Cách đo nồng độ oxy trong máu SpO2 trên Apple Watch chính xác

Cập nhật: 28/03/2024

Apple đã ra mắt thêm tính năng đo nồng độ oxy trong máu trên Apple Watch Series 6 nhằm chăm sóc sức khỏe tim mạch cho người dùng một cách tối ưu nhất. Vậy cách đo nồng độ oxy trong máu SpO2 trên Apple Watch chính xác như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời bạn nhé.

Nồng độ oxy trong máu là gì?

1.

SpO2 viết tắt của cụm từ "Saturation of peripheral oxygen"  là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu cách khác, SpO2 chính là  tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu (oxy hóa và không oxy hóa hemoglobin).

Người ta vẫn thường ví von SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh 4 dấu hiệu khác là mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Để đo nồng độ oxy trong máu người ta thường dùng máy đo SpO2, ngoài ra một số đồng hồ thông minh hay thiết bị đeo theo dõi sức khỏe cũng có hỗ trợ tính năng này, như Apple Watch, Xiaomi Mi band 6.

>> Xem thêm: SpO2 là gì? Tại sao cần thường xuyên theo dõi chỉ số SpO2?

Làm thế nào để đo oxy trong máu trên Apple Watch?

2.

Để đo nồng độ oxy trong máu (SpO2), bạn cần đảm bảo các yếu tố sau đây:

  • Đảm bảo rằng ứng dụng Blood Oxygen có sẵn ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ bạn đang sống. Bạn có thể xem trong quá trình thiết lập.
  • Cập nhật điện thoại lên phiên bản iOS mới nhất (từ iPhone 6s trở lên).
  • Cập nhật Apple Watch Series 6 lên phiên bản watchOS 7 mới nhất.
  • Ứng dụng Blood Oxygen sẽ không có sẵn cho người dùng dưới 18 tuổi. Bạn cần xác nhận hoặc thiết lập tuổi trong Hồ sơ Y tế của mình.

Hướng dẫn cài đặt ứng dụng Blood Oxygen để đo nồng độ oxy trong máu trên Apple Watch

3.
  • Trên iPhone, bạn mở ứng dụng Sức khỏe (Health).
  • Bạn làm theo các bước trên màn hình. Nếu bạn không thấy hướng dẫn cài đặt này, bấm vào tab Duyệt (Browse), sau đó chọn Hô hấp (Respiratory) > Oxy trong máu (Blood Oxygen) > Cài đặt Blood Oxygen.
  • Sau khi hoàn thành cài đặt, bạn mở ứng dụng Blood Oxygen trên Apple Watch để đo nồng độ oxy trong máu.
  • Nếu bạn không thấy ứng dụng Blood Oxygen trên Apple Watch, bạn có thể tìm kiếm trong App Store của Apple Watch và tải xuống.

Lưu ý:

Ứng dụng Blood Oxygen được cài đặt trong quá trình thiết lập ở ứng dụng Sức khỏe. Nếu bạn đã xóa ứng dụng Blood Oxygen thì có thể tải lại từ App Store trên Apple Watch nếu đã hoàn tất quá trình thiết lập ứng dụng.

Cách đo SpO2 trong máu trên Apple Watch

Cách đo nồng độ oxy trong máu SpO2 trên Apple Watch chính xác

4.

Với ứng dụng Blood Oxygen, bạn có thể đo mức độ oxy trong máu bất cứ lúc nào:

  • Bước 1: Đảm bảo Apple Watch được đeo thoải mái trên cổ tay của bạn.
  • Bước 2: Mở ứng dụng Blood Oxygen trên Apple Watch.
  • Bước 3: Giữ nguyên cổ tay thẳng, Apple Watch hướng về phía trên.
  • Bước 4: Bấm Bắt đầu (Start), giữ tay không động đậy khoảng 15 giây.
  • Bước 5: Sau đó, bạn chờ một chút, thời gian đo sẽ mất khoảng 15 giây. Cuối cùng, bạn sẽ nhận được kết quả.
  • Bước 6: Bạn chọn Xong (Done) là kết thúc quá trình đo.

Lưu ý:

  • Để có được kết quả đo chính xác nhất, bạn cần đặt tay của mình lên bàn hoặc một mặt phẳng nào đó khi đo, giữ tay ổn định nhất có thể. Ngoài ra, Apple Watch không nên đeo quá chật. Dây đeo phải chắc chắn nhưng vẫn giữ được sự thoải mái, đồng thời mặt sau của đồng hồ chạm vào cổ tay.
  • Các phép đo trong ứng dụng Blood Oxygen không nhằm mục đích sử dụng y tế, bao gồm tự chẩn đoán hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ và chỉ được thiết kế cho các mục đích thể dục và sức khỏe chung.
  • Ứng dụng Blood Oxygen được thiết kế dành cho người dùng từ ít nhất 18 tuổi.

Một số yếu tố làm ảnh hưởng kết quả đo oxy trong máu Apple Watch

5.

Dưới đây là một số yếu tố làm ảnh hưởng đến kết quả đo oxy trong máu trên Apple Watch:

  • Nếu nhịp tim của bạn quá cao (trên 150 bpm) khi đang trong trạng thái nghỉ ngơi, bạn sẽ không thể đo lượng oxy trong máu thành công.
  • Chuyển động cũng là một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng đo thành công. Một số tư thế, chẳng hạn như cánh tay buông thõng bên hông hoặc nắm chặt tay cũng sẽ dẫn đến kết quả đo không thành công.
  • Sự tưới máu qua da (hoặc lượng máu chảy qua da của bạn) cũng có thể làm ảnh hưởng đến các phép đo SpO2 trên Apple Watch. Sự tưới máu trên da thay đổi đáng kể ở mỗi người và cũng có thể bị tác động bởi môi trường. Ví dụ: Nếu bạn đang ở ngoài trời lạnh, lượng máu qua da ở cổ tay của bạn có thể quá thấp để cảm biến hoạt động với ứng dụng Blood Oxygen có thể đo được.
  • Ngoài ra, những thay đổi vĩnh viễn hoặc tạm thời trên da của bạn, ví dụ như các hình xăm, cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả đo. Mực, hoa văn và độ bão hòa của một số hình xăm có thể chặn ánh sáng từ cảm biến, khiến ứng dụng khó đo được mức độ oxy trong máu.

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cách đo nồng độ oxy trong máu SpO2 trên Apple Watch chính xác nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Nếu có nhu cầu trang bị Apple Watch chính hãng, chất lượng, bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới.

>> Tham khảo thêm: