Dầu oliu là dầu gì? Dầu oliu có tác dụng gì?
Dầu oliu là một nguyên liệu vẫn thường có mặt trong nhiều công thức nấu ăn, công thức làm đẹp. Thế nhưng không phải ai cũng biết dầu oliu là dầu gì và dầu oliu có tác dụng gì. Trong bài viết hôm nay, VnAsk sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về loại dầu này. Nào, hãy cùng theo dõi bạn nhé!
Dầu oliu là dầu gì?
Dầu oliu (còn gọi là dầu ô liu, dầu olive) là loại dầu được chiết xuất từ trái oliu, có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Ngày nay, dầu oliu thường được sản xuất bằng công nghệ ép lạnh tiên tiến nhằm tạo nên loại dầu có chất lượng tốt nhất.
Dầu oliu có màu vàng sánh rất đặc trưng và thường được sử dụng trong nấu ăn, làm đẹp, làm dược phẩm, làm xà phòng hay làm nhiên liệu cho đèn dầu truyền thống.
Trên thực tế, dựa vào quá trình tinh chế, chiết xuất mà có tới 4 loại dầu oliu khác nhau. Các loại dầu này sẽ có thành phần dinh dưỡng, tác dụng và cách dùng khác nhau. Trong đó, dầu oliu Extra virgin là loại có giá thành cao nhất bởi chúng không hề trải qua một công đoạn xử lí nào, hoàn toàn nguyên chất và giữ được những gì tinh túy nhất của trái oliu.
Dầu oliu có tác dụng gì?
Không phải ngẫu nhiên mà dầu oliu được đánh giá là loại dầu thực vật tốt nhất cho sức khỏe. Trong một muỗng canh dầu oliu nguyên chất có chứa các thành phần như:
- Chất béo hòa tan.
- Chất béo không bão hòa đơn (chủ yếu là axit oleic).
- Vitamin E.
- Vitamin K.
Chính những thành phần này góp phần tạo nên lợi ích tuyệt vời cho dầu oliu. Cùng khám phá những tác dụng mà dầu oliu mang lại dưới đây để hiểu hơn về loại dầu này bạn nhé.
Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Tim mạch vốn là nguyên nhân gây tử vong phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong do căn bệnh này tại khu vực Địa Trung Hải (nơi mà người dân có thói quen sử dụng dầu oliu) lại rất thấp. Điều này đã thôi thúc các nhà khoa học tìm ra mối liên hệ giữa dầu oliu và bệnh tim mạch và kết quả đã cho thấy rằng, loại dầu này có khả năng làm giảm tới 30% các cơn đột quỵ, đau tim và tử vong.
Thực tế, dầu oliu nguyên chất bảo vệ và ngăn ngừa bệnh tim mạch thông qua nhiều cơ chế như:
- Làm giảm quá trình oxy hóa cholesterol LDL. Đây vốn là một yếu tố chính trong sự phát triển của bệnh tim mạch.
- Cải thiện sức khỏe mạch máu: Dầu oliu giúp cải thiện chức năng của lớp nội mạc - lớp lót của các mạch máu.
- Quản lý đông máu: Một số nghiên cứu cho thấy, dầu oliu có tác dụng ngăn ngừa đông máu - một yếu tố chính dẫn tới các cơn đau tim và đột quỵ.
- Giảm huyết áp: Dầu oliu có thể làm giảm huyết áp đáng kể, đồng thời có khả năng làm tới 48% nhu cầu dùng thuốc huyết áp.
Hỗ trợ giảm cân
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sức khỏe phụ nữ năm 2010 thực hiện trên 2 nhóm phụ nữ giảm cân. Một nhóm kiêng các loại chất béo và một nhóm sử dụng ít nhất 3 thìa dầu oliu mỗi ngày. Kết quả thu được là có tới 80% phụ nữ trong nhóm sử dụng dầu oliu đã giảm tối thiểu được 5% cân nặng. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận, một chế độ ăn giàu dầu oliu sẽ là phương pháp giảm cân hiệu quả.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2015 đã cho thấy, sử dụng dầu oliu nguyên chất có thể làm giảm lượng đường trong máu sau mỗi bữa ăn.
