Ăn dứa nóng hay mát? 19 Tác dụng của quả dứa ít ai biết
Với hương vị thơm ngon hấp dẫn, dứa (thơm, khóm) là một loại quả được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt vào mùa hè. Tuy nhiên, không ít người lại tỏ ra băn khoăn không biết sử dụng dứa có gây ra hiện tượng nóng cho cơ thể không. Vậy thực chất ăn dứa nóng hay mát? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của VnAsk để có được câu trả lời nhé!
Thực chất ăn dứa nóng hay mát?
Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng ăn dứa là nguyên nhân gây ra nóng trong người. Thế nhưng, trên thực tế, dứa lại là loại quả có tính bình, vị chua ngọt và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời tránh được táo bón. Chính vì thế, có thể khẳng định rằng ăn dứa không hề nóng như nhiều người vẫn thường nghĩ.
>> Tìm hiểu: Ăn xoài có nóng không?; Ăn mít có nóng không?; Ăn vải có nóng không?
Các nghiên cứu cho thấy trong 100 gam dứa có chứa các thành phần như:
- 90,5g nước
- 0,8g protid
- 1g axit hữu cơ
- 6,5mg glucid
- 15mg canxi
- 17mg photpho
- 0,5mg sắt
- 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2...
- Caroten
>> Xem thêm: Hàm lượng vitamin C trong chanh, cam, ổi và các loại trái cây thông dụng
Trái dứa không chỉ được dùng để tráng miệng mà còn đóng vai trò khá quan trọng để tạo nên nhiều món ăn hấp dẫn. Bên cạnh đó, loại quả này cũng mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Bạn hãy cùng theo dõi phần tiếp theo của bài để biết được những tác dụng của chúng nhé.
Tác dụng của dứa đối với sức khỏe
1. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe của xương
Thành phần của trái khóm có chứa rất nhiều vitamin C và mangan, chúng có tác dụng củng cố xương cùng các mô liên kết. Cụ thể, trong một cốc nước dứa có chứa tới 70% lượng mangan cần thiết; hằng ngày. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho thấy rằng trẻ em, người lớn tuổi nên sử dụng một vài lát dứa mỗi ngày để có được cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, phụ nữ sau khi mãn kinh cũng được khuyên là nên dùng trái thơm thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
>> Xem thêm: Thuốc xương khớp của Nhật loại nào tốt nên dùng nhất?
2. Giảm căng thẳng
Quả dứa có nhiều vitamin B, vì thế chúng rất tốt cho não bộ và các hoạt động của hệ thần kinh. Sử dụng dứa thường xuyên được cho là giúp cơ thể giảm thiểu tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.
3. Giúp cải thiện bệnh tiểu đường
Chất xơ là một trong những thành phần quan trọng luôn được các chuyên gia khuyến khích những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 sử dụng để nhằm cải thiện lượng đường trong máu, insulin và lipid. Và bạn có biết rằng, một trái dứa có thể cung cấp tới 13 gam chất xơ, gần bằng với lượng chất xơ cần thiết cho người trưởng thành. Chính vì thế, khi sử dụng dứa một cách khoa học, bệnh nhân tiểu đường có thể cải thiện được các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả.
4. Tăng cường khả năng sinh sản
Dứa được xem là loại quả có thể cải thiện khả năng sinh sản nhờ các chất chống oxy hóa có trong thành phần của chúng. Như các bạn đã biết, các gốc tự do có thể gây tổn thương, thậm chí là làm mất chức năng của hệ thống sinh sản. Chính vì vậy mà các thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên như trái dứa sẽ luôn được khuyến khích sử dụng cho những người vô sinh, hiếm muộn hay đang mong muốn có thai.
Ngoài ra, các khoáng chất như đồng, folate, kẽm, beta carotene hay vitamin C có trong dứa cũng đều có tác dụng cải thiện chức năng sinh sản cho cả nam và nữ giới.
>> Xem thêm: Ăn dứa (thơm) có tác dụng gì cho phụ nữ, con gái?
5. Cải thiện làn da
Ăn dứa hoặc bôi trực tiếp chúng lên da sẽ có tác dụng giảm các nếp nhăn, cải thiện kết cấu da đồng thời trị mụn trứng cá khá hiệu quả. Lý do chính là vitamin C và các chất chống oxy hóa có trong trái khóm có khả năng chống lại các tổn thương trên bề mặt da do ô nhiễm, khói bụi và ánh nắng mặt trời mang tới. Hơn nữa, vitamin C cũng đóng vai trò quan trọng giúp hình thành collagen để cải thiện sức khỏe của làn da.
