Cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh gì? Hình ảnh, các loại, cách nhận biết
Cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh gì? Hình ảnh, các loại, cách nhận biết cây cỏ xước như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
- Cách nhận biết cây cỏ xước - Mô tả cây cỏ xước
- Cây cỏ xước có mấy loại?
- Thành phần hóa học của cây cỏ xước
Tác hại của cây cỏ xước - Lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước
Tổng quan về cây cỏ xước
Cách nhận biết cây cỏ xước - Mô tả cây cỏ xước
Cây cỏ xước còn có tên gọi khác là ngưu tất nam, có tên khoa học là Radix Achyranthis asperae. Cỏ xước là loại cây thân thảo, sống lâu năm, mọc hoang. Cây có thể cao tầm 1m, thân có lông mềm. Lá của cây cỏ xước có hình trứng, mọc đối nhau, mép lượn sóng. Cỏ xước có nhiều hoa và thường mọc thành bông ở ngọn, dài 20-30 cm. Người ta thường nhổ toàn cây, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hoặc phơi khô, để sử dụng dần.
Cây cỏ xước có mấy loại?
Cỏ xước có 4 dạng gồm:
- Cỏ xước Ấn Độ
- Cỏ xước lông trắng
- Cỏ xước xù xì
- Cỏ xước màu xám đỏ
Ở nước ta hầu hết đều là cỏ xước lông trắng. Cây được thu hái về làm thuốc chữa được nhiều bệnh.
Hình ảnh cây cỏ xước
Thành phần hóa học của cây cỏ xước
Dưới đây là các thành phần có trong cây cỏ xước:
- Saponin tritecpenoid
- Muối kali
- Arginine
- Alkaloids
- Amino axit
- Acid oleanolic
- Polysaccharide
- Muối kali
- Sắt
- Glucid
- Đồng
- Glucoza
- Nước
- Ptotid
- Chất xơ
- Chất tro
- Vitamin C
- Caroten
Cây cỏ xước có tác dụng gì? Cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh gì?
Cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh gì theo Đông y?
Theo Đông y, cây cỏ xước có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng hoạt huyết, bổ can thận, mạnh gân cốt, trừ ứ, điều kinh, thông tiểu, giải nhiệt, giảm đau. Chủ trị:
- Bầm máu
- Viêm gan
- Nhiễm trùng thận
- Tăng huyết áp
- Tăng cholesterol máu
- Sốt
- Bệnh gout
- Kinh nguyệt không đều
- Bế kinh…
Cây cỏ xước có tác dụng gì theo y học hiện đại?
Dưới đây là những tác dụng của cây cỏ xước theo những nghiên cứu của y học hiện đại:
- Một số chất trong cây cỏ xước có tác dụng kích thích tiểu tiện, giảm đường và cholesterol trong máu, nâng cao chức năng hoạt động của gan.
- Cỏ xước có tác dụng đẩy mạnh khả năng tổng hợp protein trong cơ thể.
- Dịch chiết cồn cỏ xước có thể gây ức chế tim ếch, khiến mạch máu giãn nở nên có tác dụng hạ áp, làm hưng phấn các cơ ở tử cung.
- Cồn chiết xuất từ cỏ xước gây ức chế trên tim động vật nhỏ. Trong khi đó, nước sắc từ dược liệu này lại thể hiện tính ức chế đối với cơ tim chó.
- Hoạt chất Ecdysterone trong cỏ xước còn thể hiện rõ đặc tính giảm mỡ, giảm đường.
- Giúp làm đẹp da, trị mụn.
- Trị bệnh quai bị.
Tác hại của cây cỏ xước - Lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác hại của cây cỏ xước. Tuy nhiên, để tránh những điều không mong muốn thì các trường hợp dị ứng với thành phần của dược liệu không nên sử dụng loại cây này bởi có thể gây nên nổi mẩn ngứa, tức ngực, bồn chồn, khó thở, choáng váng...
Bên cạnh đó, một số đối tượng sau đây cũng không nên sử dụng cây cỏ xước:
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú.
- Nam giới bị mộng tinh, di tinh.
- Người bị bệnh về dạ dày, đường ruột nên thận trọng bởi có thể gây tiêu chảy, đau bụng.
- Người đang trong ngày đèn đỏ bị ra nhiều máu kinh...
(Nguồn tham khảo: thuocdantoc.org & suckhoedoisong.vn)
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh gì, hình ảnh, các loại, cách nhận biết cây cỏ xước như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị số, thiết bị văn phòng... chính hãng, chất lượng, bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website hoặc liên hệ tới số hotline bên dưới để được nhân viên hỗ trợ thêm.
Tham khảo thêm:
Xem thêm
Cách tăng kích thước vòng 1 - căng tròn, mịn màng
Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là thấp cần thở máy?
Ác mộng là gì? Ngủ hay nằm mơ thấy ác mộng là bị làm sao, bệnh gì?
Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
Con gái nên giặt đồ thế nào để tránh bệnh phụ khoa
Chỉ thị 10 là gì? Những điều cần biết về Chỉ thị 10 của TPHCM
Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai có đoán được là trai hay gái?
Sau khi quan hệ bao lâu thì có thai? Dấu hiệu mang thai sớm nhất 1, 2 tuần đầu
7 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà bạn cần biết