Đặc điểm của các nhóm máu và cách nhận biết nhóm máu
Máu của con người được chia ra làm nhiều nhóm, trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đặc điểm của các nhóm máu, nhóm máu hiếm là nhóm máu nào cũng như cách nhận biết nhóm máu bạn nhé.
Nhóm máu hiếm là nhóm máu nào?
Các cách nhận biết nhóm máu
Có bao nhiêu nhóm máu? Cách phân loại và đặc điểm của các nhóm máu
Theo các nhà khoa học, hiện nay đã xác định được khoảng 30 hệ nhóm máu khác nhau của hồng cầu với 300 kháng nguyên. Và trong khoảng 30 hệ nhóm máu khác nhau được xác định thì hệ nhóm máu ABO và Rh D là hai hệ chính, có vai trò rất quan trọng vì chúng có tính sinh miễn dịch cực mạnh.
Dưới đây là tất cả các nhóm máu trong hệ nhóm máu ABO, Rh D và đặc điểm của các nhóm máu này để bạn tham khảo:
Hệ nhóm máu ABO
Hệ nhóm máu ABO có 4 nhóm máu cơ bản bao gồm nhóm máu A, nhóm máu O, nhóm máu AB và nhóm máu B. Sau đây là đặc điểm của từng nhóm máu:
- Nhóm máu A: Nhóm máu này có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể B trong huyết thanh. Người nào có nhóm máu A sẽ có thể hiến máu cho người khác có cùng nhóm máu A, hoặc nhóm máu AB. Bên cạnh đó, người có nhóm máu A cũng có thể nhận máu truyền từ người có nhóm máu O.
- Nhóm máu O: Đây là nhóm máu phổ biến nhất. Nó không có kháng nguyên A, kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu nhưng lại có cả kháng thể A, kháng thể B trong huyết thanh. Do các kháng thể trong huyết tương của nhóm máu này sẽ tấn công các loại khác nên những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận máu truyền từ người có cùng nhóm máu O. Tuy nhiên, họ lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác bởi nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên.
- Nhóm máu B: Nhóm máu này có đặc điểm là có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể A trong huyết thanh. Người có nhóm máu B sẽ có thể hiến máu cho người khác có cùng nhóm máu B, hoặc nhóm máu AB. Bên cạnh đó, họ cũng có thể nhận máu truyền từ người cho có nhóm máu O.
- Nhóm máu AB: Đặc điểm của nhóm máu này là có kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể A, kháng thể B trong huyết thanh. Người có nhóm máu AB có thể nhận máu từ bất kỳ người có nhóm máu nào. Tuy nhiên, vì có cả hai kháng nguyên AB trên tế bào hồng cầu nên người có nhóm máu AB chỉ có thể hiến máu cho người có cùng nhóm máu AB.
Hệ nhóm máu Rh - kháng nguyên D (Rh D)
Kháng nguyên D thuộc hệ nhóm máu Rh có tính sinh miễn dịch mạnh nhất trong tất cả các hệ nhóm máu ngoài hệ nhóm máu ABO. Do đó, đây là hệ nhóm máu quan trọng sau hệ nhóm máu ABO.
Hầu hết máu ở người đều có kháng nguyên D trên hồng cầu, thường gọi là Rh D(+). Ngược lại, không có kháng nguyên D trên hồng cầu thì được gọi là Rh D(-). Tỷ lệ người có Rh D(-) tại Việt Nam chỉ khoảng 0,07%, nên đây được xem là một nhóm máu hiếm.
Người có nhóm máu Rh D(-) có thể truyền máu cho người có nhóm máu Rh D(+), nhưng chỉ được nhận máu truyền từ người có cùng nhóm máu và có Rh D(-).
Nhóm máu hiếm là nhóm máu nào?
Theo Hiệp hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% gọi là nhóm máu rất hiếm. Nhóm máu hiếm còn tùy thuộc vào từng quốc gia, ví dụ như:
Ở Việt Nam, có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-). Chính vì thế, những người có nhóm máu Rh- ở nước ta thuộc cộng đồng người có nhóm máu hiếm (trong 10.000 người mới có 4-7 người mang nhóm máu Rh-).
Còn ở Hoa Kỳ, nhóm máu AB âm tính là nhóm máu hiếm nhất và nhóm máu O dương tính phổ biến nhất. Trung tâm máu của Trường Y khoa Stanford xếp hạng các nhóm máu hiếm ở Hoa Kỳ từ hiếm nhất đến phổ biến nhất như sau:
- AB âm tính (0,6%)
- B âm tính (1,5%)
- AB dương tính (3,4%)
- A âm (6,3%)
- O âm tính (6,6%)
- B dương tính (8,5%)
- A dương tính (35,7%)
- O dương tính (37,4%).
Các cách nhận biết nhóm máu
Cách nhận biết nhóm máu qua kết quả xét nghiệm
Làm một loạt các xét nghiệm có thể xác định các kháng nguyên trên bề mặt các tế bào hồng cầu, từ đó có thể xác định nhóm máu của mình là gì.