Bên cạnh đó, dầu oliu cùng là nguồn cung cấp omega 6 và omega 3 giúp ngăn ngừa hiện tượng viêm lợi, đồng thời bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Giảm đau
Theo kết quả báo cáo trên tạp chí Y học Anh năm 2005 thì 50 gam dầu oliu (khoảng 3 thìa) sẽ có tác dụng tương đương với một liều thuốc giảm đau ibuprofen.
Chống lại các rối loạn tâm trạng và trầm cảm
Chất béo tốt trong dầu oliu có khả năng cân bằng hormone, chống viêm và ngăn ngừa rối loạn chức năng dẫn truyền thần kinh. Một chế độ ăn ít chất béo sẽ có liên quan đến tỉ lệ trầm cảm và lo âu hơn. Chính vì thế, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về trầm cảm hay rối loạn tâm trạng thì nên sử dụng loại dầu này hằng ngày nhé.
Chăm sóc sắc đẹp
Hàm lượng lớn vitamin E, vitamin K cùng các axit amin và khoáng chất trong dầu oliu không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng chăm sóc tóc, dưỡng da rất hiệu quả.
Đặc biệt, dầu oliu là loại dầu có cấu trúc hóa học gần giống với cấu trúc dầu tự nhiên trên da nhất. Do vậy, sử dụng dầu oliu sẽ mang đến hiệu quả chăm sóc da rất tuyệt vời.
Loại dầu này có khả năng cung cấp độ ẩm cho da, giúp tẩy tế bào chết, ngăn ngừa quá trình lão hóa da, chống rạn da, giúp da săn chắc, mềm mịn, đồng thời làm giảm các nếp nhăn quanh mắt.
Ngoài ra, dầu oliu cũng là một "thần dược" để hô biến mái tóc khô rối, chẻ ngọn trở nên mềm mượt hơn.
Một số tác dụng khác của dầu oliu
Bên cạnh những tác dụng kể trên, dầu oliu còn mang đến các tác dụng như:
- Cải thiện tình trạng táo bón nhờ có chứa một loại chất làm mềm phân.
- Cung cấp nhiều loại chất béo không bão hòa đơn cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là acid oleic.
- Một nghiên cứu trên chuột đã cho thấy đầu oiliu có thể làm sạch các mảng beta-amyloid - một đặc trưng của bệnh Alzheimer.
- Dầu oliu còn giúp tăng mật độ xương đáng kể ở những người có sử dụng ít nhất 18 gam dầu mỗi ngày.
- Ngoài ra, loại dầu này còn thường rất an toàn ngay cả khi được nấu ở mức nhiệt độ cao.
Hi vọng qua những chia sẻ trên đây của chúng tôi, bạn đã biết được dầu oliu là dầu gì cũng như dầu oliu có tác dụng gì. Hãy bổ sung ngay loại dầu này vào công thức nấu ăn và làm đẹp mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh, tươi trẻ hơn nhé.
Đừng quên thường xuyên truy cập để cập nhật những kiến thức bổ ích bạn nhé!
>>> Tham khảo thêm:
- 50 Tác dụng của dầu dừa đối với sức khỏe và làm đẹp khiến bạn bất ngờ
- 6 tác dụng của dầu dừa với da mặt chị em cần biết
- Dầu gấc có tác dụng gì? Cách làm dầu gấc nguyên chất đơn giản tại nhà
- Lá đinh lăng có tác dụng gì? Uống nước lá đinh lăng hàng ngày có tốt không?
- Dầu mè có tác dụng gì? Ăn dầu mè có béo không?
Xem thêm
Cách tăng kích thước vòng 1 - căng tròn, mịn màng
Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là thấp cần thở máy?
Ác mộng là gì? Ngủ hay nằm mơ thấy ác mộng là bị làm sao, bệnh gì?
Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
Con gái nên giặt đồ thế nào để tránh bệnh phụ khoa
Chỉ thị 10 là gì? Những điều cần biết về Chỉ thị 10 của TPHCM
Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai có đoán được là trai hay gái?
Sau khi quan hệ bao lâu thì có thai? Dấu hiệu mang thai sớm nhất 1, 2 tuần đầu
7 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà bạn cần biết