>> Xem thêm: Ăn dứa có béo không, có giảm cân không? Dứa bao nhiêu calo?
6. Điều trị ho và cảm lạnh
Một lượng lớn chất Bromelain chống viêm cùng với vitamin C có trong trái thơm sẽ góp phần hỗ trợ điều trị các triệu chứng ho và cảm lạnh. Bromelain cũng được cho là có khả năng giảm sưng và cải thiện các vấn đề khác của hệ thống hô hấp. Ngoài ra, các enzym trong quả dứa cũng có thể hỗ trợ làm sạch chất nhầy như đờm, giúp làm giảm viêm và cảm giác khó chịu của hệ hô hấp.
7. Hỗ trợ làm giảm huyết áp
Trong dứa có chứa nhiều kali, đây là một chất có tác dụng làm giãn mạch tự nhiên giúp các mạch máu được thư giãn và thúc đẩy quá trình lưu thông máu tới các bộ phận khác trong cơ thể. Các mạch máu được thư giãn cũng đồng nghĩa với việc huyết áp sẽ giảm xuống và lưu lượng máu sẽ bị hạn chế. Bởi vậy, khi bạn tiêu thụ một lượng dứa phù hợp với tần suất liên tục sẽ có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và xơ vữa động mạch.
>> Tham khảo thêm: Nên sử dụng máy đo huyết áp cơ hay máy đo huyết áp điện tử?
8. Tăng cường sức khỏe cho móng tay
Các nghiên cứu khoa học cho thấy hiện tượng móng tay bị gãy, mềm hay nứt đều có liên quan đến việc thiếu hụt vitamin A và vitamin B. Vì vậy, nếu bạn muốn có một bộ móng chắc khỏe, bạn nên bổ sung trái thơm vào thực đơn hằng ngày bởi chúng có chứa rất nhiều vitamin A và B.
9. Giảm tình trạng rụng tóc, giúp tóc dày hơn
Chính nhờ đặc tính chống oxy hóa cùng với lượng vitamin C khá dồi dào mà trái dứa thường được sử dụng để cải thiện tình trạng rụng tóc đồng thời nuôi dưỡng mái tóc dày và chắc khỏe hơn. Các bạn có thể sử dụng tinh chất dứa để thoa trực tiếp lên tóc giúp cung cấp dinh dưỡng cho các nang tóc.
10. Phòng chống ung thư
Một số nghiên cứu khoa học chứng minh được rằng trong dứa tươi có chứa các hoạt chất có khả năng chống lại các tế bào ung thư. Cụ thể, nước ép quả dứa có thể kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư buồng trứng và ung thư ruột kết.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong dứa có tác dụng thu giữ và chống lại các gốc tự do, làm chậm quá trình tổn thương tế bào, nhờ đó mà ngăn ngừa được một số loại ung thư. Các enzyme có trong loại quả này cũng giúp thu nhỏ hoặc loại trừ các tế bào ung thư quái ác.
11. Làm giảm buồn nôn
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn nôn khi say tàu xe, hãy thử nhâm nhi một vài lát dứa hay thưởng thức một ly nước ép dứa nhé. Bạn sẽ thấy hiệu quả ngay tức thì đấy.
12. Giúp cơ thể sản xuất nhiều năng lượng
Mangan chứa trong trái thơm có thể thúc đẩy các enzyme sản xuất năng lượng trong cơ thể. Vì thế, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể sử dụng dứa để cải thiện tình hình.
13. Trị nứt chân hiệu quả
Tác dụng giảm viêm và sưng của dứa giúp cho loại quả này có khả năng điều trị các vết nứt chân xấu xí. Bạn có thể dùng một lát dứa tươi sau đó thực hiện thao tác chà lên phần gót chân bị nứt nẻ, thực hiện thường xuyên và liên tục sẽ giúp cho gót chân trở nên mịn màng và hồng hào hơn. Tương tự, bạn cũng có thể áp dụng để thực hiện với làn môi nếu như có hiện tượng nẻ môi vào mùa đông. Rất đơn giản, bạn chỉ cần trộn một chút dứa cùng dầu dừa rồi ngậm ở môi là bạn đã có được đôi môi căng mọng đầy lôi cuốn.
14. Tăng cường sức khỏe răng lợi
Trong quả dứa có chứa chất làm se, chính vì thế nếu bạn sử dụng dứa thường xuyên sẽ giúp cho các mô nướu săn chắc đồng thời ngăn ngừa ung thư miệng. Trên thực tế, trái dứa thường được sử dụng để làm co lại nướu và chữa răng lung lay.