Xét nghiệm nhóm máu thường quy sẽ có mục đích xác định nhóm máu theo hệ nhóm máu ABO và Rh. Ngoài ra, xét nghiệm kháng nguyên khác trên bề mặt hồng cầu được thực hiện trong một số tình huống khác.
Cách nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm
Thông thường, để nhận biết nhóm máu của mình người ta sẽ cần tới các cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm máu. Tuy nhiên, vẫn có cách nhận biết nhóm máu mà không cần xét nghiệm. Tuy nhiên bạn cần phải chuẩn bị 1 bộ thiết bị nhận biết nhóm máu có đầy đủ kim nhọn và thẻ kiểm tra đi kèm. Cách xác định nhóm máu như sau:
Bước 1: Bạn dùng kim đâm nhẹ vào ngón tay để máu nhỏ ra vùng của thẻ kiểm tra nhưng phải đảm bảo tất cả các vùng trên thẻ đều chứa kháng thể để chất này phản ứng với kháng nguyên trong máu.
Bước 2: Dùng que nhọn để quét đều máu lên các vùng của thẻ kiểm tra.
Bước 3: Quan sát và đưa ra kết luận dựa theo các cơ sở lý thuyết sau:
- Nếu máu không bị vón cục là nhóm máu O.
- Nếu máu vón cục ở vùng anti-A là nhóm máu A.
- Nếu máu vón cục ở vùng anti-B là nhóm máu B.
- Nếu máu vón cục ở vùng anti-A và anti-B là nhóm máu AB.
Cách nhận diện nhóm máu qua tính cách
Một số quan niệm cho rằng tính cách sẽ có mối liên hệ với nhóm máu, bạn có thể nhận biết được nhóm máu của mình thông qua tính cách. Dưới đây là một số đặc điểm tính cách của từng nhóm máu để bạn tham khảo:
- Nhóm máu A: Đặc điểm tính cách nổi bật của người nhóm máu A đó chính là sự dè dặt và ít thay đổi. Họ thường ôn hòa, điềm đạm, sống nội tâm, kín đáo. Người nhóm máu này cũng sống rất có trách nhiệm, kiên nhẫn, đúng giờ và ưa sự hoàn hảo. Thế nhưng họ cũng dễ bị ám ảnh, nhạy cảm, bảo thủ. Vì sở hữu tính cách như thế nên người có nhóm máu này thường ưa sự ổn định, ít thích thay đổi, họ coi trọng việc rèn luyện, sáng tạo trong trạng thái tĩnh hơn là trạng thái động.
- Nhóm máu B: Những người thuộc nhóm máu B thường rất sáng tạo, thích tự do, đam mê và thân thiện. Họ có tính độc lập trong suy nghĩ, dễ cảm thông với người khác. Tuy nhiên, người có nhóm máu B lại khá bốc đồng, khó đoán biết được, đôi khi họ hơi đãng trí và thiếu trách nhiệm.
- Nhóm máu O: Những người nhóm máu O thường hòa đồng, cởi mở, họ thường sống có tham vọng, có mục đích. Họ cũng khá duy tâm, có sự nhẫn nại, có óc chiến lược. Tuy nhiên họ lại có tính xấu là hay mơ mộng hão huyền, vô tình và hay ghen tị.
- Nhóm máu AB: Người thuộc nhóm máu này thường rất điềm đạm, lý trí, có tính tổ chức cao, dễ đồng cảm. Họ cũng thích yên tĩnh, rất nhạy cảm, có trực giác tốt nhưng phản ứng chậm. Yếu điểm của họ là thường thụ động, vị kỷ, thích sự riêng biệt, xa cách mọi người.
Nguồn tham khảo: Vinmec
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được đặc điểm của các nhóm máu, nhóm máu hiếm là nhóm máu nào và cách nhận biết nhóm máu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng... chính hãng, chất lượng, bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website hoặc liên hệ tới số hotline bên dưới để được nhân viên hỗ trợ thêm.
Tham khảo thêm:
- Tính cách người nhóm máu A trong công việc, tình yêu, hôn nhân, cuộc sống
- Tính cách người nhóm máu B trong công việc, tình yêu, hôn nhân, cuộc sống
- Tính cách người nhóm máu O trong tình yêu, hôn nhân, công việc, cuộc sống
- Bí mật nhóm máu AB có tính cách gì trong công việc, tình yêu, hôn nhân, cuộc sống
- Hiến máu có tốt không? Hiến máu có mập không?
Xem thêm
Lợi đủ đường khi cho trẻ ăn sữa chua đúng cách
Răng số 8 là răng gì, có nên nhổ không? Nhổ răng số 8 có đau không?
Nam tập yoga được không? 7 bài tập yoga cho nam giới dẻo dai, tăng cường sinh lý
Người bị cholesterol cao nên ăn gì và kiêng gì?
Có nên cạo lông vùng kín nam hay không?
Có bầu tập yoga được không? Bài tập yoga cho bà bầu, cho mẹ và bé luôn khỏe
Những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh con so mẹ bầu cần biết
CDC là gì? Trung tâm CDC có chức năng, nhiệm vụ là gì?
Người giảm cân uống bao nhiêu nước là phù hợp?