Trước khi mang thai phụ nữ cần bổ sung vitamin gì để chuẩn bị cho hành trình làm Mẹ
Đón con yêu chào đời khỏe mạnh là điều mong ước của mọi bà mẹ. Để dành những điều tuyệt vời cho con yêu thì trước khi mang thai mẹ nên bổ sung những vitamin thiết yếu để có cơ thể khỏe mạnh nhất.
Vitamin có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể?
Vitamin là một nhóm các chất hữu cơ cần thiết và có lợi cho cơ cơ thể con người mà chứng ta không thể tự tổng hợp được. Người ta chia vitamin ra thành 2 nhóm đó là vitamin tan trong nước và vitamin tan trong dầu.
- Nhóm vitamin tan trong nước đó là các vitamin nhóm B như B1, B3, B6, B12 và vitamin C. Đây là những loại vitamin được hấp thụ vào máu, nếu như dư thừa thì chúng sẽ được đào thải qua nước tiểu.
- Trong khi đó nhóm các vitamin tan trong dầu bao gồm A, D, K, E và chúng được hấp thụ và tích tụ dưới dạng mô mỡ.
Mỗi nhóm vitamin có những chức năng và nhiệm vụ giúp cơ thể khỏe mạnh. Đối với những phụ nữ trước thời kỳ mang bầu thì việc bổ sung vitamin để có cơ thể khỏe mạnh là việc làm hết sức cần thiết.
Bởi một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp dễ thụ thai hơn. Đặc biệt, những dưỡng chất, vitamin đó sẽ giúp nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh, phát triển hoàn thiện hơn.
Nhóm vitamin nên bổ sung trước khi mang thai
Việc làm quan trọng nhất của phụ nữ trước khi mang thai là nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất bằng cách bổ sung những thực phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, việc nạp vào cơ thể với lượng thực phẩm nhiều sẽ gây khó khăn cho nhiều chị em và có những loại vitamin không thể tự tổng hợp được. Thì theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia y tế thì chị em phụ nữ nên bổ sung thêm vitamin trước 1 - 3 tháng trước khi mang thai.
Để hình thành trứng trưởng thành từ mẹ, cần khoảng thời gian từ 3 tháng trở đi, ban đầu là nang nguyên thùy, qua quá trình tăng trưởng để trở thành trứng vượt trội và rụng trứng vào giữa chu kỳ kinh. Do vậy, mẹ muốn con của mẹ khỏe mạnh ngay từ giai đoạn đầu hình thành, thì mẹ cần ăn uống trước 3 tháng khi mẹ muốn mang thai. Đây chính là lý do mà các chuyên gia sinh sản khuyên các mẹ muốn có thai cần chuẩn bị từ 3 tháng trước.
Các nguồn thực phẩm dinh dưỡng tự nhiên
Nguồn chất đạm: Protein không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe của mẹ chuẩn bị mang thai mà còn tạo nền tảng tốt cho thai nhi hình thành, phát triển. Là chất xúc tác hết sức cần thiết giúp cho quá trình thụ thai được diễn ra dễ dàng hơn, thuận lợi hơn, cho kết quả cao hơn tăng trên 20% so với nguồn bổ sung lượng đạm trung bình.
Nhu cầu trung bình một bữa ăn hàng ngày trong khẩu phần ăn, lượng đạm cần thiết là 25%. Protein có rất nhiều trong thịt (như thịt bò, thịt heo, thịt dê) các loại cá nước ngọt, các loại cá biển dùng tốt như cá nục, cá cơm, cá hồi, cá chim, tôm cua ghẹ các loại hải sản khác mẹ nên sử dụng hàng ngày. Trứng, sữa, các loại ngũ cốc, đậu nành, đậu phộng, đậu xanh, đậu đỏ, hạt óc chó, hạt điều...cũng rất tốt.
Nguồn chất bột: gạo tẻ, gạo nếp, khoai, bắp các nguồn dinh dưỡng tại địa phương nơi mẹ sinh sống cần tận dụng thực phẩm hàng ngày.
