹo.
Cách bế trẻ sơ sinh từ 1 - 2 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, cột sống và hệ xương của bé cũng vẫn còn yếu, bé cũng chưa vững cổ. Vậy nên khi bế bé, bạn vẫn cần chú ý nâng đỡ phần đầu, mông và lưng của bé. Các chuyên gia cũng khuyên rằng, ở giai đoạn này bạn vẫn nên bế trẻ ở tư thế nằm ngang để vừa có thể đỡ phần đầu, vừa có thể nâng đỡ mông, lưng của bé nhằm tạo cho bé cảm giác chắc chắn, an tâm.
- Bước 1: Bạn luồn một tay dưới gáy để đỡ đầu và cổ bé, tay còn lại luồn xuống để đỡ mông bé. Sau đó bạn nhẹ nhàng nâng bé lên và đưa bé về trước ngực mình.
- Bước 2: Nâng đầu bé dọc theo sống lưng sao cho đầu bé nằm trên gập khuỷu tay của mình còn thân trên của bé nằm trên cánh tay của mình. Bàn tay của bạn ôm lấy hông ngoài của bé.
- Bước 3: Áp sát bé vào người, sau đó bạn có thể trò chuyện với bé hoặc đung đưa nhẹ nhàng để bé cảm thấy thoải mái và dễ ngủ hơn.
Cách bế trẻ sơ sinh từ 3 - 5 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể tự ngóc đầu dậy khi nằm sấp, cổ bé đã vững hơn trước. Do đó bạn có thể kết hợp bế bé nằm ngang như cách mà chúng tôi chia sẻ ở trên hoặc cũng có thể bế đứng để bé thoải mái hớn và quen dần với tư thế đứng thẳng. Các bước thực hiện tư thế bế đứng như sau:
- Bước 1: Bạn đặt một tay đỡ mông của bé còn tay kia bạn đỡ đầu bé.
- Bước 2: Sau đó nâng bé lên từ từ để nằm ngang với ngực mẹ.
- Bước 3: Hạ tay đỡ mông đồng thời nâng tay đỡ đầu bé lên để xoay người bé để bé về tư thế “đứng”. Lúc này bé sẽ nằm dọc song song với người của bạn, đầu và bụng bé tựa sát vai và ngực bạn. Lưu ý bạn nên để mặt bé hướng ra ngoài giúp bé dễ thở hơn nhé.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bế đứng bé bằng cách cho bé ngồi trên 1 cánh tay để mặt bé hướng ra ngoài, cánh tay còn lại vòng qua bụng và ngực để đỡ người bé. Với tư thế này bé sẽ có được cảm giác thoải mái và có thể dễ dàng quan sát thế giới xung quanh hơn.
Cách bế trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên
Thời điểm này bé đã khá cứng cáp nên bạn có thể bế bé nằm ngang hoặc bế đứng đều được. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng tuyệt đối không bế cắp nách bé khi bé chưa đủ 12 tháng tuổi. Bởi giai đoạn này, xương chân của bé chưa được định hình hoàn toàn. Bế cắp nách sớm sẽ có thể làm xô lệch xương chậu, xương đùi và cẳng chân, khiến bé bị chân vòng kiềng, chân chữ X, chữ O...
Những lưu ý chung khi bế trẻ sơ sinh
Dù bế trẻ ở độ tuổi nào thì bạn cũng cần lưu ý một vài vấn đề như sau:
- Trước khi bế bé bạn luôn phải vệ sinh tay thật sạch bằng xà bông, đặc biệt là khi bạn vừa làm việc hoặc đi từ ngoài đường về. Điều này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập cơ thể bé. Sau khi rửa tay sạch thì bạn nên lau tay cho khô nhé.
- Khi bế bé, bạn không nên rung lắc, đung đưa bé mạnh tay, đặc biệt là khi bé vừa bú sữa xong bởi có thể làm bé bị nôn ói, trào ngược dạ dày.
- Khi bế bé trên tay, nếu bé vẫn còn thức thì bạn nên giao tiếp với bé để kết nối tình cảm. Nếu thấy bé quấy khóc thì nhẹ nhàng áp sát bé vào lòng và vỗ về an ủi bé.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách bế trẻ sơ sinh đúng cách, không khóc theo từng tháng. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Xem thêm
Cách tăng kích thước vòng 1 - căng tròn, mịn màng
Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là thấp cần thở máy?
Ác mộng là gì? Ngủ hay nằm mơ thấy ác mộng là bị làm sao, bệnh gì?
Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
Con gái nên giặt đồ thế nào để tránh bệnh phụ khoa
Chỉ thị 10 là gì? Những điều cần biết về Chỉ thị 10 của TPHCM
Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai có đoán được là trai hay gái?
Sau khi quan hệ bao lâu thì có thai? Dấu hiệu mang thai sớm nhất 1, 2 tuần đầu
7 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà bạn cần biết