Cách bổ sung Sắt và Acid Folic đúng cách cho bà bầu
Sắt và Acid Folic đóng vai trò quan trọng với cơ thể chúng ta, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Trong giai đoạn thai kỳ, bạn nên bổ sung lượng sắt và Acid Folic để cho thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt nhất. Vậy bổ sung như thế nào là hợp lý và liều lượng phù hợp.
I. Vai trò của Sắt với phụ nữ mang thai
Sắt có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến chất lượng máu lưu thông trong cơ thể. Sắt là nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ, có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể, duy trì sự sống.
Sắt cũng là thành phần của myoglobin, có trong cơ vân, có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của cơ vân. Chúng sẽ kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ.
Ngoài ra, Sắt cũng là thành phần cấu tạo của một số loại protein và enzyme, có vai trò trong quá trình giải phóng năng lượng khi oxy hóa các chất dinh dưỡng và ATP.
Trong thời kì mang thai, cơ thể người mẹ đòi hỏi lượng chất dinh dưỡng rất lớn để nuôi cơ thể và duy trì sự phát triển của thai nhi. Trong đó sắt là thành phần đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình thai kì của phụ nữ.
Người Mẹ cần dự trữ và bổ sung đủ lượng sắt để nuôi dưỡng thai nhi và phục vụ cho quá trình sinh nở. Sắt còn bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn vì sắt cũng là thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, giúp biến đổi beta caroten thành vitamin A, giúp tạo ra colagen (chất này gắn kết các mô cơ thể lại với nhau).
Đối với phụ nữ thiếu máu khi mang thai thì có thể dẫn đến những hậu quả, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi như: có nguy cơ sinh non, nhẹ cân, ảnh hưởng tới sự phát triển của trí lực và thể lực sau này.
1. Cách bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách
Việc bổ sung sắt trước và trong thời kỳ mang thai có vai trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Người phụ nữ trước khi mang thai cần dự trữ 30mg trước khi mang thai để có cơ thể khỏe và thai nhi phát triển hoàn thiện nhất.
Để tránh và phòng ngừa những tai biến có thể xảy ra, thai phụ cần phải có một chế độ ăn uống giàu chất sắt. Các loại thức ăn chứa nhiều chất sắt là gan, tim, bầu dục, thịt nạc, thịt bò, trứng, rong biển, đậu nành, mộc nhĩ đen.
Bạn có thể bổ sung sắt bằng các thực phẩm có trong tự nhiên, an toàn với sức khỏe cả Mẹ và thai nhi. Hoặc có thể uống vitamin tổng hợp dành cho phụ nữ mang thai và có một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều loại thực phẩm giàu chất sắt.
Thịt đỏ là lựa chọn tốt nhất và đồ biển cũng là các nguồn sắt rất tốt. Một số thực phẩm không phải động vật có hàm lượng sắt cao bao gồm đỗ, đậu lăng, đậu phụ, nho khô, chà là, mận đỏ, sung, mơ, khoai tây, bông cải xanh, củ cải, rau lá xanh, bột yến mạch... Lưu ý rằng cơ thể bạn hấp thụ chất sắt từ các nguồn động vật dễ dàng hơn nhiều so với sắt từ các nguồn không phải động vật.
Nếu bạn không bổ sung sắt thông qua thực phẩm tự nhiên thì có thể bổ sung các loại sắt vô cơ. Để đạt được kết quả bổ sung sắt như ý muốn và không gặp phải tình trạng dư lượng sắt, phụ nữ khi mang thai cần chú ý bổ sung sắt theo chỉ định của người có chuyên môn.
Khi được khuyến cáo bổ sung sắt cho bà bầu cần kiên trì uống sắt đúng giờ, đủ liều, không bỏ dở giữa chừng, không cùng lúc sử dụng nhiều loại sắt khác nhau, tránh gặp phải tác dụng không mong muốn.
2. Nguyên tắc bổ sung sắt cho bà bầu
- Để đạt hiệu quả tổng hợp sắt tốt nhất nên sử dụng kèm vitamin C.
- Uống sắt lúc đói, ngày 3 lần, tốt nhất là cách 30 phút trước bữa ăn sáng, trưa và tối.
- Tuyệt đối không dùng sắt cùng lúc với canxi. Sắt và canxi thường kỵ nhau, vì thế mẹ bầu tuyệt đối không uống cùng lúc. Khuyến cáo được các chuyên gia y tế đưa ra: 3 tháng giữa của thai kỳ là thời điểm lý tưởng để bổ sung sắt cho bà bầu, 3 tháng cuối sẽ thích hợp để uống bổ sung canxi.
- Tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể khi uống sắt mà mẹ bầu có thể thay đổi thời điểm uống bổ sắt sao cho phù hợp: ví dụ có biểu hiện bị ợ nóng, mẹ nên tránh uống sắt trước khi đi ngủ, ngược lại việc uống sắt khiến mẹ buồn ngủ thì trước giờ đi ngủ sẽ là thời điểm lý tưởng để nạp thêm lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
II. Vai trò của Acid Folic với phụ nữ mang thai
Acid folic là một vitamin tan trong nước, thường gọi là vitamin B9 hay còn gọi là folat. Acid folic có vai trò quan trọng trong hình thành DNA và phân chia tế bào trong đó có cả tế bào máu.