Nguồn vitamin và chất xơ từ nguồn trái cây và rau xanh: mẹ cần ăn các loại trái cây tươi hàng ngày, mùa nào trái cây đó mẹ nên tận dụng tốt trong bữa ăn hàng ngày của mẹ như cam, bưởi, quýt, xoài, dưa dấu, dứa, mận, chuối... tất cả các loại trái cây mẹ vẫn dùng tốt. Mỗi loại sẽ cung cấp các loại vitamin A, B, C, E ...đặc biệt các loại rau xanh đậm màu, đó là nguồn cung cấp tốt các vitamin và các muối khoáng như sắt, kẽm. nhằm giúp cho trứng trưởng thành tốt.
Ngoài những thực phẩm dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh thì mẹ cũng nên tránh những thói quen ảnh hưởng tới sức khỏe và sự hình thành trứng.
- Nước ngọt uống đóng chai, nước có phẩm màu, nước có ga là những thực phẩm nên hạn chế trước khi bắt đầu kế hoạch mang thai. Đây là những thủ phạm làm lượng đường trong máu tăng cao và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của mẹ.
- Các loại cá ở biển có hàm lượng thủy ngân cao như: cá thu, cá ngừ, cá kình, cá kiếm, cá mập. Bố mẹ không nên ăn, vì sẽ ảnh hưởng lên ống thần kinh và não bộ của thai nhi, thai chậm tăng trưởng.
- Các loại nước có cồn như rượu, bia, chất kích thích. Hút thuốc lá. Cả bố và mẹ không nên sử dụng. Trà, café cần hạn chế vì ảnh hưởng chất lượng tinh trùng và chất lượng trứng thụ tinh.
Nhóm vitamin cần bổ sung
1. Acid folic (Vitamin B9)
Acid folic cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể mẹ để phục vụ các quá trình tạo mới tế bào. Nhu cầu về chất này tăng cao ở mẹ mang thai và trẻ sơ sinh. Axit folic có vai trò sinh học trong việc tạo ra tế bào mới và duy trì chúng.
Nó đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phân chia và lớn lên nhanh của tế bào như ở trẻ sơ sinh và mẹ mang thai. Chất này cần thiết trong việc nhân đôi ADN và giúp tránh đột biến ADN vốn là một yếu tố gây ung thư.
Axit folic được sử dụng để phục hồi phục sinh lực cho các cơ quan nội tạng sau mỗi sự cố thiếu máu hay tổn thương nội mạng tế bào.
Axit folic đặc biệt cần thiết cho tất cả các mẹ có ý định mang thai. Trong khoảng thời gian ngay trước và ngay sau khi thụ thai, cần ăn đủ axit folic, để bào thai được phát triển khỏe mạnh, tránh được các biến cố bào thai hay bệnh tật bẩm sinh nguy hiểm cho thai nhi.
Một trong các nguy cơ cho bào thai nếu thiếu axit folic là bệnh khuyết tật ống thần kinh. Bệnh này có thể gây ra sự hở xương sống, hở hộp sọ và thậm chí vô não. Nguy cơ này có thể giảm nếu uống thêm thuốc bổ hỗ trợ chứa axit folic, ngoài chế độ dinh dưỡng giàu axit folic bình thường.
Theo một số tài liệu, mẹ trước khi mang thai nên uống thêm khoảng 400 microgam axit folic từ thuốc bổ hỗ trợ hằng ngày, cùng với bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này giúp đạt được nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày về axit folic cho phụ nữ mang thai là 600 microgam.
Để bổ sung axit folic trước khi mang thai, các chị em có thể bổ sung bằng cách ăn nhiều thực phẩm có màu xanh lá cây như rau chân vịt, súp lơ xanh, rau cải, cải bắp..., các loại đậu đỗ như: đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen.... Các loại trái cây như bơ, cam quýt, gạo nâu và các loại gạo nguyên cám khác...
