Dầu gấc có tác dụng gì? Cách làm dầu gấc nguyên chất đơn giản tại nhà
Dầu gấc là một loại thực phẩm có chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên, được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hằng ngày. Vậy dầu gấc có tác dụng gì? Cách làm dầu gấc có khó không? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của VnAsk để có được câu trả lời cho vấn đề này nhé!
Cách làm dầu gấc nguyên chất tại nhà
Dầu gấc có tác dụng gì?
Dầu gấc được tạo ra từ trái gấc (hay còn gọi là mộc miết). Đây là một loại quả được nhiều nhà nghiên cứu tại Việt Nam thừa nhận là loại quả sạch và an toàn nhất. Trái gấc có chứa hàm lượng beta caroten (tiền vitamin A) và alphatocopherol (tiền vitamin E) rất cao, đồng thời chứa nhiều loại axit béo thực vật không no như omega 6 và omega 3.
Dưới đây là những tác dụng nổi bật mà dầu gấc mang lại cho sức khỏe cũng như sắc đẹp:
Tăng cường chiều cao
Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, beta caroten là một loại tiền chất vitamin vô cùng cần thiết cho sự phát triển của xương. Lý do là bởi khi vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng thúc đẩy cơ thể tổng hợp protein, giúp tăng chiều cao hiệu quả.
Tăng sức đề kháng
Chất tiền vitamin A và tiền vitamin E trong dầu gấc có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh trong thời điểm giao mùa.
Ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, dầu gấc có khả năng vô hiệu hóa tới 75% tác nhân gây ung thư ví dụ như chất độc dioxin, thuốc trừ sâu... Bên cạnh đó, dầu gấc cũng giúp ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư vú, ung thư tử cung...
"Thần dược" cho đôi mắt sáng khỏe
Nhắc tới dầu gấc, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới công dụng giúp bổ mắt, sáng mắt. Nguyên nhân là vì, vitamin E, chất beta caroten và lycopen có trong dầu gấc có thể trung hòa các chất oxy hóa - thủ phạm gây nên các bệnh về mắt như cận thị, thoái hóa võng mạc hay đục thủy tinh thể... Bên cạnh đó, beta caroten còn có tác dụng chống lại các gốc tự do, tăng sự kết nối của các phân tử collagen, tăng cường dinh dưỡng cho mắt, làm giảm các dấu hiệu mệt mỏi, đau, nhức mắt, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa mắt, giúp đôi mắt sáng khỏe hơn.
Tốt cho tim mạch
Dầu gấc cung cấp 15% axit béo omega 6, đây chính là một loại axit béo không bão hòa đa rất tốt cho tim mạch, có tác dụng tăng cường chuyển hóa phospholipid làm hạ mỡ máu, giảm béo, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Phát triển và bảo vệ cơ quan sinh sản
Trong dầu gấc có chứa kẽm, vitamin E và lycopen. Đây đều là những thành phần có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ quan sinh sản, giúp noãn và tinh trùng phát triển tốt, ngăn ngừa tình trạng vô sinh ở cả nam và nữ giới. Ngoài ra, lycopen còn giúp bảo vệ tinh trùng tránh khỏi những tổn thương do các tác nhân oxy hóa gây nên.
Giúp da trắng sáng, giảm thâm nám
Nhờ hàm lượng lycopen vượt trội mà dầu gấc được xem là "thần dược" giúp chống lão hóa, giúp chị em có được làn da tươi tắn, trắng hồng rạng rỡ. Bên cạnh đó, chất alphatocopherol có trong dầu gấc còn có tác dụng làm giảm nồng độ IgE (tác nhân gây sạm da), trả lại cho bạn làn da hồng hào, sáng mịn.
Khi đã biết được những công dụng tuyệt vời của dầu gấc, chắc chắn bạn sẽ rất nóng lòng muốn biết cách nấu dầu gấc rồi đúng không nào? Mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết để nắm được các bước làm dầu gấc chi tiết nhé.
Cách làm dầu gấc nguyên chất tại nhà
Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị
- 2 quả gấc chín (nên chọn gấc già, có màu đỏ cam tươi, cầm chắc tay, không mềm, nhão hoặc bị dập nát).
- 300ml dầu thực vật (bạn có thể chọn các loại dầu như dầu dừa, dầu ôliu, dầu đậu nành...).
- Dụng cụ bao gồm: Rây lọc, nồi inox có đáy dày, dao...
Chi tiết cách làm dầu gấc tại nhà
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bạn rửa sạch gấc, sau đó lấy dao bổ làm đôi và múc hết phần ruột gấc vào bát. Bạn lưu ý, nên cạo cả phần thịt vàng dính vào vỏ gấc bởi đây là phần chứa khá nhiều chất dinh dưỡng.
- Cho phần ruột gấc vừa cạo được vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 đến 20 phút để hạt gấc se lại.
- Khi hạt gấc đã se lại, bạn lấy ra và tách phần thịt gấc và loại bỏ hạt.
Bước 2: Cách nấu dầu gấc
- Bạn cho phần thịt gấc vừa tách được vào nồi inox, sau đó đổ dầu thực vật vào và đun với lửa thật nhỏ.
- Đến khi hỗn hợp sôi, bạn sẽ thấy tinh chất gấc được tiết ra có màu nâu đỏ hòa lẫn với dầu dừa.
- Bạn tiếp tục đun hỗn hợp này khoảng 40 phút để dầu gấc tiết ra hết rồi mới tắt bếp.
Bước 3: Chiết xuất dầu gấc
- Cho phần hỗn hợp vừa đun qua rây lọc để lọc hết phần bã.
- Chờ cho phần dầu gấc thu được nguội, sau đó, bạn cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần.
Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về công dụng của dầu gấc cũng như cách làm dầu gấc nguyên chất tại nhà. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để có thể cập nhật những kiến thức bổ ích về nhiều lĩnh vực trong đời sống bạn nhé!
Tham khảo thêm:
Xem thêm
Cách tăng kích thước vòng 1 - căng tròn, mịn màng
Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là thấp cần thở máy?
Ác mộng là gì? Ngủ hay nằm mơ thấy ác mộng là bị làm sao, bệnh gì?
Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
Con gái nên giặt đồ thế nào để tránh bệnh phụ khoa
Chỉ thị 10 là gì? Những điều cần biết về Chỉ thị 10 của TPHCM
Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai có đoán được là trai hay gái?
Sau khi quan hệ bao lâu thì có thai? Dấu hiệu mang thai sớm nhất 1, 2 tuần đầu
7 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà bạn cần biết