Acid folic từ thực phẩm hay thực phẩm bổ sung sau khi được hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành dihydrofolat (DHF) rồi chuyển thành tetrahydrofolat (THF) sau đó mới chuyển thành L-methylfolat(5-MTHF) là dạng có hoạt tính sinh học. Folat vào cơ thể sẽ không phát huy được tác dụng khi nó không thể chuyển thành L-methylfolat.
Sử dụng axit folic theo đúng liều lượng trước và trong giai đoạn sớm của thai kỳ sẽ hạn chế được 70% các trường hợp dị tật ống thần kinh. Ngoài ra, axit folic còn giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh khác như sứt môi, chẻ vòm và các dị tật ở tim và chân tay.
Bổ sung Axit Folic trước và trong thời kỳ mang thai để bé yêu có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhất. Nếu Mẹ thiết hụt axit folic có thể dẫn đến những bệnh tật xấu như: Thiếu máu hồng cầu khổng lồ, nguy cơ sẩy thai cao, Sinh non, nhẹ cân.
1. Nên bổ sung Acid Folic vào thời điểm nào?
Bổ sung Acid Folic không chỉ tốt cho sự phân chia tế bào, mà còn tốt cho phụ nữ sau sinh. Acid Folic hiệu quả để chống lại trầm cảm sau sinh, chứng bệnh nhiều phụ nữ hiện đại mắc phải. Vậy nên bổ sung vào lúc nào và liều lượng bao nhiêu là đủ.
Bạn nên bổ sung acid folic vào trước thời điểm mang thai trước 1 tháng. Hầu hết phụ nữ chỉ biết mình có thai khi thai nhi đã được 2 - 3 tuần tuổi trở lên tính từ ngày thụ thai. Trong khi ống thần kinh phát triển từ rất sớm, vào tuần thứ 3 của thai kỳ. Bắt đầu từ ngày thứ 18, ống thần kinh sẽ khép dần lại, cho đến ngày thứ 28 ống thần kinh sẽ khép hoàn toàn. Vì vậy, tốt hơn hết là các phụ nữ có khả năng mang thai nên nạp đủ axit folic trong cơ thể trước khi thụ thai để thai kỳ phát triển toàn diện nhất.
2. Bổ sung liều lượng Acid Folic như thế nào là đủ?
Acid Folic có vai trò quan trọng trong quá trình mang thai. Tuy nhiên dùng với liều lượng thế nào là phù hợp thì không phải ai cũng biết. Trung bình, nhu cầu lượng acid folic trong cơ thể là 3mcg/kg cơ thể đáp ứng được cho nhu cầu người trưởng thành, tương đương 180 - 200mcg/ngày.
Nhu cầu tăng lên trong khi mang thai cần 400mcg/ngày để đáp ứng do sự gia tăng của quá trình phân chia tế bào cũng như tăng kích thước tử cung. Cần cho tổng hợp nhân tế bào Acid Deoxyribo Nucleic (ADN). Acid Ribo Nucleic (ARN), và protein hình thành nhau thai. Số lượng tế bào hồng cầu gia tăng theo khối lượng máu giúp tăng trưởng cho bào thai.
Bạn có thể bổ sung acid folic qua các loại thực phẩm có trong tự nhiên hoặc các vitamin tổng hợp. Chế độ ăn có các thực phẩm giàu folat như gan động vật bò, gà, lợn. Rau có lá màu xanh thẫm, rau súp lơ xanh...
Bổ sung bằng dạng thuốc uống với liều 400mcg acid folic/ngày trước khi mang thai ít nhất là 1 - 3 tháng. Uống acid folic kèm với sắt từ khi phát hiện có thai đến sau khi sinh một tháng. Nên lựa chọn sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, acid folic: 400cmg.
Việc bổ sung sắt và acid folic đóng vai trò cực kỳ quan trọng với phụ nữ mang thai. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về tầm quan trọng và cách bổ sung giúp bạn chuẩn bị được tiền đề tốt nhất để chào đón con yêu. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!
Xem thêm
Ăn trứng gà nhiều có tốt không? Mỗi ngày nên ăn mấy quả trứng gà?
Cát lợn là gì? Trư sa cát lợn có tác dụng gì với sức khỏe không?
Cách ngâm chanh đào mật ong đường phèn chữa ho hiệu quả
Những loại trái cây tốt cho bà bầu nên ăn trong thai kỳ
Có nên nhổ răng khôn không? Nhổ răng khôn có nguy hiểm gì không?
Bị giãn tĩnh mạch chân có tập thể dục, yoga, đi bộ, chạy bộ được không?
Nguyên nhân và cách trị viêm nang lông vùng kín an toàn, hiệu quả
6 bài tập giảm mỡ lưng cho nữ giúp giảm béo lưng hiệu quả tại nhà
Review Dionel & Foellie 2 loại nước hoa vùng kín quyến rũ nhất hiện nay