Hoặc cách mà được nhiều chị em phụ nữ truyền tai nhau đó là sử dụng thực phẩm chức năng, vừa hiệu quả lại tiện dụng.
2. Chất sắt
Sắt là nguyên tố vi lượng tham gia vào cấu tạo thành phần Hemoglobin của hồng cầu, myoglobin của cơ vân và các sắc tố hô hấp ở mô bào và trong các enzim như: catalaz, peroxidaza.... Sắt là thành phần quan trọng của nhân tế bào.
Tình trạng thiếu sắt sẽ dễ bắt gặp ở mẹ có thai và trẻ sơ sinh. Trong thai kỳ, thể tích máu của mẹ tăng 50%. Sắt cần thiết để tạo hemoglobin, một thành phần quan trọng của máu. Hemoglobin mang oxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi. Sắt có mặt ở hầu hết trong các loại thực phẩm đặc biệt là thực phẩm động vật. Nhưng không phải lúc nào sắt cũng được hấp thu tốt do đó người mẹ thường không đủ sắt trong thời kỳ mang thai. Do vậy, mẹ cần được bổ sung sắt mỗi ngày với liều lượng 60mg.
Trên thực tế các nhà sản xuất thường phối hợp chung các thành phần vitamin, muối khoáng chung Acid folic phối hợp sắt và một số các vitamin, muối khoáng khác.
Khi uống thuốc không nên uống chung với nước trà, hay café vì trong trà và café có chất tanin, chất này ngăn cản hấp thu chất sắt. Nên dùng thêm Vitamin C để tăng cường khả năng hấp thu của chất sắt.
Sắt cũng rất quan trọng trong giai đoạn trước khi mang thai. Bởi vì nhu cầu sắt trong quá trình mang thai tăng gấp 6 lần bình thuờng, mà dự trữ sắt trong cơ thể phụ nữ thuờng lại thấp do bị mất máu hàng tháng qua kinh nguyệt.
Với những phụ nữ đã sinh lần đầu thì lượng sắt thấp hơn, chính vì vậy mà khi chuẩn bị có con các chị em nên uống bổ sung sắt mỗi ngày để cung cấp đủ lượng sắt dự trữ cần thiết cho cơ thể. Nếu cơ thể thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu.
Thiếu máu sẽ làm gia tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ, tăng nguy cơ nhiễm trùng cho thai phụ, tăng nguy cơ sảy thai và biến chứng hậu sản như bị băng huyết sau sinh. Nguy hiểm hơn thiếu máu thiếu sắt làm tăng tỉ lệ tử vong cho cả mẹ và bé.
Đối với thai nhi thiếu máu do thiếu sắt có thể gây suy dinh dưỡng bào thai, trẻ dễ bị sinh non, nhẹ ký. Ngoài ra thiếu máu trong quá trình mang thai còn ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực và trí lực, cũng như ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ tương lai sau này.
Để bổ sung sắt trước khi mang thai, trong bữa ăn hàng ngày các chị em nên chú ý ăn nhiều thực phẩm như gan, tim, lòng đỏ trứng, các loại thịt có màu đỏ, các loại đậu, đỗ, rau xanh, bí ngô, nho... Đây là những thực phẩm giàu sắt và rất tốt cho cơ thể.
3. Protein
Protein không chỉ là dưỡng chất quan trọng góp phần nâng cao sức khỏe của người chuẩn bị mang thai, tạo nền tảng tốt cho thai nhi hình thành, phát triển. Đây còn là chất xúc tác hết sức cần thiết giúp cho quá trình thụ thai được diễn ra dễ dàng, thuận lợi và cho kết quả cao hơn.
Một nghiên cứu được tiến hành trên những cặp vợ chồng đang gặp rắc rối với khả năng sinh sản cho thấy một hàm lượng protein cao, chế độ ăn uống carbohydrate (carbs) thấp sẽ giúp tăng khả năng thụ thai. Vì vậy để chuẩn bị cho quá trình sắp mang thai, việc bổ sung protein trong các bữa ăn hàng ngày là cực kỳ quan trọng. Protein có nhiều trong lòng trắng trứng, thịt trắng, cá, đặc biệt là những thực phẩm giàu axit béo omega-3, như cá hồi. Các chị em hãy bổ sung các thực phẩm này đều đặn vào chế độ ăn hàng ngày trước và trong khi mang thai.