15. Cải thiện viêm khớp
Bromelain có trong trái khóm có đặc tính chống viêm, giảm đau đồng thời hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm khớp, viêm khớp dạng thấp... Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng có khả năng giảm sưng, làm tiêu vết bầm tím và hỗ trợ làm lành vết thương sau phẫu thuật một cách nhanh chóng và hiệu quả.
16. Cải thiện chức năng tiêu hóa
Trái thơm có chứa nhiều nước và chất xơ. Chính điều này sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy nhu động ruột và giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
17. Phòng ngừa hen suyễn
Chất beta carotene và Bromelain trong dứa có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn đồng thời giúp hệ thống hô hấp luôn khỏe mạnh. Một số nghiên cứu đã cho thấy, những người thường xuyên sử dụng dứa sẽ có nguy cơ hen suyễn thấp hơn.
18. Tăng cường sức khỏe cho mắt
Dứa là một loại trái cây rất tốt cho mắt. Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C dồi dào mà dứa có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, cải thiện thị lực cũng như các vấn đề khác liên quan tới lão hóa mắt. Bên cạnh đó, chất beta carotene trong dứa cũng là khoáng chất cần thiết cho thị lực và giữ cho "cửa sổ tâm hồn" luôn khỏe mạnh.
19. Làm giảm cục máu đông
Bromelain trong trái dứa có tác dụng làm giảm đông máu quá mức. Các nhà khoa học khuyên rằng, những người thường xuyên đi máy bay hoặc có nguy cơ xuất hiện cục máu đông nên thường xuyên bổ sung dứa vào thực đơn hàng ngày.
>> Xem thêm: Uống nước đậu đen rang có tác dụng gì? Cách làm nước đậu đen rang
Những lưu ý khi ăn dứa để tốt cho sức khỏe
Không thể phủ nhận được những tác dụng tuyệt vời của quả dứa đối với sức khỏe, tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng biết ăn dứa sao cho đúng cách để không gây ra những tác dụng không mong muốn. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn biết được một số điều cần lưu ý khi sử dụng loại trái cây này.
- Với phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ tốt nhất không nên ăn dứa.
- Người có tiền sử viêm da cơ địa và người có tiền sử dạ dày không nên ăn dứa.
- Không nên ăn sống dứa xanh bởi có thể gây tiêu chảy hoặc nôn mửa.
- Tránh ăn dứa vào lúc đói vì các acid hữu cơ của dứa cùng Bromelin sẽ tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột gây cảm giác nôn nao, khó chịu.
- Tránh ăn quá nhiều dứa vì sẽ dẫn tới mất đi cảm giác ngon miệng.
- Nên chọn mua các trái dứa tươi, chín đều và không bị dập nát.
- Nên gọt sạch các mắt dứa.
- Bạn có thể ăn dứa trực tiếp nhưng nên ngâm dứa với nước muối pha loãng khoảng 10 phút trước khi ăn để loại bỏ các nấm độc đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến người ăn không bị rát lưỡi. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng máy ép chậm, máy ép trái cây, máy xay sinh tố để làm nên một ly nước ép hay một cốc sinh tố dứa thơm ngon hấp dẫn.
Mùa dứa đang đến rồi, hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn sẽ có thể biết được ăn dứa nóng hay mát để từ đó có thể sử dụng loại quả này một cách hợp lý và khoa học nhất. Nếu các bạn có nhu cầu mua và sử dụng các loại máy ép trái cây, máy xay sinh tố... để làm nên những ly nước đầy dưỡng chất, hãy liên hệ ngay tới hotline của để được tư vấn và phục vụ nhanh nhất:
>> Tham khảo cách làm các món ngon từ quả dứa và nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích:
Xem thêm
Quả nhàu là quả gì? Quả nhàu có tác dụng gì và cách sử dụng thế nào?
Người bị tiểu đường thai kỳ có ăn tổ yến được không?
Nam giới uống sữa đậu nành có tốt không? Sự thật là gì?
Giờ làm việc của VNVC và địa chỉ chi nhánh VNVC gần nhất
Cách sử dụng đông trùng hạ thảo
Tác dụng của rau bí là gì? Bà bầu ăn rau bí có tốt không?
Rau bina là rau gì? Sinh tố rau bina có tác dụng gì?
Ashtanga yoga là gì? Lợi ích & Một số bài tập ashtanga yoga
Những cách giữ ấm cho gia đình có người già và trẻ nhỏ khi chuyển mùa