4. Canxi
Canxi cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương và răng của thai nhi, trẻ sơ sinh. Giảm nguy cơ loãng xương sau này, ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp dẫn đến tiền sản giật và sinh non.
Trung bình mẹ nên bổ sung 1000 mg canxi mỗi ngày cho cơ thể. Thường uống không chung với lại thuốc sắt và acid folic. Nếu cơ thể mẹ không có nhiều canxi, thai nhi sẽ kém phát triển, bị còi xương, thấp bé...
Do đó, trước khi mang thai, các chị em cần bổ sung đầy đủ canxi giúp cho hệ xương thêm vững chắc, khỏe mạnh. Sữa và các thức ăn giàu canxi như tôm, cua, trứng, đậu nành, gạo, nước cam... nên được chú ý sử dụng. Một số loại thực phẩm khác cũng rất giàu chất dinh dưỡng này là hạt hạnh nhân, bông cải xanh và cải chíp.
5. Khoáng chất
Việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trước khi mang thai đóng vai trò rất quan trọng nhằm xây dựng một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ bầu và bé yêu. Đặc biệt là vitamin A, vitamin D và C. Vitamin A có nhiều trong gan cá biển, cà rốt, bí ngô, cà chua,... có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ, bảo vệ thai nhi rất hiệu quả.
Thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ khiến bà bầu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, tiền sản giật, thai nhi có khả năng sinh ra bị nhẹ cân, sâu răng, hen suyễn, viêm đường hô hấp, mềm hộp sọ. Vitamin C là dưỡng chất có nhiều trong các loại trái cây tươi, rau xanh, ... là dưỡng chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, giúp mẹ hấp thu sắt tốt hơn rất nhiều nhờ đó mà thai nhi được tạo thành trong điều kiện sức khỏe tốt nhất.
Do vậy, các chị em nên bổ sung vitamin và khoáng chất trước khi mang thai bằng cách ăn nhiều rau xanh và trái cây. Ngoài ra nên thường xuyên tắm nắng 5 - 30 phút 2 lần/tuần để đảm bảo mẹ cùng con yêu luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.
Trên đây VnAsk đã tổng hợp cho bạn những thực phẩm và các loại vitamin nên bổ sung trước khi mang thai. Nếu bạn đang có dự định mang thai thì hãy áp dụng và bổ sung ngay những thực phẩm thực sự bổ dưỡng trên để chuẩn bị cho hành trình chào đón con yêu nhé.
>> Xem thêm:
- Sinh con một bề nghĩa là gì? Sinh 2 con một bề nghĩa là gì?
- Sau khi quan hệ bao lâu thì có thai? Dấu hiệu mang thai sớm nhất 1, 2 tuần đầu
- Ăn gì dễ thụ thai? 10 Thực phẩm giúp trứng khỏe, dễ đậu thai
- Vitamin D có trong thực phẩm nào? Thực phẩm giàu vitamin D
- Vitamin D có trong trái cây nào? Trái cây giàu vitamin D
Xem thêm
Ba kích là gì? Ba kích có tác dụng gì với phái mạnh?
Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là thấp cần thở máy?
Cloramin B là gì (Chloramine B là gì)? Hóa chất Cloramin B có độc không?
Độ tuổi nào nên bổ sung nội tiết tố nữ?
Bỏ túi mẹo chăm sóc da và tóc cực đơn giản, tiết kiệm với cà phê
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần dựa trên tiêu chuẩn quốc tế 2022
Uống mật ong với nước ấm vào buổi sáng có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Nhóm máu A là nhóm máu gì? Đặc điểm và cách nhận biết nhóm máu A
Ăn bí đỏ có tốt không? Khám phá tác dụng của bí đỏ đối với sức khỏe